[Hướng dẫn từ A-Z] Cách cài đặt tần số bộ đàm cực đơn giản

CEO Robert Chinh 2024-02-16 12:01:23

Cài tần số bộ đàm đơn giản mà mang lại hiệu suất làm việc là điều cơ bản khi bạn muốn mua hoặc sở hữu một chiếc bộ đàm, vậy để có thể cài tần số cho bộ đàm đơn giản nhất thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi tại đây.

Tần số bộ đàm là gì?

Tần số bộ đàm là dải tần số hoạt động UHF và VHF mà khi mua máy bộ đàm bạn cần cài đặt đúng dải tần số này thì mới sử dụng được bộ đàm.

 

Bộ đàm sử dụng 2 dải tần số UHF và VHF

Tần số bộ đàm hoạt động dựa vào 2 dải tần số UHF và VHF

Tại sao cần phải cài tần số cho bộ đàm?

Cài đặt tần số bộ đàm nằm trong quy định sử dụng bộ đàm theo quy định của Pháp luật. Đồng thời, khi tuân thủ quy định này bạn mới có thể dùng máy bộ đàm được:

  • Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Luật Tần số vô tuyến điện thì mọi cá nhân và tổ chức khi sử dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện, các thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép hoạt động, trừ các trường hợp có trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện.

  • Căn cứ vào Điều 77 Nghị định 174/2016 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm trong lĩnh vực công nghệ bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện thì có 5 mức xử phạt từ 2 triệu đến 50 triệu đồng, tùy vào mức độ quan trọng của lỗi vi phạm.

  • Đồng thời, các bộ đàm muốn sử dụng để liên lạc với nhau thì phải có cùng dãy tần số, mỗi máy bộ đàm có 16 kênh sóng. Vì vậy, cài đặt tần số bộ đàm là điều bắt buộc phải thực hiện.

Đăng ký tần số bộ đàm

Trước khi sử dụng máy bộ đàm thì người sử dụng cần phải đăng ký tần số bộ đàm. Bởi vì đăng ký tần số đảm bảo quyền lợi tuyệt đối của người dùng:

Cần phải đăng ký tần số bộ đàm với Cục Tần số Vô tuyến điện

Đăng ký tần số bộ đàm ở Cục Tần số Vô tuyến điện

  • Bảo mật các thông tin từ đường truyền tín hiệu.
  • Không bị nhiễu sóng trong quá trình sử dụng.
  • Người dùng được bảo vệ tối đa khi xảy ra các vấn đề tranh chấp.

Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký tần số bộ đàm

  • Khi đi đăng ký tần số bộ đàm phải có đơn xin cấp phép đăng ký tần số, trong đơn phải ghi rõ băng tần xin sử dụng và phạm vi sử dụng bộ đàm.

  • Các giấy tờ bản sao chứng minh tổ chức hay công ty được cấp phép thành lập như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước và giấy cấp phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ở nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Việc đăng ký tần số bộ đàm phải thực hiện theo đúng quy định

Việc đăng ký tần số bộ đàm phải thực hiện theo đúng quy định Nhà nước

  • Bản sao công chứng hoặc giấy tờ chứng thực cấp phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông (hoặc các giấy phép chạy thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, giấy phép cấp quyền thiết lập mạng viễn thông dùng riêng) đối với các thiết bị bắt buộc phải được cấp giấy phép thiết lập mạng.

  • Trong đề án xin thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện phải nêu rõ mục đích, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng thiết lập và công nghệ sử dụng.

  • Bản đăng ký danh mục các thiết bị phát sóng vô tuyến điện theo mẫu của Bộ Bưu chính Viễn thông quy định. 

  • Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung nội dung đăng ký giấy phép. Tức là trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu các tổ chức hay doanh nghiệp có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung đăng ký trong giấy phép (trừ quy định về dải tần số) thì phải có hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung.

  • Hồ sơ gồm có đơn xin sửa đổi, nội dung sửa đổi hoặc bổ sung trong giấy phép, các báo cáo chi tiết và tài liệu có liên quan.

