Bộ đàm là gì? Cấu tạo bộ đàm & nguyên lý hoạt động máy bộ đàm

CEO Robert Chinh 2024-03-11 10:44:32

Máy bộ đàm cầm tay là thiết bị liên lạc trong phạm vi ngắn được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Với nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương tiện di động khác, sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp đặc thù, mang lại sự tiện lợi tối đa cho người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Điện Máy Yên Phát tìm hiểu về cấu tạo bộ đàm và nguyên lý hoạt động của dòng sản phẩm này nhé!

Cấu tạo máy bộ đàm

Cấu tạo bộ đàm và nguyên lý hoạt động 

Bộ đàm là gì?

Theo Wikipedia, bộ đàm là 1 đài phát thanh có thể vừa truyền và nhận tín hiệu. Nó chính là một bộ thu phát âm thanh 2 chiều, được thiết kế để liên lạc bằng giọng nói giữa người với người. Bộ đàm thường có sẵn trong các cấu hình gồm di động, cố định và cầm tay. Trong đó, bộ đàm 2 chiều cầm tay hay máy bộ đàm, bộ đàm hay bộ đàm cầm tay được sử dụng phổ biến hơn cả.

Bộ đàm tiếng Anh là gì? Được gọi là "Walkie Talkie"

Máy bộ đàm là 1 thiết bị di động cầm tay giao tiếp với nhau qua 1 tần số nhất định và có thể đàm thoại 2 chiều. Nó giống như 1 chiếc điện thoại di động với 1 loa tích hợp vào 1 đầu, 1 microphone ở đầu kia và 1 anten gắn trên đỉnh. Những máy bộ đàm cầm tay sử dụng chung một kênh liên lạc với nhau và chỉ có 1 kênh phát có thể truyền tải cùng một lúc, dù bất cứ thiết bị nào cũng có thể nghe được. 

Bộ thu phát bình thường sẽ ở chế độ nhận, khi người dùng muốn nói chuyện sẽ nhấn nút "Pust To Talk" - PTT để tắt máy thu và bật máy phát lên.  

Cấu tạo bộ đàm như nào?

Máy bộ đàm là bộ máy thu phát tín hiệu vô tuyến hai chiều, dùng để liên lạc thoại giữa 1 máy với nhiều máy khác nhau bằng sóng vô tuyến. Thiết bị luôn có phím “Nhấn để nói” PTT giúp người dùng có thể liên lạc tức thì mà không cần phải thao tác mất thời gian như nhiều thiết bị di động khác.

Nhờ đó mà người dùng có thể liên lạc nhanh chóng mà không hề mất phí, không lệ thuộc vào mạng viễn thông công cộng, hoạt động tốt trong cả điều kiện mưa bão.

Cấu tạo máy bộ đàm bao gồm 4 bộ phận chính sau đây:

  • Máy phát: bộ khuếch đại tín hiệu MIC, đồng thời tạo tần số dao động sóng mang. Bộ phận giúp cho tín hiệu được truyền đi rõ ràng, đồng thời lọc các tín hiệu bị nhiễu khi thu vào. Bên cạnh việc phát sóng, bộ phận còn có chức năng mã hóa thông tin truyền đi.

  • Máy thu: thu nhận sóng từ các bộ đàm khác cùng kênh tín hiệu, đồng thời đảm nhận chức năng giải mã tín hiệu.

  • Chuyển đổi tín hiệu: bộ phận nhận tín hiệu từ bộ phận thu và chuyển đổi thành âm thanh có thể nghe được. Mặt khác, đây là bộ phận chuyển đổi âm thanh của người nói thành tín hiệu để truyền đi.

  • Nguồn điện: cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của máy, đảm bảo sự ổn định trong quá trình đàm thoại giữa các thiết bị.

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo sản phẩm, bạn đọc có thể tham khảo sơ đồ cấu tạo dưới đây:

Sơ đồ cấu tạo máy bộ đàm

Sơ đồ cấu tạo bộ đàm

Nguyên lý hoạt động của bộ đàm

Để đảm bảo truyền tín hiệu tức thời và không mất phí, máy bộ đàm cầm tay sử dụng sóng radio để liên lạc trên một dải tần duy nhất. Với thiết kế nhỏ gọn, sản phẩm tương tự một chiếc điện thoại di động với thân máy (bao gồm micro và loa) và anten để thu nhận sóng. Tuy nhiên khác với điện thoại, bộ đàm có loa khá to để bất cứ ai trong tầm nghe đều có thể theo dõi cuộc trò chuyện và nắm bắt thông tin.

