MÁY BỘ ĐÀM
Nội dung chính [ Ẩn ]
Bộ đàm đã dần trở nên quen thuộc với con người, nhất là tại các khu vực yêu cầu sự liên lạc hiệu quả và mang tính đồng bộ cao như doanh trại quân đội, nhà hàng, khách sạn hay công trình xây dựng,... Cùng tìm hiểu về dòng sản phẩm này cùng những model nổi bật mà Điện máy Yên Phát hiện đang cung cấp dưới đây nhé!
Tìm hiểu về sản phẩm máy bộ đàm
Máy bộ đàm là gì?
Máy bộ đàm (hay còn được biết đến với các tên gọi walkie talkie, two way radio hoặc handy talkie), là thiết bị liên lạc thông qua hệ thống thu sóng vô tuyến 2 chiều giữa các model cùng tần số hay kênh liên lạc. Nếu như trước đây, bộ đàm chỉ được sử dụng để liên lạc trong những tình huống khẩn cấp, những công việc đặc thù như trong quân đội, cảnh sát,... thì hiện nay sản phẩm đã phổ biến hơn trong các hoạt động liên lạc.
Tại sao nên sử dụng bộ đàm?
Máy bộ đàm nổi bật nhờ tính hữu dụng của nó. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng bộ đàm thay thế cho các phương tiện liên lạc khác.
Ưu điểm của bộ đàm
- Thứ nhất, bộ đàm giúp con người kết nối, liên lạc với nhau một cách thuận tiện, nhanh chóng hơn chỉ bằng một thao tác bấm nút đơn giản. Nhờ vậy mà bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào cũng có thể ứng dụng thiết bị mà không cần thực hiện quá nhiều thao tác, giúp công việc được điều hành thuận tiện hơn.
- Thứ hai, sử dụng bộ đàm giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho cá nhân, doanh nghiệp. Đây được đánh giá là phương tiện liên lạc chi phí thấp, bởi giá thành đầu tư không quá cao, không mất phí thuê bao hàng tháng mà vẫn có thể nghe gọi liên tục.
- Thứ ba, bộ đàm mang đến giải pháp liên lạc an toàn, hiệu quả trong xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay. Các máy bộ đàm đều hoạt động dựa trên tần số cụ thể, thêm vào đó hầu hết các sản phẩm mới đều đã được phát triển thêm các tính năng mã hóa và lưu giữ, rất khó để xâm nhập và nghe lén. Nhờ đó mà người dùng cũng an tâm hơn trước nguy các nguy cơ rò rỉ thông tin.
Ưu điểm sản phẩm máy bộ đàm
Nhược điểm của bộ đàm
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng máy bộ đàm vẫn còn các hạn chế như bị giới hạn về cự ly liên lạc. Đối với những khoảng cách quá xa, tín hiệu có thể không ổn định, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc đàm thoại. Thêm vào đó, để có thể liên lạc, người dùng cần cài đặt tần số cho máy, chuyển tần số mất khá nhiều thời gian so với điện thoại di động chỉ cần lắp sim vào và liên lạc.
So sánh giữa bộ đàm và di động
Điện thoại |
Máy bộ đàm |
Kết nối dựa vào sóng điện của các nhà mạng viễn thông |
Liên lạc thông qua sóng vô tuyến |
Chỉ có thể liên lạc được với 1 người trong một khoảng thời gian nhất định |
Liên lạc được với 1 hoặc nhiều người trong cùng một lúc khi các máy được cài đặt cùng tần số. |
Phải có phí để duy trì liên lạc |
Hoàn toàn không mất phí liên lạc trong quá trình sử dụng |
Khả năng liên lạc đa phần với mọi loại mạng, nhà mạng khác nhau. |
Chỉ liên lạc được khi 2 máy chung tần số. |
Đăng ký thông tin của chủ sở hữu với nhà mạng để được dùng. |
Đăng ký tần số với cục viễn thông. Tuy nhiên không đăng ký vẫn có thể dùng. |
Cấu tạo của máy bộ đàm
Mọi thiết bị máy bộ đàm đều được cấu tạo bởi 4 bộ phận chính: máy phát, máy thu, chuyển đổi tín hiệu và nguồn.