Một số lưu ý khi đăng ký tần số bộ đàm

Giấy phép đăng ký tần số cho bộ đàm có thời hạn trong 90 ngày. Nếu còn nhu cầu sử dụng thì các tổ chức, doanh nghiệp phải làm lại hồ sơ như trường hợp xin cấp phép trên. Trong quá trình hoạt động thì các tổ chức, doanh nghiệp cần có trách nhiệm thực hiện đúng các điều kiện quy định trong giấy phép. Báo cáo, bổ sung kịp thời các nội dung sửa đổi về tham số kỹ thuật, danh mục các thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

Lệ phí đăng ký tần số bộ đàm

  • Chi phí đăng ký tần số bao gồm: Phí làm các thủ tục cấp phép và phí trong thời gian sử dụng tần số. Có 3 yếu tố để tính phí đăng ký tần số bộ đàm: số lượng kênh, phạm vi hoạt động và thời hạn sử dụng bộ đàm. 

  • Công thức tính phí đăng ký tần số như sau: Phí ĐK = Phí DV + Phí ĐKBĐ + (Số năm x số tần số ĐK x Phí sử dụng một năm).

Bạn đọc vui lòng truy cập vào cổng thông tin điện tử Cục tần số để biết thêm các thông tin chi tiết về lệ phí đăng ký tần số bộ đàm.

||Xem thêm: thủ tục đăng ký tần số bộ đàm chi tiết ở đây

Cần chuẩn bị gì trước khi cài đặt tần số bộ đàm

Trước khi cài đặt tần số bộ đàm bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Máy tính cây hoặc xách tay có sử dụng hệ điều hành Windows.
  • Máy bộ đàm cần cài đặt tần số.
  • Dây cáp kết nối.
  • Phần mềm hỗ trợ cài đặt tần số cho từng dòng máy.

Cách cài tần số bộ đàm

Sau đây là hướng dẫn cách cài đặt tần số bộ đàm thương hiệu phổ biến hiện nay như Motorola, bộ đàm Kenwood, Hypersia, bộ đàm Icom, bộ đàm HYT, Baofeng...

  • Bước 1:. Trước tiên, mở phần mềm hỗ trợ cài đặt tần số lên, rồi gắn cáp kết nối vào máy tính và máy bộ đàm cần cài đặt (Bộ đàm cần phải mở nguồn và gắn anten)

Kết nối vào máy tính với bộ đàm

Kết nối vào máy tính và bộ đàm

Mở phần mềm kết nối máy tính

Giao diện phần mềm kết nối máy tính

  • Bước 2: Vào Port, lựa chọn cổng làm việc COM tương thích. Để hiện COM thì bạn nhích chuột phải: chọn My Computer➡️Manage➡️Device Manager, sau đó bên giao diện bên phải, chọn Ports (COM & LPT), cổng COM đang làm việc sẽ xuất hiện.

Kết nối cổng Com với phần mềm thông qua máy tính

Kết nối cổng Com với phần mềm

Kết nối với cổng Com 3

Kết nối với cổng Com 3

  • Bước 3: Tiến hành đọc tần số bộ đàm bằng cách kích chuột trái chọn mũi tên (mũi tên chỉ vào máy tính) hoặc chọn Program-> Read data from the transceiver để chương trình đọc dữ liệu đến máy bộ đàm -> nhấn OK để hoàn thành quá trình đọc dữ liệu.

tiến hành đọc tần số bộ đàm

Đọc tần số bộ đàm

  • Bước 4: Ghi tần số bằng cách kích chuột trên thanh công cụ rồi chọn dấu mũi tên chỉ ra máy tính; hoặc chọn Program -> Write data to the transceiver để quá trình ghi tần số hoàn tất. Khi hoàn tất thì máy tính sẽ thông báo “Writing Completed”, chọn Ok để hoàn thành.

Bảng tần số máy bộ đàm

Bảng tần số máy bộ đàm

  • Bước 5: Để lựa chọn model máy và dải tần số hoạt động thì bạn vào chọn Machine (M) ➡️Machine Info (M), chọn model và dải tần số phù hợp với bộ đàm.

Chọn giải tần số phù hợp cho bộ đàm

Chọn giải tần số phù hợp cho bộ đàm

  • Bước 6: Chọn cổng COM, nhấn vào Set (S) ➡️ Communication Port (C)➡️lựa chọn cổng COM làm việc trên máy tính xuất hiện ở bước 2.

  • Bước 7: Để cài đặt ngôn ngữ, chọn Edit (E)➡️Option Features (O) trên thanh công cụ của phần mềm, ở trong mục Voice Prompts thì bạn chọn English.

