Công suất máy phát điện là gì? Công thức tính & Lựa chọn
Nội dung chính [ Hiện ]
Công suất máy phát điện là thông số “tiết lộ” năng lực sản xuất năng lượng của thiết bị. Khi hiểu rõ về thông số này, bạn có thể căn cứ vào nhu cầu để lọc ra mã máy có công suất tương thích.
1. Tìm hiểu công suất máy phát điện là gì?
Công suất máy phát điện phản ánh lượng điện được tạo ra khi thiết bị hoạt động trong 1h.
Hiện nay, thông số này được phân làm 2 loại
- Công suất dự phòng: Là công suất lớn nhất mà thiết bị có thể chạm tới khi vận hành với cường độ cao.
- Công suất liên tục: Là mức công suất được duy trì “đều tay” trong thời gian dài, mang tính ổn định cao. Không bị ảnh hưởng bởi số lần thiết bị vận hành mỗi năm
Chỉ cần nghe qua định nghĩa, bạn cũng có thể nhận ra ngay công suất dự phòng luôn “vượt mặt” công suất liên tục.
Thiết bị có thể hoạt động với công suất liên tục từ ngày này qua tháng khác. Nhưng riêng với công suất dự phòng thì có giới hạn về mặt thời gian.
2. Các đơn vị dùng để đo công suất máy phát điện
Hiện nay, có 3 đơn vị được dùng để đo lường công suất của thiết bị, đó là:
- kW (tương đương 1000W): Dùng để đo lường công suất thực của thiết bị.
- kVA (tương đương 1000VA): Là đơn vị tính công suất toàn phần ở điện xoay chiều.
- HP (mã lực) : Cũng dùng để tính công suất thực của máy phát.
Cách thức quy đổi giữa 3 thông số này như sau:
- 1kW = 0,8kVA
- 1kW = 1,36 HP
- 1HP = 0,746kW
- 1HP = 0,59kVA
- 1kVA = 1,25kW
- 1kVA = 1,7HP
Trong các đơn vị này, kW và kVA được dùng phổ biến hơn khi đo đạc mức điện năng tạo ra của máy phát điện.
3. Công thức tính công suất máy phát điện chuẩn xác ‘
Gọi:
- I: là cường độ dòng điện với đơn vị đo là A
- U là hiệu điện thế hay điện áp với đơn vị đo là V
- PF là hệ số công suất (0,8)
=> Công thức tính công suất của máy phát điện như sau:
4. Tips lựa chọn máy phát điện có công suất phù hợp
4.1 Dự toán tổng công suất các thiết bị điện
Trước khi chốt mã máy, điều bạn cần làm là đo đạc chuẩn xác công suất của từng thiết bị điện có trong nhà.
Sau đó, cộng tổng lại để xác định mức công suất máy phát điện đáp ứng tốt yêu cầu.
Để bù trừ tình trạng hao hụt điện, nên dự trù tăng thêm 10 - 15% so với con số tính toán được.
Ví dụ: Tổng công suất của các thiết bị hiện có là 1,5 kW thì nên chọn mã máy có công suất từ 1,65 - 1,75kW trở lên.
Thực tế, nếu dùng cho quy mô gia đình thì máy có công suất từ 2 - 5kW là phù hợp.
Khi dùng trong quy mô tầm trung cho các văn phòng, trường, phòng khám, kho xưởng nhỏ thì định mức 10kVA là lựa chọn ưu tiên.
Nếu dùng máy cho quy mô lớn, tùy từng trường hợp mà công suất có thể biến thiên từ 100 - 2500 kVA.
4.2 Check công suất thực tế của máy
Công suất ghi trên thân máy về cơ bản là thông tin tham khảo. Để xác thực, cần kiểm tra, làm rõ.
Qua đó, có thể đánh giá được chất lượng thực của máy.
Để thăm dò thông số này, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách là dùng tải thật hoặc tải giả.
- Dùng tải thật có nghĩa là đưa máy vào vận hành ngoài thực tế. Cụ thể, kết nối máy với các thiết bị tiêu thụ. Để thiết bị hoạt động với công suất liên tục xem chúng hoạt động thế nào.
- Dùng tải giả, tăng dần mức độ, theo dõi sự biến thiên của các thông số máy phát điện (công suất, dòng điện, độ ồn).
Khi đó, bạn sẽ biết thông tin NSX ghi trên thân máy có chính xác hay không.
4.3 Chọn máy theo công suất liên tục
Khi chọn mua máy phát điện, nên nhìn vào công suất liên tục để sàng lọc. Đây là mức sinh điện của thiết bị ở trạng thái bình thường nên rất có ý nghĩa khi vận hành.
Nếu chỉ nhắm đến công suất dự phòng sẽ không có tính ứng dụng ngoài thực tiễn.
Công suất máy phát điện được ghi chú cực ngắn gọn trên thân máy nhưng lại hàm chứa nhiều thông tin hữu ích. Yenphat.vn mong rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về thông số này. Đồng thời, biết cách lựa chọn máy dựa trên công suất định mức của chúng.
Hỏi Đáp