- Máy phát: đảm nhận chức năng khuếch đại tín hiệu MIC và tạo tần số trong dao động sóng mang, từ đó giúp tín hiệu được truyền đi rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, bộ phận còn giúp lọc các tín hiệu nhiễu khi thu vào và mã hóa các tín hiệu truyền đi.
- Máy thu: là bộ phận thu sóng các bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu và giải mã các tín hiệu nhạn về.
- Chuyển đổi tín hiệu: nhận tín hiệu từ bộ phận thu, chuyển hóa thành âm thanh phát ra loa để người dùng có thể nghe được. Mặt khác, đây còn là công cụ đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện truyền đi trong kênh đàm thoại.
- Nguồn: cung cấp năng lượng cho các hoạt động của máy.
Dưới đây là sơ đồ mạch điện một bộ đàm cầm tay 27Hz bạn có thể tham khảo:
Sơ đồ mạch điện bộ đàm
Nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm
Máy bộ đàm tương tự như một đài phát thanh 2 chiều, có thể gửi và nhận thông tin. Để đảm bảo khả năng truyền tín hiệu một cách tức thời và không mất chi phí, sản phẩm sử dụng sóng radio (sóng vô tuyến) để liên lạc trên một dải tần duy nhất. Một máy có thể liên lạc được với 1 hoặc nhiều máy khác nhau.
Sóng vô tuyến là một phần của quang phổ điện từ, được truyền đi với tốc độ ánh sáng. Khi người sử dụng không nói, thiết bị sẽ phát tĩnh ở chế độ nhận. Để liên lạc, bạn cần nhấn vào nút PTT, sau đó nhả nút để nghe âm thanh từ đối phương. Sẽ không có giới hạn về số người sử dụng bộ đàm.
Phân loại máy bộ đàm nào?
Có nhiều cách để phân loại máy bộ đàm như:
- Theo tần số có MF/ HF, VHF, UHF
- Theo tính cơ động có: bộ đàm cầm tay, lưu động và trạm cố định.
- Theo lĩnh vực ứng dụng: trên bộ, hàng hải, hàng không (Air Band Transceivers), bộ đàm phòng nổ (Tiêu chuẩn FM), hàng hải (Marine Transceivers).
- Theo mức độ kết nối: bộ đàm trung kế và thông thường; đơn vùng và đa vùng.
- Theo công nghệ: bộ đàm analog và kỹ thuật số (xu hướng mới hiện nay)
Phân loại theo tần số và sóng
- Bộ đàm tần số UHF: khả năng xuyên vật cản tốt, hợp với môi trường làm việc trong đô thị.
- Bộ đàm tần số VHF: khả năng truyền xa nhưng xuyên vật cản kém, do đó thường được sử dụng tại môi trường thoáng, ít vật cản như những vùng ngoại ô, cảng biển,...
- Bộ đàm tần số MF/HF: là dòng bộ đàm lưu động gắn trên tàu thuyền, sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực hàng hải.
Các cách phân loại máy bộ đàm
Phân loại theo tính cơ động
- Bộ đàm cầm tay: nhỏ gọn, có thể cầm tay để tiện di chuyển khi đang sử dụng. Sản phẩm thường có công suất từ 4-5W, có thể dùng pin sạc.
- Bộ đàm lưu động: thường được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền,... công suất thường trên 25W hoặc 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Thường sẽ có anten lắp trên nóc xe/tàu. Bộ đàm sử dụng nguồn điện ắc quy.
- Trạm cố định: được lắp tại các trạm điều hành, công suất phát thường trên 40W, có anten lắp trên cột cao.