Cài ngôn ngữ cho máy bộ đàm

Cài ngôn ngữ của máy bộ đàm

Chọn ngôn ngữ tiếng Anh cho bộ đàm để sử dụng

Chọn ngôn ngữ tiếng Anh để sử dụng

  • Bước 8: Nhập tần số đã sao chép được ở bộ đàm vào phần mềm hỗ trợ, bạn chỉ cần quan tâm đến 4 cột đầu và 16 dòng tần số tương ứng với 16 kênh liên lạc.

Điền tần số cho máy bộ đàm

Điền tần số cho máy bộ đàm

  • Bước 9: Tiến hành đọc tần số đã đánh cho máy bộ đàm Disola bằng cách chọn biểu tượng Write trên thanh công cụ. Khi báo Finish là cài đặt tần số thành công.

Bấm ghi tần số bộ đàm

Bấm ghi tần số bộ đàm

Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cài tần số bộ đàm rồi đấy, hy vọng bạn sẽ làm được theo hướng dẫn nhé.

||Bạn có biết: Cách tăng sóng bộ đàm

Những lưu ý khi cài đặt tần số bộ đàm

Trước khi cài tần số bộ đàm bạn cần phải tìm hiểu về dải tần số hoạt động các máy bộ đàm đó. Dải tần số cho máy bộ đàm có 2 loại: VHF( 136-174MHz) và UHF (400-470MHz). Cự ly giữa các máy bộ đàm khi sử dụng liên lạc tốt nhất là:

Sử dụng dịch vụ tư vấn hỗ trợ để cài đặt tần số bộ đàm

Sử dụng dịch vụ tư vấn hỗ trợ để cài đặt tần số bộ đàm

  • Ở những nơi trống trải, ít vật cản là khoảng 3km.

  • Trong các khu vực tòa nhà, công trình được che chắn là 2km.

  • Các tòa nhà cao tầng với mặt bê tông dày là 1km.

  • Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng trong các phạm vi và môi trường để lựa chọn phù hợp bộ đàm và dải tần số hoạt động với máy đó.

Giới thiệu một số phần mềm cài đặt tần số bộ đàm của các hãng bộ đàm

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp một số phần mềm hỗ trợ cài đặt tần số của các dòng model bộ đàm như sau:

  • Đối với các máy bộ đàm thuộc dòng Motorola GP 728, Motorola GP 368 Plus, Kenwood TK - 307, Disola DS - 1500, Disola DS - 2500: Sử dụng phần mềm CD - 728 hoặc phần mềm K6 Plus với cáp kết nối Kenwood.

  • Đối với các máy bộ đàm thuộc dòng Motorola MT 918, Kenwood TK 308, Motorola GP 668, bộ đàm thương hiệu Baofeng: Sử dụng phần mềm BF 480 với cáp kết nối Kenwood.

  • Đối với bộ đàm Kenwood TK- 3206: Sử dụng phần mềm BJ 3206 và cáp kết nối Kenwood.

  • Đối với bộ đàm Kenwood TK 720: Sử dụng phần mềm HD 710 và cáp kết nối Kenwood.

  • Đối với bộ đàm thuộc dòng Motorola GP 3588, Motorola GP 739, Kenwood TK-568, Disola DS-4500: Sử dụng phần mềm H10 với cáp kết nối Kenwood.

Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm

Đơn giản với phần mềm hỗ trợ cài đặt tần số bộ đàm chuyên nghiệp

  • Đối với bộ đàm Kenwood TK-3207, Kenwood TK- 3107, Kenwood TK-3290, Motorola GP 328 Plus, bộ đàm thương hiệu Vestrai: Sử dụng phần mềm KGB 87D với cáp kết nối Kenwood.

  • Đối với các bộ đàm mini như Motorola GP 688, Kenwood TK 689, Disola DS 1200: Sử dụng phần mềm DS 1200 và cáp kết nối Kenwood.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn cách cài tần số bộ đàm đơn giản nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ  hướng dẫn cài đặt tần số bộ đàm. Nếu còn thắc mắc về các thông tin trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0967 998 982 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn, giải đáp từ nhân viên Yên Phát.

Xem thêm:

Hỏi Đáp

Hướng dẫn cách cài tần số bộ đàm Baofeng đơn giản và nhanh chóng

Hướng dẫn cách cài tần số bộ đàm Baofeng đơn giản và nhanh chóng

Top 9 Bộ Đàm Chống Cháy Nổ Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Top 9 Bộ Đàm Chống Cháy Nổ Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

TOP 5 bộ đàm xe ô tô được ưa chuộng nhất hiện nay

TOP 5 bộ đàm xe ô tô được ưa chuộng nhất hiện nay