Cách dò sóng bộ đàm đơn giản và nhanh chóng

CEO Robert Chinh 2024-02-26 11:58:23

Dò sóng bộ đàm là việc đầu tiên khi bắt đầu sử dụng bộ đàm, nếu bạn đang có trong tay một máy bộ đàm mới và không biết nên dò sóng như thế nào? Vậy thì bạn hãy theo dõi cách dò tần số bộ đàm đơn giản và nhanh chóng trong bài viết của Yên Phát dưới đây nhé!

Dò sóng bộ đàm rất đơn giản và nhanh chóng

Dò sóng bộ đàm rất đơn giản và nhanh chóng

Tần số bộ đàm là gì?

Tần số bộ đàm là loại dải tần số vô tuyến được sử dụng trong liên lạc bằng máy bộ đàm Analog (tín hiệu tương tự) hoặc Digital (tín hiệu số). Hiện nay, tần số máy bộ đàm phổ biến nhất là VHF và UHF. Trong đó:

Tần số bộ đàm là gì?

Tần số bộ đàm là gì?

  • Tần số VHF (Very High Frequency): Là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 30 MHz tới 300 MHz.
  • Tần số UHF (Ultra-High Frequency): Là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 GHz.

Đối với các loại máy bộ đàm thương mại thì tần số VHF trong dải tần 136 – 174 MHz và tần số UHF trong dải tần số 400 – 512 MHz. Còn dải tần từ 520 MHz là dành cho bộ đàm công an và 900 MHz là dải tần cho di động. Do đó, trước khi tiến hành dò tần số bộ đàm thì người dùng cần có hiểu biết nhất định về dải tần số, từ đó đưa ra lựa chọn dải tần phù hợp cho bộ đàm của mình:

Tiêu chí đánh giá

VHF

UHF

Dải tần số        

136 – 174 MHz        

400 – 512 MHz

Khoảng cách truyền đi        

Xa hơn        

Gần hơn

Khả năng xuyên qua vật cản        

Hạn chế hơn        

Tốt hơn

Hao tổn năng lượng        

Ít hơn        

Nhiều hơn

Như vậy, bộ đàm có dải tần VHF sẽ thích hợp sử dụng cho những khoảng cách xa, thông thoáng và ít vật cản như ngoại thành, ngoài biển, nông thôn,... Còn bộ đàm có dải tần UHF thường sử dụng trong đô thị, khu vực có nhiều tòa nhà cao tầng hoặc vật cản, tòa nhà có lớp bê tông dày,...

=> Tham khảo thêm: Bộ đàm bắt sóng được bao xa? Cách tăng cự ly liên lạc

Vì sao bộ đàm phải dò tần số?

Khi cài đặt tần số bộ đàm thì mọi người cần tuân thủ các quy định của Pháp luật như sau:

Cách dò tần số bộ đàm thông qua máy tính

Bạn dò và cài đặt tần số dễ dàng hơn thông qua máy tính

  • Ở khoản 1 điều thứ 16 của Luật vô tuyến điện thì toàn bộ các cá nhân và tổ chức dùng băng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến hoặc tần số vô tuyến điện đều phải có giấy phép, trường các trường hợp thiết bị sử dụng trong trường hợp đặc biệt có điều kiện.

  • Đối với những trường hợp vi phạm thì theo điều luật 77 của Nghị định 174/2016 thì mức phạt dành cho các trường hợp này là từ 5 cho đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra việc đăng ký tần số bộ đàm có thể đảm bảo quyền lợi của người dùng khi xảy ra vấn đề tranh chấp không đáng có, tránh trường hợp dính phải việc trùng tần số, bị gây nhiễu sóng ở các thiết bị khác.

Phụ kiện cần thiết khi dò sóng bộ đàm

Để có thể tiến hành dò sóng bộ đàm, bạn cần có những thiết bị như sau:

  • Máy bộ đàm đang cần dò sóng
  • Máy tình (trừ MAC) cài đặt windows.
  • Dây cáp kết nối giữa máy tính và bộ đàm
  • Phần mềm cho phép bạn cài đặt và bắt sóng bộ đàm

Hướng dẫn bắt sóng bộ đàm chi tiết

Dưới đây là những công cụ cần thiết và hướng dẫn cách bắt tần số bộ đàm chi tiết mà bạn có thể tham khảo và làm theo.

