Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không? Thủ tục đăng ký thế nào?

CEO Robert Chinh 2024-02-06 11:00:54

Vấn đề khiến nhiều người thắc mắc nhất đó là sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không? Nếu có, thì đăng ký tần số bộ đàm như thế nào? Bài viết sau đây giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Ứng dụng của máy bộ đàm trong đời sống con người

  • Trong trật tự, an ninh: Máy bộ đàm có tác dụng đảm bảo an toàn, an ninh cho khu vực mà người sử dụng phụ trách. Trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tình huống bất ngờ, người đó sẽ kịp thời liên lạc với bộ phận khác để được hỗ trợ. Làm giảm nguy cơ xảy ra những tổn thất nghiêm trọng. 

Ứng dụng máy bộ đàm

Máy bộ đàm ứng trong trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực

  • Trong giáo dục và đào tạo: Việc sử dụng máy bộ đàm trong trường học có tác dụng quản lý, giám sát các công việc trong trường thuận tiện hơn. Ngoài ra, trong trường hợp thi cử, nó còn có tác dụng giúp cho quá trình thi diễn ra an toàn nhất. Máy bộ đàm còn được sử dụng để quản lý học sinh trong những chuyến tham quan, dã ngoại.
  • Trong ngành dịch vụ: Một số nhà hàng, khách sạn, quán karaoke,... thường trang bị máy bộ đàm cho nhân viên để liên hệ với nhau một cách nhanh chóng. Nhằm mục đích phục vụ khách hàng tốt nhất, chuyên nghiệp nhất. 

Bên cạnh đó, máy bộ đàm còn được sử dụng trong các lĩnh vực như:

  • Điều hành bay
  • Điều hành sản xuất
  • Điếu phối điện
  • Điều hành taxi, bến bãi
  • Các công trình xây dựng

>>> Xem thêm hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm chi tiết tại đây

Lợi ích của việc sử dụng máy bộ đàm

  • Đảm bảo an toàn, giảm thiểu mọi sự cố có thể xảy ra.
  • Tiết kiệm thời gian.
  • Liên lạc dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.
  • Khẳng định sự chuyên nghiệp.
  • Hoàn thành công việc tốt hơn.

Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không?

Trước đây, máy bộ đàm dường như chỉ sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng ngày càng cao, máy bộ đàm cầm tay thương mại đang được sử dụng ngày càng nhiều. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng kiểm soát, Chính phủ đã ban hành “Luật tần số vô tuyến điện” vào năm 2009. Điều luật này quy định chi tiết về việc quản lý và sử dụng thiết bị vô tuyến điện, tần số vô tuyến điện, quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh. Nhằm mục đích tránh xảy ra tình trạng sử dụng bộ đàm trong dân sự làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. 

Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký

Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký?

Trong Khoản 1, Điều 6, Luật tần số vô tuyến điện quy định: bất cứ cá nhân hay tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện, băng tần số hay thiết bị phát sóng vô tuyến điện đều phải có giấy phép được cấp bởi Cục tần số tại địa phương. Các trường hợp được miễn trừ nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện, được ban hành bởi Bộ Bưu chính Viễn thông như: bộ đàm cho ngành đánh bắt cá,...

Như vậy, khi sử dụng bộ đàm bắt buộc phải đăng ký tần số với Cục tần số tại địa phương. Nếu vi phạm, bạn có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng.

Khi nào sử dụng bộ đàm mà không phải đăng ký?

Bộ đàm không cần đăng ký tần số trong phạm vi hẹp, khu vực trống trải và ít vật cản

Bộ đàm không cần đăng ký tần số trong phạm vi hẹp, khu vực trống trải và ít vật cản

Trường hợp sử dụng bộ đàm trong phạm vi hẹp, khu vực trống trải và ít vật cản giữa các máy như trong nhà hàng, ngân hàng, khách sạn, quán karaoke,... thì không phải đăng ký tần số bộ đàm. Khi đó, người dùng nên tham khảo chọn mua dòng máy bộ đàm cài đặt dải tần số VHF.

