Đăng ký tần số bộ đàm, hồ sơ và thủ tục đăng ký tần số ra sao?
Nội dung chính [ Hiện ]
Đăng ký tần số bộ đàm ra sao và cần có hồ sơ và thủ tục đăng ký như thế nào? Việc đăng ký tần số máy bộ đàm theo quy định của nhà nước là một công việc quan trọng mà bạn phải thực hiện khi mua và sử dụng các thiết bị bộ đàm, cùng tìm hiểu ngay tại đây.
Người dùng phải đăng ký tần số bộ đàm theo đúng quy định của pháp luật
Vì sao bạn phải đăng ký tần số cho bộ đàm?
Theo điều luật hiện hành hiện tại, thi trừ những thiết bị nằm trong các danh mục thiết bị vô tuyến được sử dụng kèm điều kiện thì với khoản 1 điều 16, toàn bộ những cá nhân, tổ chức dùng đến các tần số vô tuyến thông qua các thiết bị phát sóng đều cần phải có giấy phép đăng ký theo đúng quy định.
Những các nhân tổ chức vi phạm điều này sẽ bị xử phạt hành chính nghiêm chỉnh theo điều 77 của Nghị định 174/2016 trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin… Mức phạt sẽ dao động trong số tiền từ 2 đến 50 triệu đồng.
- Hành vi dùng tần số với công suất phát nhỏ hoặc bằng 150W sẽ phạt số tiền từ 2 đến 5 triệu đồng cho một thiết bị.
- Đối với hành vi sử dụng thiết bị có tần số cùng công suất lớn hơn 5kW và nhỏ hơn 10kW thì mức phạt lên đến 30 đến 50 triệu đồng.
Tai điều 27 của Nghị định này cũng đính kèm các trường hợp không cần có giấy phép khi sử dụng các thiết bị bộ đàm ở cự ly ngắn, công suất nhỏ và ít có khả năng gây nhiễu sóng. Trường hợp các thiết bị vô tuyến ở tài biện hay máy bay có đi qua lãnh thổ Việt Nam thì đều cần có giấy phép đăng ký dựa theo thỏa thuận quốc tế.
Việc sử dụng tần số chưa qua đăng ký là vi phạm pháp luật
Lợi ích của việc đăng ký tần số bộ đàm là gì?
Không thể phủ nhận việc những thiết bị máy bộ đàm là một công cụ đắc lực giúp bạn trong vấn đề liên lạc và truyền tải thông tin tốt nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả. Lượng người sử dụng bộ đàm tăng dần đem khá nhiều rắc rếu nếu sử dụng chung một dải tần số, ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc chung. Vì thế khi đăng ký tần số máy bộ đàm, bạn sẽ nhận được lợi ích như là.
- Được chính quyền cấp riêng cho 1 tần số duy nhất để không bị trùng lặp tần số đối với những thiết bị khác.
- Hỗ trợ việc bảo mật thông tin trong công việc một cách tốt hơn khi thiết lập thành công một loại tần số riêng chỉ có thiết bị đã đăng ký mới có thể dùng liên hệ hay trò chuyện.
- Giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng nhiễu sóng bị ảnh hưởng từ các thiết bị xung quanh khác.
- Bạn sẽ nhận được các quyền lợi và sự bảo hộ của Nhà nước trong trường hợp xảy ra việc tranh chấp.
Đăng ký tần số bộ đàm đem lại nhiều lợi ích thiết thực
||Bạn có biết: Hướng dẫn cài đặt tần số bộ đàm đơn giản
Thủ tục đăng ký tần số bộ đàm mà bạn cần biết
Dưới đây là những điều bạn cần làm để có thể đăng ký tần số máy bộ đàm thành công.