- Trạm chuyển tiếp tín hiệu: thiết bị giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm cầm tay, bộ đàm lưu động và trạm cố định.
Phân loại theo tính chất
- Bộ đàm nghiệp dư (Ham Radio, Amateur Radio): là dòng thiết bị bộ đàm không chuyên, giá thành thấp, được bày bán phổ biến trên thị trường. Sản phẩm thường có kích thước khá nhỏ, liên lạc bằng các kênh định sẵn, tuy nhiên còn nhiều hạn chế về chất lượng.
- Bộ đàm chuyên nghiệp (Professional Radio): được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng, được các cơ quan quản lý chất lượng của quốc gia nơi đặt nhà máy sản xuất. Các thiết bị đều đáp ứng khả năng làm việc trong nhiều loại môi trường khác nhau, kể cả những môi trường khắc nghiệt nhất (bộ đàm hàng không, hàng hải, bộ đàm phòng chống cháy nổ).
Phân loại theo công nghệ
- Bộ đàm Analog: tín hiệu sử dụng được điều chế theo phương thức FM (điều chế tín hiệu dựa trên biến đổi tần số). Theo đó, tín hiệu bộ đàm sẽ diễn ra liên tục, được biểu thị bằng đồ thị hình Sin, Cos hoặc một đường cong bất kỳ. Băng thông của bộ đàm dao động từ 25kHz (16K0F3E), 20kHz, 12.5 kHz (11K0F3E) nên phí tần số thường cao. Tuy nhiên dòng bộ đàm sở hữu ưu điểm là tín hiệu mạnh, ổn định, âm thanh trong nhưng khi yếu nghe sẽ sôi và rè.
- Bộ đàm kỹ thuật số (Digital): công nghệ bộ đàm được chia làm từng gói tín hiệu nhỏ, sau đó tín hiệu được giải mã và ghép lại với nhau thành tín hiệu ban đầu. Điều này giúp cho tín hiệu ít bị thay đổi trong quá trình chuyển đi, nâng cao chất lượng đàm thoại.
Mỗi loại bộ đàm kể trên đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng. Song tùy thuộc vào nhu cầu và chi phí mà chúng ta lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Dựa vào nhu cầu cá nhân lựa chọn loại bộ đàm phù hợp
Các ứng dụng phổ biến của máy bộ đàm cầm tay
Với khả năng liên lạc đáp ứng tính tức thì đến nhiều người cùng một lúc, bộ đàm thường được sử dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh và các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là những công việc cần sự điều phối nhịp nhàng giữa các bộ phận như nhà hàng, khách sạn, nhà máy, các hãng vận tải, bảo vệ, an ninh,...
- Bộ đàm sử dụng tại kho bãi: môi trường nhà máy, kho bãi với đặc trưng là nhiều vật cản, khiến giảm cự ly liên lạc của bộ đàm. Do đó, người ta thường sử dụng các loại bộ đàm UHF với bước sóng ngắn, tần số cao, khả năng xuyên vật cản tốt.
- Bộ đàm dùng cho khách sạn, resort, tòa nhà: các tòa nhà với kết cấu kim loại và vật liệu cứng cũng khiến cho cự ly liên lạc của máy bộ đàm bị giảm đi đáng kể. Đối với những khu vực này, bộ đàm cầm tay UHF được cấp phép lên đến tối đa 5W là sự lựa chọn tốt nhất, có thể sử dụng đối với cả những tòa nhà 15 đến 20 tầng. Bên cạnh đó, ưu tiên các dòng máy sử dụng pin lithium ion để kéo dài thời gian sử dụng qua các ca làm việc.
- Bộ đàm cho cảng biển: bộ đàm được sử dụng tại cảng biển để liên lạc giữa xe nâng, xe cẩu với tàu cập cảng, trực canh hay các đơn vị xếp dỡ hàng hóa. Với các đặc điểm đặc trưng của cảng biển, nên sử dụng bộ đàm VHF số lượng kênh từ 128 kênh và có màn hình để liên lạc. Kèm theo đó là khả năng chống bụi, chống nước hiệu quả.