Các quy định về sử dụng bộ đàm

Những quy định về sử dụng bộ đàm liên quan đến vấn đề pháp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp người dùng có thể sử dụng thiết bị một cách đúng đắn và an toàn.

Quy định về sử dụng tần số

Việc sử dụng tần số máy bộ đàm đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần được quan tâm như sau:

  • Cơ quan quản lý tần số: Tần số sử dụng trong bộ đàm là tài nguyên quý giá của xã hội nên cần được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý tần số đó là Tổng cục Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông. Để sử dụng tần số thì người dùng cần phải đăng ký và được cấp phép sử dụng tần số từ cơ quan quản lý.

Website Tổng cục Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông

Website Tổng cục Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông

  • Quy định về phạm vi sử dụng tần số: Là một trong những quy định quan trọng nhất khi sử dụng máy bộ đàm. Người dùng máy bộ đàm cần phải tuân thủ quy định về phạm vi sử dụng tần số do cơ quan quản lý đã đưa ra. Tùy thuộc vào mục đích, khu vực, phạm vi sử dụng tần số sẽ được xác định.
  • Quy định về cường độ tín hiệu: Cường độ tín hiệu (công suất phát) là yếu tố quan trọng đối với việc truyền thông tin qua máy bộ đàm. Cường độ tín hiệu quá mạnh có thể gây nhiễu sóng, làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong vùng phủ sóng của bộ đàm. Do đó, người sử dụng cần phải tuân thủ quy định về cường độ tín hiệu đã được đưa ra bởi cơ quan quản lý.

Quy định về quyền riêng tư và bảo mật tần số

Khi sử dụng máy bộ đàm, mỗi doanh nghiệp đều có quyền được bảo vệ quyền riêng tư của mình nếu doanh nghiệp đó tuân thủ các quy tắc:

Quy định về quyền riêng tư và bảo mật tần số

Quy định về quyền riêng tư và bảo mật tần số

  • Xin cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện tại địa phương.
  • Đóng phí và lệ phí đăng ký sử dụng tần số.

Khi đó, doanh nghiệp sẽ được Cục Tần Số Vô Tuyến Điện bảo hộ quyền riêng tư trong quá trình sử dụng và vận hành máy bộ đàm. Đồng thời, cũng được xử lý các  vấn đề can nhiễu hay tranh chấp tần số với các doanh nghiệp xung quanh nếu như tình trạng này xảy ra và được phản hồi lại.

Quy định về đăng kiểm, xuất xứ sản phẩm

Để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của máy bộ đàm được lưu thông trên thị trường, các quy định về chứng nhận sản phẩm bộ đàm đã được thiết lập. Theo đó, máy bộ đàm muốn sử dụng tại Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chí của Trung tâm đăng kiểm (Bộ Thông Tin Truyền Thông).

Các loại chứng nhận của hãng sản xuất

Có 2 loại chứng nhận sản phẩm máy bộ đàm chính đang được sử dụng trên thị trường hiện nay là chứng nhận FCC và chứng nhận CE. Cụ thể:

Các loại chứng nhận

Các loại chứng nhận

  • Chứng nhận FCC (Federal Communications Commission) được cấp bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ.
  • Chứng nhận CE (European Conformity) được cấp bởi Liên minh Châu Âu.

Chứng nhận đăng kiểm từ Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam (hợp chuẩn hợp quy máy bộ đàm)

Đăng kiểm máy bộ đàm là quá trình kiểm tra - đánh giá tính năng, chất lượng và độ an toàn của máy bộ đàm trước khi được sử dụng tại thị trường nội địa. Thường thì quá trình này được thực hiện bởi các cơ quan quản lý truyền thông hoặc tổ chức chuyên môn có thẩm quyền. Tại Việt Nam đó là Trung tâm đăng kiểm thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

Chứng nhận đăng kiểm từ Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam

Chứng nhận đăng kiểm từ Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam

Việc đăng kiểm máy bộ đàm sẽ giúp đảm bảo các thiết bị này đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn và chất lượng được đặt ra bởi cơ quan quản lý truyền thông. Đồng thời cũng đảm bảo tính tương thích với các thiết bị khác trên thị trường.

