Máy phát điện bị nóng: 10 Nguyên nhân & Cách xử lý nhanh
Nội dung chính [ Hiện ]
Sự cố máy phát điện bị nóng rất phổ biến, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người dùng cần xác định đúng nguyên nhân để có giải pháp phù hợp. Cùng Xưởng máy Yên Phát tìm hiểu chi tiết về sự cố này ngay sau đây nhé.
1. Những rủi ro tiềm ẩn khi máy phát điện bị nóng lâu ngày
Thực tế, tình trạng máy phát điện bị nóng không hề đơn giản, tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đấy:
- Nhiệt độ cao khiến các chi tiết máy, vận hành kém hiệu quả. Đẩy nhanh quá trình biến chất của dầu máy, độ ma sát giữa các thành phần chuyển động tăng, giảm hiệu suất công việc.
- Các chi tiết dễ hỏng hóc, công việc sửa chữa bảo trì phải diễn ra thường xuyên. Gây tốn kém phí, gián đoạn việc cấp điện.
- Khả năng kích phát điện cùng bình nhiên liệu có thể là nguy cơ phát nổ, hỏa hoạn nếu nhiệt độ máy quá lớn.
2. Dấu hiệu cảnh báo máy phát điện bị nóng
Những chiếc máy phát điện bị quá nhiệt dễ nhận biết thông qua 1 số dấu hiệu như sau:
- Nhiệt độ cao có thể khiến nhiều chi tiết kém bền bị cháy, khói bốc lên.
- Các chi tiết tăng độ ma sát, thiếu sự trơn tru khiến máy vận hành kém, chạy không đều.
- Hiệu quả giảm khiến cho lượng điện cấp giảm. Tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn định mức thông thường.
- Dây điện máy có thể bị nóng chảy do nhiệt quá cao.
3. #10++ Nguyên nhân khiến máy phát điện bị nóng và cách khắc phục
Máy phát điện bị nóng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mỗi loại lại có những biện pháp xử lý phù hợp.
3.1 Mức dầu trong máy bị thiếu
Dầu nhớt trong máy phát có nhiệm vụ hạ nhiệt cho động cơ cùng các chi tiết chuyển động.
Khi lượng dầu quá ít, lâu không thay mới sẽ dẫn đến biến chất, khiến hiệu năng làm mát giảm. Lúc này, nếu máy phát điện chạy sẽ sinh nhiệt lớn.
Để tránh tình trạng này, người dùng phải check mức dầu trước khi chạy máy, thêm dầu nếu cần thiết. Định kỳ thay dầu mới, đúng định lượng, đúng loại.
3.2 Máy hoạt động bị quá sức
Khi hoạt động quá tải, máy phát sẽ phải chạy max công suất, không đáp ứng đủ nguồn cho tải. Vậy nên, cũng sẽ sinh nhiệt, thậm chí gây hư hỏng, ngắt máy.
Nguyên tắc tiên quyết khi sử dụng máy phát điện chính là dùng đủ tải. Tổng công suất của tải chỉ bằng ~80% công suất máy phát.
Trước khi kết nối các thiết bị điện, người dùng cần tính tổng công suất của các đồ dùng điện sẽ kết nối với máy.
3.3 Hỏng hóc ở hệ thống làm mát máy
Đúng như tên gọi, hệ thống làm mát đảm nhiệm việc tản nhiệt cho máy phát khi làm việc. Nếu bộ phận này hư hỏng thì sẽ không làm mát được, máy bị nóng lên nhanh.
Người dùng cần check bộ phận này, sửa chữa hoặc thay mới nếu cần để đảm bảo ổn định.
3.4 Nhiệt độ môi trường làm việc nóng quá mức
Điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến sự nóng lên quá mức của máy phát. Nếu thiết bị làm việc trong môi trường nắng gắt có nền nhiệt cao, gần nguồn phát nhiệt,... cũng nhanh chóng bị nóng lên.
