Mã HS Code bộ đàm là gì? Cách tra cứu nhanh, Chính xác
Nội dung chính [ Hiện ]
Trong lĩnh vực XNK, HS Code bộ đàm không đơn thuần là dãy số kỹ thuật. Đây còn là "tấm hộ chiếu" quyết định hành trình pháp lý của thiết bị này. Áp đúng mã, doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế. Áp sai mã, rủi ro kiểm tra chuyên ngành sẽ ập đến.
1. HS Code là gì?
HS Code là dạng rút gọn từ hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế mang tên Harmonized System Code. Đây là hệ thống mã số dùng để mã hóa, phân loại hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu.
Mỗi mã HS gồm 6 đến 10 chữ số, đại diện cho nhóm hàng cụ thể. Giúp các quốc gia đồng bộ hóa quy trình hải quan, xác định mức thuế, kiểm soát hàng hóa hiệu quả.
Mã HS thường có từ 6 đến 10 số, chia làm các phần như sau:
- 2 số đầu (Chương): Xác định nhóm hàng hóa lớn.
- 4 số đầu (Nhóm): Cụ thể hóa hơn về loại hàng.
- 6 số đầu (Phân nhóm): Xác định hàng hóa cụ thể trong nhóm, dùng chung toàn thế giới.
- 8 đến 10 số (Mã chi tiết theo quốc gia): Chỉ dùng trong nước.
2. Mã HS Code có tác dụng gì?
Tuy chỉ là 1 dãy số, nhưng ẩn sau đó là nhiều các tác dụng vô cùng quan trọng. Chi phối đến sự thành bại của hoạt động XNK.
- Phân loại hàng hóa thống nhất toàn cầu: HS Code tạo ra ngôn ngữ chung giúp mọi quốc gia hiểu đúng bản chất hàng hóa. Nhờ đó, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra minh bạch và hiệu quả hơn.
- Tính thuế XNK chuẩn: Mỗi mã HS gắn với mức thuế cụ thể, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định chi phí nhập khẩu. Tránh sai mã là tránh rủi ro bị truy thu hoặc xử phạt.
- Thuận tiện trong khai báo/thủ tục hải quan: HS Code chuẩn giúp hồ sơ thông quan được xử lý nhanh chóng. Giảm thiểu tối đa tình trạng bị kiểm tra kéo dài hoặc yêu cầu bổ sung giấy tờ.
- Tuân thủ quy định pháp lý và kiểm tra chuyên ngành: Căn cứ vào mã HS, cơ quan chức năng xác định hàng hóa có thuộc diện phải xin phép, kiểm định hay không. Đây là nền tảng để thực hiện đúng luật và tránh vi phạm.
- Thống kê thương mại và nghiên cứu thị trường: HS Code làm nền tảng trong việc thu thập số liệu XNK, phân loại theo từng nhóm hàng hóa. Hỗ trợ cơ quan quản lý theo dõi biến động thị trường chính xác hơn.
- Căn cứ để áp dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định FTA: HS Code là điều kiện để xác định hàng hóa có đủ chuẩn hưởng ưu đãi thuế từ các FTA. Khai đúng mã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí nhập khẩu.
3. Mã HS Code bộ đàm là bao nhiêu?
Sự đa dạng của các dòng bộ đàm khiếm mã HS Code bộ đàm cũng được chia thành các loại cụ thể như sau:
3.1 HS Code bộ đàm cầm tay
Những chiếc bộ đàm cầm tay có mã HS Code là: 85256000
Trong đó:
- 85: Chương 85 - Thiết bị điện và linh kiện của nó.
- 25: Nhóm 25 - Thiết bị truyền thanh, truyền hình.
- 60: Phân nhóm 60 - Máy thu phát tín hiệu không dây.
- 00: Phân nhóm chi tiết trong biểu thuế Việt Nam.
Mã này chuyên dùng cho các dòng bộ đàm cầm tay, bộ đàm cá nhân, hoạt động bằng sóng vô tuyến.
3.2 HS Code máy bộ đàm hàng hải
Máy bộ đàm hàng hải, tích hợp tần số đặc biệt, thường gắn trên tàu thuyền, đảm bảo an toàn hàng hải.
Dòng bộ đàm hàng hải đặc thù hơn phần còn lại nên có mã HS Code là: 85432000
Mã 85432000 có cấu trúc gồm:
- 85: Chương 85 - Thiết bị điện và linh kiện của nó.
- 43: Nhóm 43 - Linh kiện, thiết bị chuyên cho truyền thông.
- 20: Phân nhóm 20 - Thiết bị có tính năng đặc thù.
- 00: Phân nhóm chi tiết tại Việt Nam.
3.3 HS Code trạm cố định
HS Code 85176100 là dạng mã chi tiết hơn, áp cho thiết bị trạm cố định như: Repeater hoặc trạm base station dùng trong doanh nghiệp, quân đội hoặc trung tâm chỉ huy.
Cấu trúc của mã này như sau:
- 85: Chương 85 - Thiết bị điện và linh kiện của nó.
- 17: Nhóm 17 - Thiết bị truyền dữ liệu.
- 61: Phân Nhóm 61 - Thiết bị trạm mạng cố định có chức năng thu - phát.
- 00: Phân nhóm chi tiết định danh nội địa hóa theo biểu thuế VN.