- Bộ đàm cho trường học và bệnh viện: chủ yếu sử dụng cho bộ phận bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý,... Bộ đàm UHF là phù hợp nhất với môi trường này.
Bộ đàm được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau
Cách bảo quản máy bộ đàm
Để bảo quản bộ đàm tốt nhất, người dùng cần lưu ý:
- Lưu trữ ở không gian khô thoáng để tránh ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong. Không đặt ở nơi quá nóng, quá ẩm ướt hay ánh nắng chói chang, sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị một cách đáng kể.
- Máy bộ đàm hiện nay có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên chỉ ở một ngưỡng nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng này, hoặc làm việc trong điều kiện khắc nghiệt quá lâu mà không được bảo dưỡng, máy sẽ rất dễ hư hỏng.
- Khi sử dụng, cần vệ sinh thiết bị thường xuyên bằng khăn mềm cùng nước vệ sinh chuyên dụng hoặc nước sạch.
- Đối với pin, cần lưu ý không để pin quá nóng, tháo lắp pin khi tiến hành sạch và xả pin đúng thời điểm để đảm bảo tuổi thọ pin tối đa.
Bảo quản máy bộ đàm đúng cách
Tổng hợp các model máy bộ đàm nổi bật
Cùng tham khảo các model máy bộ đàm nổi bật được phân phối tại Điện máy Yên Phát.
Máy bộ đàm gia đình giá rẻ
Top 7 bộ đàm gia đình giá rẻ dưới 2 triệu đồng.
Model |
Dải tần số |
Công suất âm thanh |
Công suất cao tần |
Số kênh |
Giá |
Model Motorola GP-800s |
400-470Mhz |
0,5W / 24 ohm |
5W |
16 |
1.050.000 đ |
Model Motorola MT-968 |
400-470Mhz |
0,5W / 24 ohm |
5W |
16 |
950.000 đ |
Model Motorola GP-900 |
136Mhz |
-- |
-- |
199 |
1.400.000 đ |
Model Kenwood TK-2102 |
150 -174 MHz |
-- |
4W |
16 |
1.380.000 đ |
Model Kenwood TK-2360 |
136-17 MHz |
-- |
5W |
16 |
1.550.000 đ |
Model Kenwood TK-2302 |
136-174Mhz |
-- |
5W |
16 |
1.650.000 đ |
Model Kenwood TK-718 |
136-174 Mhz |
300 mW (8 ohm) |
5W |
|
1.550.000 đ |
Model ICOM IC-U80 |
450-470MHz |
750 mW |
-- |
207 |
1.750.000 đ |
Bộ đàm dùng cho khách sạn
Model |
Dải tần số |
Công suất âm thanh |
Công suất cao tần |
Số kênh |
Giá |
Model Motorola CP 1400 Plus |
400-470Mhz |
-- |
8W |
16 |
1.660.000 đ |
Model ICOM IC-UV90 |
4136-174Mhz , 245-246Mhz, 400-470Mhz , 350-390Mhz , 465-520Mhz |
750 mW |
5.5W |
256 |
2.450.000 đ |
Model Kenwood TK2307 |
136-174Mhz |
1 |
5W |
16 |
2.090.000 đ |
Model Kenwood TH255A |
136-174 MHz |
0.5 |
5.5W |
100 |
2.150.000 đ |
Model Kenwood TK-2360 |
136-17 MHz |
-- |
5W |
16 |
1.550.000 đ |
Model Motorola GP2000s |
136-174Mhz |
0.8 |
5/4W |
99 |
2.980.000 đ |
Bộ đàm quán cafe nên dùng
Model |
Dải tần số |
Công suất âm thanh |
Công suất cao tần |
Số kênh |
Giá |
Model Kenwood TK2207 |
136-174Mhz |
0,5 |
5W |
16 |
800.000 đ |
Model Motorola GP 3588 Plus |