Lệ phí dành cho các thủ tục đăng ký tần số bộ đàm
Nhu cầu sử dụng máy bộ đàm |
Lệ phí cần chuẩn bị (đơn vị: nghìn đồng) |
P ≤ 1 W 1W< P ≤ 15W P > 15W |
50.000đ 300.000đ 600.000đ |
Tuyến sóng tàu biển, sân bay |
500.000đ |
Thiết bị vô tuyến nghiệp dư |
240.000đ |
Thiết bị đài vô tuyến đặt trên các tàu đánh cá |
50 |
Các tổ chức cá nhân khác |
200.000đ |
Giấy phép cho nhu cầu sử dụng băng tần |
10.000đ |
Giấy phép sử dụng tần số và các quỹ đạo vệ tinh |
10.000đ |
Hồ sơ chuẩn bị khi đăng ký tần số bộ đàm
Bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ và hồ sơ như sau khi đi đăng ký tần số bộ đàm.
- Đơn xin đăng ký tần số máy bộ đàm
- Các thông số của thiết bị cần do
- Phiếu đo kiểm nghiệm
- Giấy chứng nhận hợp quy được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Bạn phải chi một khoản lệ phí nhất định khi đăng ký tần số bộ đàm
Các bước đăng ký tần số bộ đàm
Để có thể đăng ký tần số bộ đàm thành công, bạn hãy làm theo các bước đăng ký như sau:
- Bước 1: Toàn bộ những cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký tần số máy bộ đàm đều phải nộp hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định chung đã được ra bởi Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010.
- Bước 2: Bạn nộp hồ sơ xin phép đến Cục Tần số vô tuyến điện hoặc đến trung tâm Tần số vô tuyến điện được uỷ quyền là Sở Thông tin và Truyền thông.
- Bước 3: Cục Tần số vô tuyến điện sẽ chịu trách nhiệm thụ lý hồ sơ cấp phép. Thời gian để tiến hành giải quyết cấp hoặc gia hạn, sửa đổi và bổ sung giấy phép có thời hạn là 20 ngày tính từ ngày tiếp đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và tối đa không quá 6 tháng.
Cách để gửi hồ sơ |
|
Thời gian giải quyết hồ sơ |
|
Các đối tượng nộp hồ sơ |
|
Những cơ quan liên quan đến việc làm các thủ tục đăng ký tần số bộ đàm |
|
Kết quả cuối cùng nhận được khi đăng ký tần số máy bộ đàm |
|
Lệ phí cần thiết khi đăng ký tần số bộ đàm |
|
Mẫu đơn và tờ kê khai cần thiết |
Bản khai mẫu hoặc bản khai đề nghị việc cấp phép quyền sử dụng tần số và các thiết bị vô tuyến điện khác. |
Để được duyệt hồ sơ thì người đăng ký phải đáp ứng được các yêu cầu mà Cục đề ra
~ Bạn có thắc mắc: Danh sách phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Motorola nên biết
Các yêu cầu và điều kiện khác bạn cần biết khi đăng ký tần số bộ đàm
Để được duyệt hồ sơ đăng ký tần số bộ đàm, bạn phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Mục đích cho việc sử dụng bộ đàm và dải tần số vô tuyến điện không vi phạm pháp luật.
- Có phương án của việc sử dụng tần số vô tuyến điện một cách khả thi, có mức độ phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện.
- Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải đảm bảo an toàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp.
- Cam kết việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn bức trọng vô tuyến điện trong quá trình sử dụng.
Còn đối với việc gia hạn giấy phép đăng ký tần số bộ đàm, bạn cần phải đáp ứng với các yêu cầu như sau:
- Thời gian hiệu lực còn lại của giấy phép đăng ký tần số máy bộ đàm cũ còn ít nhất là 30 ngày.
- Tổng số thời gian cấp lần đầu và lần gia hạn giấy phép tiếp theo không được vượt quá thời hạn tối đa theo quy định của Nhà nước.
Điều kiện để sửa đổi và bổ sung giấy phép sử dụng tần số đăng ký cần:
- Đối tượng đăng ký đã thực hiện đầy đủ được nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy sử dụng tần số tương ứng.
- Phù hợp với các điều kiện sửa đổi đối với các quy định tại điều 19, 20 và 21 của luật tần số vô tuyến điện.
Trách nhiệm của cục Tần số đối với cá nhân, tổ chức, công ty đăng ký sử dụng bộ đàm là:
- Đối với những trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc hợp lệ theo quy định thì trong vòng 5 ngày tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì bên Cục vô tuyến sẽ tiến hành thông báo cũng như hướng dẫn bằng văn bản cho bạn tiến hành bổ sung hồ sơ.