Quy định đăng kiểm máy bộ đàm thường khác nhau, tùy vào quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Tuy nhiên đa số các quy định này đều bao gồm những yêu cầu về dải tần hoạt động, mức công suất phát - thu, kiểu thu phát tín hiệu, tiêu chuẩn âm thanh,... Sau khi hoàn tất các bước trên thì đơn vị nhập máy bộ đàm mới được cấp chứng chỉ hợp chuẩn hợp quy cho model bộ đàm cần đăng kiểm.

Mức phạt khi không đăng ký sử dụng bộ đàm là bao nhiêu?

Theo khoản 1 điều 16 tại Luật tần số vô tuyến điện; “mọi tổ chức và cá nhân sử dụng băng tần, tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện cần phải có giấy phép; trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện”. Vì vậy, mọi hành vi sử dụng băng tần, tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nếu không có giấy phép sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 77 tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số, thiết bị vô tuyến điện như sau:

Mức phạt khi không đăng ký sử dụng bộ đàm

Mức phạt khi không đăng ký sử dụng bộ đàm

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng trên 1 thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất>150W và ≤ 500W mà không có giấy phép.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng trên 1 thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất>500W và ≤ 1 kW mà không có giấy phép.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng trên 1 thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có công suất>1 kW và ≤ 5kW mà không có giấy phép.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng trên 1 thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất >5 kW và ≤ 10 kW mà không có giấy phép.

Ngoài ra; nếu tổ chức và cá nhân vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật cũng như phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời bị truy thu phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số vô tuyến điện không có giấy phép.

>>> Xem thêm bộ đàm hai băng tần là gì? tại sao bộ đàm hai băng tần được dùng nhiều?

Hướng dẫn đăng ký sử dụng bộ đàm

Để có thể sử dụng bộ đàm, các doanh nghiệp hoặc cá nhân sở hữu, cần phải đến thực hiện đăng ký tại Cục tần số vô tuyến điện hoặc sở thông tin - truyền thông tại địa phương.

Theo điều 16 Luật tần số vô tuyến điện, giấy phép được cấp cho cá nhân, tổ chức để sử dụng thiết bị vô tuyến điện, tần số vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm và có kèm theo các điều kiện liên quan. Còn giấy phép được cấp cho tổ chức để sử dụng kênh tần số xác định hoặc băng tần có thời hạn tối đa là 15 và kèm theo các điều kiện liên quan. 

Đăng ký sử dụng bộ đàm

Hướng dẫn đăng ký sử dụng bộ đàm

Cụ thể, thủ tục đăng ý sử dụng máy bộ đàm như sau:

Thủ tục đăng ký sử dụng máy bộ đàm

Để xin cấp phép sử dụng máy bộ đàm bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn xin cấp phép, có nêu rõ băng tần sử dụng và phạm vi phủ sóng.
  • Đối với doanh nghiệp cần có bản sao công chứng theo quy định của pháp luật Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty trong nước.
  • Bản sao công chứng theo quy định của pháp luật Giấy phép cung cấp và thiết lập dịch vụ viễn thông đối với các thiết bị cần có giấy phép thiết lập mạng.
  • Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện theo quy định, có nêu rõ: công nghệ sử dụng, cấu hình mạng, mục đích, phạm vi sử dụng.
  • Bản đăng ký các thiết bị phát sóng vô tuyến điện do Bộ Bưu chính - Viễn thông quy định.

Thủ tục đăng ký tần số bộ đàm

Các thủ tục cần có khi đăng ký tần số máy bộ đàm

Các lệ phí khi làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số bộ đàm

Theo Thông tư 265/2016/TT-BTClệ phí khi làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho đài nghiệp dư sẽ được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện.