Những công cụ cần thiết để bắt sóng bộ đàm

Trước khi dò sóng bộ đàm bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

  • Máy cần dò tần số bộ đàm
  • Máy tính (trừ Mac) cài đặt Windows
  • Cáp nối máy tính với bộ đàm
  • Phần mềm cài đặt và bắt sóng bộ đàm.

Các bước chi tiết để dò sóng bộ đàm

Bất kể bạn sử dụng bộ đàm của các hãng như máy bộ đàm Motorola, máy bộ đàm Kenwood hay máy bộ đàm Icom, bộ đàm Xiaomi,... thì đều có thể sử dụng các bước dưới đây để bắt sóng- tần số bộ đàm. 

Bước 1: Kết nối máy tính và bộ đàm qua cáp

Cắm chân USB kết nối hai đầu máy tính và chân còn lại của cáp vào bộ đàm.

Kết nối chân USB vào máy tính và chân còn lại của cáp nối vào bộ đàm

Kết nối chân USB vào máy tính và chân còn lại của cáp nối vào bộ đàm

Bước 2: Cài đặt drivers kết nối cáp vào máy tính

Lựa chọn cổng COM làm việc phù hợp bằng cách vào My Computer => Manage => Device Manager. Chọn Port và bạn sẽ thấy tên cổng COM mình đang kết nối. 

Tìm hiểu COM đang làm việc tại đây. Ví dụ: Bộ đàm này kết nối với COM 5

Tìm hiểu COM đang làm việc tại đây. Ví dụ: Bộ đàm này kết nối với COM 5

Bước 3: Đọc tần số máy bộ đàm. Khởi động chạy phần mềm bộ đàm và giao diện phần mềm. 

Nếu cổng COM phần mềm đang kết nối không tương thích với cổng COM của bộ đàm thì bạn có thể thay thế bằng cách vào Setting chọn Communication Port và chọn lại COM phù hợp.

Chọn lại cổng COM tương ứng tại đây

Chọn lại cổng COM tương ứng tại đây

Bước 4: Đọc tần số bộ đàm đang sử dụng

Chọn mục Program và click vào Read from Radio để có thể đọc tần số bộ đàm hiện đang sử dụng. Bạn cũng có thể tạo thông tin tần số mới bằng cách điền thông tin vào mục Write To Radio. 

Đọc tần số bộ đàm nhờ công cụ khoanh đỏ phía trên

Đọc tần số bộ đàm nhờ công cụ khoanh đỏ phía trên

Bước 5: Đổi tần số đã cài sang máy bộ đàm

Đến bước này bạn có thể ghi tần số qua máy bộ đàm bằng cách vào mục Program chọn Write data to the transceiver, sau đó chỉ việc chờ quá trình ghi hoàn tất. Cuối cùng, máy tính của bạn sẽ thông báo “Writing completed” thì nhấn Ok.

Việc dò sóng bộ đàm vô cùng dễ dàng và đơn giản đúng không nào?

Việc dò sóng bộ đàm vô cùng dễ dàng và đơn giản đúng không nào?

=> Xem thêm: Tự chế bộ đàm tại nhà chỉ với 3 bước hướng dẫn cơ bản

Mong rằng qua bài viết tại Điện Máy Yên Phát bạn đã biết cách dò sóng bộ đàm đơn giản và nhanh chóng. Để có thể biết thêm thông tin và giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ Yên Phát qua hotline 098 777 9682.

Hỏi Đáp

[ TOP ] Những bộ đàm 2km mà bạn nên sử dụng

[ TOP ] Những bộ đàm 2km mà bạn nên sử dụng

Tại sao máy bộ đàm Galaxy được ưa chuộng trên tàu thuyền?

Tại sao máy bộ đàm Galaxy được ưa chuộng trên tàu thuyền?

Hướng dẫn cách cài tần số bộ đàm Baofeng đơn giản và nhanh chóng

Hướng dẫn cách cài tần số bộ đàm Baofeng đơn giản và nhanh chóng