400-470Mhz |
0,45 |
12W |
16 |
1.150.000 đ |
Model Kenwood TK-2000 |
136-174Mhz |
0,5 |
5W |
16 |
1.200.000 đ |
Model Icom IC-V80 |
136-174 MHz |
0,75 |
5.5W |
207 |
1.450.000 đ |
Model Icom IC-V82 |
136-17 MHz |
0,75 |
7W |
207 |
1.500.000 đ |
Máy bộ đàm UHF và VHF nên sử dụng
Model |
Dải tần số UHF (Mhz) |
Dải tần số VHF (Mhz) |
Công suất âm thanh |
Công suất cao tần |
Số kênh |
Giá |
Model Kenwood TK-U100 |
400-470 |
136-174 |
0,5 |
5W |
16 |
1.050.000 đ |
Model HYT TC-508 |
450-470 |
146-174 |
0,8 |
5W |
16 |
1.750.000 đ |
Model Motorola CP1300 |
403-44, 435-480 |
146-174 |
0,5 |
5/4W |
99 |
4.000.000 đ |
Motorola Mototrbo XiR P3688 |
403-527 |
136-174 |
0.5 |
5/4W |
16 |
5.930.000 đ |
Motorola MotoTrbo XIR SL1M |
403-470 |
136-174 |
-- |
3W |
256 |
6.900.000 đ |
Model Motorola GM338 |
403 - 470 |
136-174 |
3 |
40/45W |
128 |
6.450.000 đ |
Bộ đàm nội bộ giá rẻ
Model |
Dải tần số |
Công suất âm thanh |
Công suất cao tần |
Số kênh |
Giá |
Model Kenwood TK2307 |
136-174Mhz |
1 |
5W |
16 |
2.090.000 đ |
Model Icom IC-F4002 |
400-470Mhz |
0,8 |
4W |
16 |
2.450.000 đ |
Model Icom IC-F3003 |
136-174 Mhz |
0,8 |
5W |
16 |
2.390.000 đ |
Model Icom 3G/4G-LTE IP-501H |
-- |
0,4 |
-- |
-- |
5.300.000 đ |
Model Motorola GM338 25W |
403-470, 136-174 MHz |
3 |
25W |
128 |
7.084.000 đ |
Địa chỉ mua máy bộ đàm giá rẻ
Trước thị trường với muôn vàn sản phẩm và các nhà phân phối như hiện nay, nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết đặt niềm tin vào đâu thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Điện máy Yên Phát là một trong những công ty đi đầu ngành thông tin liên lạc tại thị trường Việt Nam hiện nay, với hàng ngàn mã sản phẩm máy bộ đàm đến từ nhiều thương hiệu lớn nổi tiếng thế giới như Motorola, Kenwood, Kenwood, HYT,...
Mua bộ đàm chính hãng giá tốt tại Điện máy Yên Phát
Điện máy Yên Phát cam kết:
- Toàn bộ sản phẩm máy bộ đàm đều được nhập khẩu mới 100%, nguyên đai nguyên kiện, khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm, kiểm hóa đơn trước khi nhận hành và thanh toán. Bên cạnh đó, có thể đến trực tiếp văn phòng giao dịch để test máy trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
- Chế độ bảo hành lâu dài, hỗ trợ vận chuyển toàn quốc.
- Đội ngũ tư vấn viên với nhiều năm kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng và tư vấn sản phẩm phù hợp nhất. Hỗ trợ miễn phí 24/7.
- Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề sản phẩm khi mua và sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về sản phẩm máy bộ đàm được phân phối tại Điện máy Yên Phát. Nếu bạn đang có nhu cầu hoặc cần tư vấn, liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 0964 593 282.