Máy bộ đàm có thể kết nối 1-1 hoặc kết nối cùng lúc với nhiều máy khác, chỉ cần các thiết bị được chia sẻ cùng một dải tần, và chỉ có một người có thể nói. Sau khi nhấn PTT và kết thúc câu nói của mình xong, người truyền tin sẽ nói “kết thúc”, nhả nút để trở về chế độ nghe và để người khác nói.

Nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm

Nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm- cấu tạo bộ đàm

Cách phân loại máy bộ đàm phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy với chức năng, công nghệ khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong việc lựa chọn dành cho người tiêu dùng.

Phân loại bộ đàm theo môi trường sử dụng

Tùy vào khu vực làm việc mà máy bộ đàm có thể được phân chia thành các loại như sau:

  • Bộ đàm sử dụng trên đất liền: Là loại bộ đàm được sử dụng trên đất liền, bao gồm cả trong nhà và ngoài trời. Phạm vi hoạt động của bộ đàm đất liền ngắn hơn so với bộ đàm hàng hải và hàng không, thường chỉ trong bán kính vài km. Máy bộ đàm đất liền được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: quân sự, an ninh, sản xuất, dịch vụ, cứu hộ,...

  • Bộ đàm sử dụng trên biển: là loại bộ đàm được sử dụng trên biển, phạm vi hoạt động rộng hơn bộ đàm đất liền, thường lên đến vài trăm km. Bộ đàm hàng hải được sử dụng trên các tàu thuyền, tàu chở hàng, tàu đánh cá,... để liên lạc giữa các tàu thuyền, giữa tàu thuyền và bờ, các trạm thông tin liên lạc.

  • Bộ đàm sử dụng cho hàng không: là loại bộ đàm được sử dụng trên máy bay, có phạm vi hoạt động rộng nhất lên đến vài nghìn km. Bộ đàm dùng cho hàng không thường được sử dụng để liên lạc giữa các máy bay, giữa máy bay và trạm kiểm soát không lưu, hay giữa máy bay và các đơn vị cứu hộ.

Phân loại máy bộ đàm dựa trên tính năng sử dụng

  • Máy bộ đàm cầm tay: có tính di động cao, bạn có thể cầm tay và di chuyển khi đang sử dụng. Thông thường, bộ đàm cầm tay sẽ được thiết kế với công suất không quá 6W và có thể sạc pin.

  • Máy bộ đàm lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động như xe tải, tàu thuyền, taxi,... Bộ đàm lưu động thường có công suất 25W, 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Anten của thiết bị thường được lắp trên nóc xe//tàu và sử dụng nguồn điện từ ắc quy.

  • Bộ đàm trạm cố định: sử dụng tại các trạm điều hành với công suất làm việc khoảng 40W trở lên. Anten sẽ được lắp trên cột cao, giúp tăng cự ly liên lạc cho máy bộ đàm cầm tay và lưu động.

Phân loại máy bộ đàm

Máy bộ đàm cầm tay tiện lợi

Phân loại máy bộ đàm theo công nghệ

  • Bộ đàm Analog: sử dụng tín hiệu Analog cho hoạt động của thiết bị. Loại tín hiệu này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân, vật cản trên đường đi, đồng thời cường độ sẽ bị giảm dần theo thời gian và khoảng cách. Trong quá trình sao chép, tái sao chép và truyền qua khoảng cách xa, tín hiệu sẽ bị mất dần và lẫn tạp âm (tiếng ồn, tiếng réo, âm thanh bị bóp méo,...) mà không thể hồi phục như ban đầu.

  • Bộ đàm kỹ thuật số (Digital): tín hiệu digital sở hữu khả năng hiệu chỉnh tần số dễ dàng, hiệu chỉnh âm thanh to nhỏ,... một cách chính xác, dứt khoát và linh động cùng chất lượng âm thanh được cải thiện hơn rất nhiều so với bộ đàm tín hiệu Analog.

Ứng dụng của máy bộ đàm

Máy bộ đàm được cải tiến công nghệ và ứng dụng rộng rãi hiện nay

Phân loại theo đặc tính sử dụng

Một số ngành đặc thù sẽ đòi hỏi máy bộ đàm phải có những đặc tính riêng để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

  • Bộ đàm chống nước: là loại bộ đàm được thiết kế để hoạt động trong môi trường ẩm ướt. Loại máy này được đánh giá theo tiêu chuẩn IP, trong đó chữ "IP" là viết tắt của "Ingress Protection" (chống xâm nhập). Số đứng sau chữ "IP" cho biết mức độ chống nước và chống bụi của bộ đàm.

