6 Cách chế máy phát điện: Nhanh, Đơn giản, Tiết kiệm
Nội dung chính [ Hiện ]
Thay vì tốn kém 1 khoản lớn để đầu tư thiết bị mới, việc chế máy phát điện từ các máy móc, motor cũ là “cứu cánh” cho người có ngân sách thấp. Phương án này tiết kiệm nhưng vẫn còn khiến nhiều người đắn đo về độ an toàn, không biết đưa vào vận hành có hiệu quả hay không. Ngay sau đây, Yên Phát sẽ tiết lộ từ A - Z cách tự chế công cụ phát điện và rủi ro có thể xảy ra.
1. #6 cách chế máy phát điện tại nhà hiệu quả
Giá 1 thiết bị phát điện rẻ nhất cũng có mức giá lên tới hàng chục triệu đồng, nhiều người lắc đầu vì không kham nổi chi phí.
Đừng lo lắng, các 6+ cách sau đây sẽ giúp bạn sở hữu máy phát điện tức thì ngay tại nhà, thỏa mãn đam mê sáng tạo.
1.1 Cách chế máy phát điện từ motor 3 pha Nhật bãi
Chỉ cần 1 motor 3 pha Nhật bãi còn vận hành “ngon”, kết hợp với đầu nổ thì bạn có thể tạo thành công cụ phát điện mini trong tích tắc.
- B1: Lắp 1 tụ 60 microfara (µF) với 1 motor Nhật bãi gồm 6 dây nối ra, giữ nguyên 3 sợi có đầu chụm vào nhau.
- B2: Lắp con tụ 60µF vào 2 đầu 3 pha của motor, 1 đầu còn lại kéo ra để phát ở điểm bên dưới. Tuyệt đối không lấy cùng lúc 2 đầu 3 pha, máy tự chế sẽ chạy với điện áp 380V. Không “nạp” được cho công cụ điện trong nhà.
- B3: Nếu là dân không chuyên, bạn có thể mang motor Nhật bãi ra tiệm cho thợ đấu nối lại thành dạng tam giác. Sau khi thực hiện điều này, móc đầu ra ở đâu cũng chạy với điện áp 220V siêu êm, không có tình trạng cháy nổ.
- B4: Lắp đầu nổ vào, kết nối thử với bóng đèn trắng trong nhà. Không có tình trạng nhấp nháy là thành công.
1.2 Cách làm máy phát điện bằng mô tơ mini DC
Mô tơ mini DC có kết cấu gọn nhẹ, giá thành khá “hời”. Có thể tạo dòng 1 chiều bằng chuyển động của phụ kiện dây puly và curoa cũng là cách sáng tạo nên bỏ túi.
Điểm cộng lớn nhất của cách làm này là an toàn, không gây chập cháy hoặc điện giật. Nhưng suất điện động chỉ tầm 1 - 3V, cháy được 1 bóng LED mờ mờ.
Việc tự làm thiết bị phát điện theo cách này đơn giản. Tuy nhiên, hay gặp 1 số lỗi như gắn motor không đúng trục, nối bóng đèn LED không chuẩn.
1.3 Cách làm máy phát điện bằng nam châm
Bạn có thể tự tay tạo hình 1 cái máy phát điện size mini bằng nam châm với các bước cơ bản bên dưới, hiệu quả 100%.
Chuẩn bị:
- 1 nam châm điện với đường kính tầm 0.255 (mm).
- 2 - 4 nam châm gốm với chiều rộng tối đa 4cm, dài tối đa 1cm.
- 1 đèn led nhỏ.
- Các đinh dài tầm 8cm.
- Bìa cứng, thước, kéo, bút, băng dính…
Thực hiện:
- B1: Tạo khung dây cố định nam châm bằng cách cắt bìa thành tấm (30.4x8cm). Lấy bút đánh dấu các khoảng kích thước trên bìa.
- B2: Khéo léo gấp miếng bìa theo các điểm đã đánh dấu, xuyên đinh dài qua khung bìa. Cố định lại bằng trục kim loại để làm trục quay.
- B3: Quấn dây quanh khung đỡ, khoảng 100 vòng ở mỗi bên là đủ. Vòng quấn siết tay vừa phải, không bó chặt làm móp méo khung.
- B4: Nối dây dẫn với bóng led, nếu đèn sáng là có điện.