STT

Chỉ tiêu

Mức thu một lần cấp (1.000 đồng)

I

Giấy phép sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện (thiết bị thu - phát tín hiệu)

 

 

Đối với các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện

 

1

P ≤ 1 w

50

1w < P ≤ 15w

300

P > 15 w

600

2

Đối với các tuyến vi ba, đài tàu biển và tàu bay

500

3

Đối với các thiết bị vô tuyến điện nghiệp dư

240

4

Đối với các đài vô tuyến điện đặt trên những phương tiện nghề cá, đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá

50

5

Đối với phát thanh - truyền hình hiện đại:

 

5.1

Cấp cho những đơn vị là cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh và truyền hình

1.000

5.2

Cấp cho tổ chức, các cá nhân khác

200

II

Giấy phép sử dụng băng tần

10.000

III

Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh (vệ tinh địa tĩnh)

10.000

Cũng tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 265/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 trong Thông tư 11/2022/TT-BTC) quy định như sau:

  • Lệ phí cấp giấy phép: Sẽ được tính cho từng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
  • Lệ phí gia hạn và cấp lại giấy phép: Mức thu sẽ bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.
  • Lệ phí sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép: Mức thu bằng mức lệ phí cấp giấy phép.
  • Trường hợp sửa đổi hoặc bổ sung nội dung giấy phép không phải ấn định lại tần số, hoặc phải ấn định lại tần số theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành: Mức thu sẽ bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.

Như vậy, đối với đài nghiệp dư thì lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện là 240.000 đồng cho một giấy phép.

Lưu ý rằng, trong quá trình sử dụng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng các điều kiện quy định trong Luật tần số vô tuyến điện và trong giấy phép. Đồng thời, báo cáo, bổ sung kịp thời các vấn đề về thay đổi thông số kỹ thuật, danh mục thiết bị phát sóng vô tuyến,...

Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết cho biết sử dụng bộ đàm có phải đăng ký theo quy định của Chính phủ. Nếu bạn muốn sử dụng máy bộ đàm thì buộc phải đăng ký cho thiết bị theo Luật tần số vô tuyến điện và các quy định về an toàn tần số vô tuyến điện để tránh bị xử phạt một cách đáng tiếc.

>>> Xem thêm cách sử dụng bộ đàm Kenwood từ A - Z

Hỏi Đáp

Tự chế bộ đàm tại nhà chỉ với 3 bước hướng dẫn cơ bản

Tự chế bộ đàm tại nhà chỉ với 3 bước hướng dẫn cơ bản

Hướng dẫn chỉnh tần số bộ đàm Icom V80 dễ nhất cho người mới

Hướng dẫn chỉnh tần số bộ đàm Icom V80 dễ nhất cho người mới

Ưu điểm của máy bộ đàm Motorola apx 1000

Ưu điểm của máy bộ đàm Motorola apx 1000

[Q&A] Sóng bộ đàm có hại không? Có ảnh hưởng sức khoẻ?

[Q&A] Sóng bộ đàm có hại không? Có ảnh hưởng sức khoẻ?

TOP 9 máy bộ đàm 3km dưới 3 triệu đáng mua nhất hiện nay

TOP 9 máy bộ đàm 3km dưới 3 triệu đáng mua nhất hiện nay

[REVIEW] Top 5 bộ đàm công an cao cấp đáng mua nhất

[REVIEW] Top 5 bộ đàm công an cao cấp đáng mua nhất

Những thông tin cần biết về tai nghe bộ đàm ống hơi

Những thông tin cần biết về tai nghe bộ đàm ống hơi

Top 4 điện thoại bộ đàm được “săn lùng” nhất hiện nay

Top 4 điện thoại bộ đàm được “săn lùng” nhất hiện nay

Bộ đàm ABS có điểm gì đặc biệt? 4 mẫu máy nổi bật

Bộ đàm ABS có điểm gì đặc biệt? 4 mẫu máy nổi bật