4. Các cách tra HS Code của máy bộ đàm
4.1 Tra cứu trên website Tổng cục Hải quan Việt Nam
Đây là phương pháp tra mã HS Code máy bộ đàm chính thống, được khuyến nghị sử dụng đầu tiên.
Ngoài HS Code, website của Tổng cục Hải Quan còn bao gồm mô tả hàng hóa, thuế suất và các văn bản liên quan.
- Ưu điểm: Độ tin cậy cao, cập nhật liên tục, dữ liệu từ nguồn hải quan chính thức.
- Nhược điểm: Giao diện chưa thân thiện, phải hiểu thuật ngữ chuyên ngành.
Cách thực hiện:
- Truy cập vào website chính thức tại https://www.customs.gov.vn
- Vào mục "Tra cứu biểu thuế"
- Nhập từ khóa “bộ đàm” hoặc tiếng “walkie talkie”, “radio transceiver”.
- Đọc kỹ mô tả và mã tương ứng để xác định mã phù hợp.
- Có thể kết hợp tra theo chương 85 để đi sâu vào nhóm thiết bị điện tử.
4.2 Dùng công cụ tra cứu mã HS trực tuyến
Hiện có nhiều website hỗ trợ tra cứu mã HS Code bộ đàm cũng như tất cả cả các sản phẩm khác. Được sử dụng nhiều phải kể đến một số website uy tín: https://hssearch.net hay https://vietnamexport.com
- Ưu điểm: Giao diện web dễ dùng, tra nhanh, có thể tra bằng key tiếng Việt.
- Nhược điểm: Thông tin không chính thức, có thể sai nếu không xác minh lại.
Hướng dẫn:
- Truy cập trang web phù hợp.
- Nhập từ khóa liên quan đến sản phẩm như “bộ đàm”, “máy bộ đàm cầm tay”,...
- So sánh các mã gợi ý và đọc mô tả kỹ thuật.
- Check xem mã có khớp với tính năng thiết bị không.
4.3 Tra theo Biểu thuế XNK hiện hành
Biểu thuế được Bộ Tài chính ban hành hàng năm, bao gồm mã HS, thuế suất MFN, thuế FTA và ghi chú chi tiết.
Cách thức này phù hợp với những người nắm rõ luật, cần độ chính xác cao hoặc đang xử lý hồ sơ phức tạp.
- Ưu điểm: Chính xác, cập nhật theo thông tư nhà nước, có kèm thuế suất.
- Nhược điểm: Cần có kỹ năng đọc biểu thuế và hiểu phân loại hàng hóa.
Hướng dẫn:
- Tải bản mềm biểu thuế (PDF/Excel) từ website hải quan hoặc trang pháp luật uy tín.
- Tìm chương 85, nhóm 8525, 8543, 8517.
- Dò từng dòng mô tả để chọn mã HS phù hợp với thiết bị bộ đàm.
- Đọc kỹ ghi chú đầu chương để tránh chọn sai mã gần giống.
4.4 Liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan địa phương
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn phân loại hàng hóa hoặc cấp mã HS theo hồ sơ doanh nghiệp cung cấp.
Do đó, khi không chắc mã HS, cần xác nhận chính thức,... bạn hoàn toàn có thể liên hệ thẳng với cơ quan Hải quan.
- Ưu điểm: Xác minh chắc chắn, có thể dùng làm căn cứ pháp lý khi khai báo.
- Nhược điểm: Tốn thời gian (3 - 7 ngày), cần chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng.
Hướng dẫn:
- Chuẩn bị hồ sơ: Mô tả kỹ thuật, hình ảnh, catalogue, tài liệu chi tiết về thiết bị.
- Gửi đến Chi cục Hải quan nơi bạn sẽ làm thủ tục.
- Có thể yêu cầu phân loại trước mã HS theo Thông tư 14/2015/TT-BTC.
- Nhận phản hồi từ Hải quan (có thể bằng văn bản nếu yêu cầu chính thức).
4.5 Nhờ đơn vị dịch vụ logistics hoặc tư vấn XNK hỗ trợ
Các công ty logistics hoặc tư vấn XNK thường có kinh nghiệm thực tế trong việc khai báo nhiều mặt hàng, nắm rõ mã HS áp dụng thực tiễn.
Với doanh nghiệp mới, thiếu nhân sự hoặc cần tối ưu khai báo hải quan có thể dùng cách này.
- Ưu điểm: Nhanh, tiện lợi, có thể tư vấn thêm về thuế, FTA.
- Nhược điểm: Có thể mất phí. Nên chọn đơn vị uy tín, tránh tư vấn sai mã.
Hướng dẫn:
- Gửi thông tin sản phẩm: Hình ảnh, mô tả chức năng, thông số kỹ thuật.
- Đơn vị sẽ rà soát, đề xuất mã HS phù hợp.
- Họ cũng sẽ tư vấn mức thuế, kiểm tra chuyên ngành, hoặc cảnh báo rủi ro liên quan đến mã HS.
HS Code bộ đàm là chiếc chìa khóa định vị chính xác sản phẩm trên bản đồ thương mại toàn cầu. Nắm chắc mã HS bộ đàm hôm nay, là xây nền vững cho mọi chiến lược XNK ngày mai. Quý khách có nhu cầu mua máy bộ đàm giá rẻ chất lượng chính hãng hãy liên hệ tới hotline 0989 257 076 để được tư vấn và báo giá miễn phí.
Hỏi Đáp