- B5: Tiếp tục gắn băng dính để đính nam châm gốm vào đinh trục, xoay trục liên tục để tạo ra nguồn điện lớn hơn.
1.4 Chế máy phát điện bằng motor xe đạp điện cũ
Nếu trong nhà có xe đạp điện cũ có thể tận dụng motor để “biến hình” thành máy phát điện mini.
- B1: Lấy 1 cái xích thật căng, gắn vào đầu motor, điều chỉnh độ căng cho hợp lý.
- B2: Quay thử vài lần xem có tuột xích hay không. Chỉnh độ dài vừa đủ với khung motor để không bị nặng khi xoay.
- B3: Dùng diot chuyển dòng 3 pha thành 1 chiều, thực hiện đấu nối chuẩn xác chân cực lại với nhau. Hàn lại hoặc dính chắc bằng băng keo.
- B4: Bỏ dây mass, bình có khả năng tạo nguồn điện tầm 12V, có thể tích cho quạt hoặc ắc - quy để dùng khi cần thiết. Để tránh làm hỏng các cực, không nên nạp điện cho các thiết bị chạy điện mạnh, máy sẽ quá tải ngay.
1.5 Cách làm máy phát điện bằng motor máy giặt cũ
Chế máy phát điện theo cách này khá dễ dàng. Chuẩn bị sẵn 1 motor máy giặt cũ có tụ tầm 440V 11,5µF, cắm nguồn thấy motor vẫn kêu là được.
- B1: Đặt motor theo hướng nằm xuống, lấy dụng cụ đo áp ở 2 bên đầu dây.
- B2: Giữ nguyên đồng hồ, lấy máy khoan tạo lối tắt nối thẳng vào motor, dòng điện quay có điện áp khoảng 230V.
- B3: Tháo đồng hồ ra, lắp vào bóng LED 30W cho máy chạy thử. Nếu bóng sáng lên là máy phát điện đưa vào vận hành được.
1.6 Làm máy phát điện xoay chiều từ động cơ quạt cũ
Chế tạo máy phát điện từ motor quạt gió cũ an toàn, tiện lợi. Điểm yếu duy nhất là hiệu suất không cao, chỉ có thể làm sáng được các bóng đèn nhỏ.
- B1: Tháo các cánh quạt gió và nối lại với nhau thông qua trục bằng ống nhựa. Đường kính tầm 10cm, tạo vòng có 4 cánh.
- B2: Tạo bộ hub trung tâm để cố định cánh quạt thông qua ròng rọc, bánh răng, kích cỡ hub vừa vặn gắn được trục motor vào.
- B3: Tiến hành nối các tụ điện của motor với hub điều khiển. Lắp thử bóng đèn led để test xem máy có chạy hay không là xong.
2. Tiềm ẩn rủi ro khi dùng máy phát điện tự chế
2.1 Thiếu an toàn, dễ gây cháy nổ
Máy được làm từ motor cũ, có thể xuống cấp, hỏng hóc từ trước. Nếu phát điện quá tải hoặc hiệu suất không tương thích có thể gây cháy nổ.
Ngoài ra, các đường dây điện được đấu nối khá sơ xài, không có chuyên gia kiểm định an toàn. Vậy nên có thể khiến người vận hành bị giật bất kỳ lúc nào.
2.2 Chạy chập chờn, không ổn định
Nguồn phát từ máy tự chế tạo chắc chắn, không được mạnh mẽ bằng các model mới 100%. Thường chỉ có thể nạp cho quạt, ắc quy, bóng đèn nhỏ…
Trong lúc vận hành còn chập chờn, lúc mạnh lúc yếu cực kỳ phiền phức.
3. Mua máy phát điện mới - Giải pháp an toàn, tối ưu hiệu quả x10
Thay vì loay hoay chế máy phát điện từ motor cũ, bạn nên bỏ thêm tiền để mua máy phát điện mới.
Hiện nay, các công cụ phát điện hiện đại có khả năng vận hành tốt, độ bền 5 - 10 năm, bán với giá khá mềm.
Lưu ý, để mua được máy tốt, chính hãng nên liên hệ với các đại lý uy tín, hoạt động lâu năm như Yên Phát để được tư vấn A - Z.
Đồng thời, việc tự chế máy phát điện không hề xấu. Bạn có thể tha hồ tháo lắp, sáng tạo, đấu nối cho các công cụ điện áp thấp khi cần.
Hỏi Đáp