Theo tiêu chuẩn IP, bộ đàm chống nước được phân loại như sau:

    • IPX0: Không có khả năng chống nước hoặc bụi.
    • IPX1: Khả năng chống nhỏ giọt nước từ trên cao.
    • IPX2: Khả năng chống tia nước bắn từ mọi hướng.
    • IPX3: Khả năng chống tia nước bắn mạnh từ mọi hướng.
    • IPX4: Khả năng chống tia nước mạnh từ mọi hướng trong thời gian ngắn.
    • IPX5: Khả năng chống tia nước mạnh từ mọi hướng trong thời gian dài.
    • IPX6: Khả năng chống tia nước mạnh từ mọi hướng trong thời gian dài và áp lực cao.
    • IPX7: Khả năng chống ngâm nước trong thời gian ngắn.
    • IPX8: Khả năng chống ngâm nước trong thời gian dài.
  • Bộ đàm chống cháy nổ: là loại bộ đàm được thiết kế để hoạt động trong môi trường dễ cháy nổ. Bộ đàm chống cháy nổ được chế tạo từ vật liệu không cháy, có khả năng chịu nhiệt tốt.

Bộ đàm chống cháy nổ được phân loại theo tiêu chuẩn ATEX (Atmospheres Explosives) của Liên minh Châu Âu. Tiêu chuẩn ATEX quy định các yêu cầu về thiết kế, sản xuất và kiểm định đối với các thiết bị được sử dụng trong môi trường dễ xảy ra cháy nổ.

Phân loại bộ đàm theo dải tần số

Nếu phân loại theo dải tần số, máy bộ đàm còn được chia thành những loại sau:

  • Máy bộ đàm HF: Là dòng máy sử dụng dải tần HF có tần số cao từ 3 - 30MHz, bước sóng trong khoảng 100m-10m. Máy thường dùng với mục đích thông tin ở cự ly xa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư,...

  • Máy bộ đàm VHF: VHF là viết tắt của Very High Frequency, có dải tần từ 30MHz đến 300 MHz, bước sóng trong khoảng 10m-1m. Bộ đàm VHF có khả năng truyền xa hơn bộ đàm UHF, nhưng khả năng xuyên vật cản kém hơn.

  • Máy bộ đàm UHF: UHF là viết tắt của Ultra High Frequency với dải tần từ 300 MHz đến 3 GHz. Thiết bị có khả năng xuyên vật cản tốt hơn bộ đàm VHF, nhưng khả năng truyền xa kém hơn.

  • Máy bộ đàm 3G/4G-LTE, IP: Với hạ tầng viễn thông rộng khắp của nền tảng 4G cho nên máy bộ đàm này cho khả năng liên lạc không giới hạn. Đặc biệt, dòng bộ đàm này không cần giấy phép tần số.

Bộ đàm 3G/4G/5G-LTE cho phạm vi liên lạc xa

Bộ đàm 3G/4G/5G-LTE cho phạm vi liên lạc xa

 

Yếu tố ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của bộ đàm

Cự ly liên lạc của máy bộ đàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có một số yếu tố quyết định trực tiếp tới cự ly liên lạc là:

Công suất

Công suất phát sẽ ảnh hưởng đến độ to - nhỏ của âm thanh cùng khả năng liên lạc. Công suất càng cao thì phạm vi liên lạc càng lớn. Các loại bộ đàm cầm tay thường có công suất khoảng 4 - 5W, phạm vi liên lạc sẽ từ 1 - 5km tùy khu vực. Những model có công suất lớn hơn thì phạm vi liên lạc sẽ xa hơn.

Độ cao và độ lợi thu của anten

Anten cũng ảnh hưởng tới phạm vi đàm thoại của máy

Anten cũng ảnh hưởng tới phạm vi đàm thoại của máy

Độ cao của anten ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của bộ đàm theo quy luật bình phương nghịch đảo. Có nghĩa là khi độ cao của anten tăng gấp đôi thì cự ly liên lạc sẽ tăng lên gấp bốn lần. Điều này là do sóng radio lan truyền theo hình cầu. Khi anten được đặt ở vị trí cao, sóng radio sẽ được lan truyền theo một góc rộng hơn, phủ sóng được diện tích lớn hơn.