- Cục Tần số vô tuyến sẽ thông báo lại bằng văn bản trong trường hợp từ chối cấp phép đăng ký của bạn trong thời hạn 20 ngày và không được quá 6 tháng trong trường hợp đặc biệt.
- Với những trường hợp phải thay đổi tần số đo vì vấn đề không xử lý được các nhiễu có hại thì cục Tần số phải giải quyết việc cấp giấy phép không được quá 10 ngày làm việc tính từ ngày có kết quả chính thức về các nhiễu có hại.
- Người đăng ký tần số bộ đàm phải dựa vào phần văn bản được cục Tần số gửi để bổ sung hồ sơ và nộp các khoản phí theo thông báo, sau đó bạn sẽ được nhận giấy phép tại nơi thu phí tại đường bưu điện.
Bạn có thể tham khảo việc cấp phép qua website chính thức của cục Tần số vô tuyến điện
Có thể đăng ký tần số bộ đàm ở đâu?
Dưới đây là một số những điểm đăng ký tần số máy bộ đàm trên toàn quốc mà bạn có thể liên hệ và tiến hành làm hồ sơ và đăng ký.
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 1
Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 1 quản lý: Bắc Cạn, Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam và Ninh Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc
Hình thức bạn có thể liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Số 115, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số điện thoại liên lạc: 04.355.64914/ số Fax: 04.355. 64913
- Địa chỉ Email: tt1@rfd.gov.vn
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 2
Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 2 quản lý: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh.
Hình thức liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Lô 6 khu E, Khu đô thị An Phú – An Khánh, phường An Phú, Quận 2, Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại liên lạc: 08.37404179 / Fax: 08.37404966
- Địa chỉ Email: tt2@rfd.gov.vn
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 3
– Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 3 quản lý: Đà Nẵng, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai và Thừa Thiên – Huế.
Hình thức liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Lô C1, đường Bạch Đằng Đông, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
- Số điện thoại liên lạc: 0511.3933626 / Fax: 0511.3933707
- Địa chỉ Email: tt3@rfd.gov.vn
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 4
Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 4 quản lý: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng.
Hình thức liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Số 386, đường Cách mạng Tháng Tám, Cần Thơ
- Số điện thoại liên lạc: 071.3832760 / Fax: 071.3832760
- Địa chỉ Email: tt4@rfd.gov.vn
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 5
Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 5 quản lý: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định.
Hình thức liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Số 783, đường Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, thuộc tỉnh Hải Phòng.
- Số điện thoại liên lạc: 031.33827420 / Fax: 031.33827857
- Địa chỉ Email: tt5@rfd.gov.vn
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 6
Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 6 quản lý: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Hình thức liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Đại lộ 3/2, phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An.
- Số điện thoại liên lạc: 038.33557660 / Fax: 038.33849518
- Địa chỉ Email: tt6@rfd.gov.vn
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 7
Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 7 quản lý: Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Hình thức liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Số 1, đường Phan Châu Trinh, Thành phố Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Số điện thoại liên lạc: 058.3814063 / Fax: 058.3824410
- Địa chỉ Email: tt7@rfd.gov.vn
=> Đọc thêm: Tần số UHF là gì? VHF là gì?
Trung tâm đăng ký Tần số vô tuyến điện khu vực 8
– Phạm vi mà trung tâm tần số khu vực 8 quản lý: Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang.
Hình thức liên hệ:
- Địa chỉ trực tiếp: Phường Dữu Lâu, Thành phố Việt Trì, thuộc tỉnh Phú Thọ.
- Số điện thoại liên lạc: 0210. 840506/ 0210.3840507 & 0210.3840503/ Fax : 0210. 840504
- Địa chỉ Email: tt8@rfd.gov.vn
Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã biết cách đăng ký tần số bộ đàm như thế nào, cũng như hiểu rõ hơn về các hồ sơ và thủ tục đăng ký cần thiết. Đừng quên tham khảo những mẫu máy bộ đàm và nhận tư vấn kỹ hơn tại Yên Phát thông qua hotline 0917 430 282 nhé!
Hỏi Đáp