Hãy đặt máy ở những vị trí thoáng mát, khô ráo, tránh xa nguồn nhiệt. Nếu máy phát để ngoài trời phải có mái che.
3.5 Bộ lọc nhiên liệu máy bị tắc nghẽn
Để ngăn bụi bẩn, dị vật theo nhiên liệu xâm nhập động cơ, bộ lọc là chi tiết không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu bị tắc sẽ khiến cho dòng nhiên liệu bị ngăn cản. Không tới được bên trong máy. Vì thế, dẫn đến tình trạng quá nhiệt.
Để tránh tình trạng này, hãy tiến hành vệ sinh thường xuyên cho lọc dầu. Tiến hành thay mới bộ phận này định kỳ..
3.6 Hệ thống thông gió vận hành kém
Máy phát sinh nhiệt khi vận hành là điều không thể tránh khỏi, nhưng hệ thống thông gió sẽ phần nào cuốn lượng nhiệt ra ngoài.
Nếu các lam gió, ô thoáng,... trên máy bị tắc, bịt kín thì nguồn nhiệt không được tản ra ngoài. Điều này khiến cho tổng thể thiết bị nóng lên.
Hãy đảm bảo máy phát điện được đặt ở những điểm thông thoáng. Các ô thoáng, lam gió không bị tắc hay chắn bởi các vật cản.
3.7 Dây đai máy bị mòn, hỏng
Dây curoa nếu bị mài mòn, hư hỏng sẽ khiến máy phát chạy nhiều hơn thông thường. Vì thế, tình trạng máy phát điện bị nóng lên nhanh chóng.
Thường xuyên check độ căng của dây curoa cũng như mức độ bào mòn. Căn chỉnh nếu dây quá trùng, thay mới đúng quy định.
3.8 Lỗi ở bộ phận điều nhiệt máy
Bộ phận điều nhiệt trong máy phát điện đảm nhiệm công việc đóng/mở dòng chảy hệ thống làm mát. Nếu chi tiết này bị lỗi, động cơ của máy phát sẽ xuất hiện tình trạng nóng lên.
Sự cố này cần được sửa chữa bởi KTV chuyên nghiệp.
3.9 Ít hoặc không vệ sinh, bảo dưỡng máy
Lâu ngày không vệ sinh khiến bụi bẩn, muội than bám nhiều ở động cơ… sẽ cản trở quá trình tản nhiệt của các chi tiết.
Do đó, việc vệ sinh làm sạch máy phát điện định kỳ là cực kỳ cần thiết.
3.10 Nước làm mát trong két nước thiếu trầm trọng
Két làm mát có chứa nước làm mát, giúp tản nhiệt cho động cơ. Nếu mức nước không đủ sẽ không đáp ứng được nhu cầu hạ nhiệt khiến máy phát bị nóng.
Trước khi chạy, người dùng cũng nên check mức nước mát, bổ sung thêm nước (Nếu cần).
4. Kinh nghiệm sử dụng máy phát điện an toàn, không lo nóng
1 số lưu ý sau đây có thể giúp người dùng chạy máy phát điện hiệu quả, tránh gia nhiệt.
- Đặt máy phát điện ở nơi thông thoáng, không đặt trong phòng kín.
- Check hệ thống lam gió, ô thoáng,... xem có vật cản che chắn hay không.
- Kết nối thiết bị điện đúng công suất với máy phát, không chạy quá tải.
- Dùng nhiên liệu sạch, định kỳ check lọc dầu, thay mới theo quy định.
- Định kỳ vệ sinh, bảo dưỡng cho máy phát điện.
Trên đây là những nguyên do khiến máy phát điện bị nóng, tuy chưa đầy đủ hết nhưng đều là lỗi phổ biến hàng đầu. Nếu không am hiểu về thiết bị, hãy liên hệ ngay các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp.
Hỏi Đáp