Độ lợi thu của anten cũng ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của bộ đàm. Độ lợi thu càng lớn thì càng thu được nhiều năng lượng từ sóng radio, giúp tăng cường khả năng thu sóng và cải thiện chất lượng tín hiệu. Độ lợi thu của anten được đo bằng đơn vị dB. Anten có độ lợi thu 1 dB thu được gấp đôi năng lượng từ sóng radio so với ăng-ten không có độ lợi thu.

Môi trường sử dụng bộ đàm

Với môi trường ít vật cản thì máy bộ đàm sẽ liên lạc xa hơn môi trường nhiều vật cản. Vì khi sóng vô tuyến gặp vật cản sẽ bị môi trường hấp thụ mất năng lượng, khi tới được máy thu tín hiệu sẽ yếu hoặc nhỏ hơn ngưỡng anten thu được. Vì vậy với những môi trường làm việc có nhiều vật cản nên sử dụng những máy bộ đàm có dải tần UHF và công suất lớn.

Tần số của máy bộ đàm

Tần số sẽ ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của máy

Tần số sẽ ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của máy

Tần số VHF cho cự ly liên lạc xa hơn trong khu vực trống, ít vật cản. Nhưng khi liên lạc trong môi trường nhiều vật cản thì sóng VHF dễ bị môi trường hấp thu mất năng lượng, nên cho cự ly liên lạc kém hơn. Tần số UHF trong môi trường nhiều vật cản cho khả năng truyền tín hiệu xuyên phá cao giúp cự ly liên lạc xa hơn.

Top 4 thương hiệu máy bộ đàm được ưa chuộng nhất hiện nay

Máy bộ đàm Motorola

Motorola là thương hiệu không còn quá xa lạ đối với những người đã từng tìm hiểu về dòng sản phẩm này. Là dòng thiết bị đến từ Mỹ, các model máy bộ đàm Motorola đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của thị trường châu Âu, trở thành thiết bị liên lạc và giải pháp viễn thông tối ưu cho nhiều đơn vị.

Hiện Motorola Solutions đang là đối tác quan trọng của hơn 100.000 khách hàng thương mại và hệ thống an ninh trên hơn 100 quốc gia.

Máy bộ đàm Kenwood

Máy bộ đàm Kenwood là thương hiệu máy bộ đàm đến từ Nhật Bản, là một trong những tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực liên lạc vô tuyến những năm đầu thập niên 60. Các sản phẩm của hãng đều đảm bảo chất lượng cao, được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, công nghệ và thiết kế, mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Máy bộ đàm Kenwood

Máy bộ đàm Kenwood

Máy bộ đàm ICOM

Máy bộ đàm Icom là thương hiệu cùng đến từ Nhật Bản, với 2 dòng sản phẩm chính là máy thu và máy bộ đàm vô tuyến song công. Máy có thiết kế đẹp mắt, kiểu dáng hiện đại và khả năng thu phát tín hiệu tốt, hoạt động ổn định dưới mọi điều kiện thời tiết khác nhau.

Máy bộ đàm Hytera (HYT)

Là một trong những nhà cung cấp giải pháp thông tin liên lạc cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn, các mẫu máy bộ đàm HYT mang đến đa dạng các thiết bị bộ đàm cầm tay, bộ đàm kỹ thuật số, bộ đàm analog,... Hiện thương hiệu đã có mặt trên 40 quốc gia trên thế giới và rất được ưa chuộng, trong đó có Việt Nam.

Trên đây là thông tin về cấu tạo bộ đàm cùng những kiến thức liên quan, mong rằng giúp ích cho bạn trong việc chọn mua thiết bị phù hợp với nhu cầu của bản thân. Liên hệ Điện máy Yên Phát qua Hotline ☎️ 0965 327 282 - 0989 257 076 để được hỗ trợ thêm. 

Hỏi Đáp

Loa bộ đàm là gì? Các loại loa ngoài cho bộ đàm

Loa bộ đàm là gì? Các loại loa ngoài cho bộ đàm

Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm và bảo quản bộ đàm chuẩn nhất

Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm và bảo quản bộ đàm chuẩn nhất

Hướng dẫn cài đặt tần số bộ đàm Motorola chi tiết nhất

Hướng dẫn cài đặt tần số bộ đàm Motorola chi tiết nhất