Bộ đàm bắt sóng được bao xa? Cách tăng cự ly liên lạc

CEO Robert Chinh 2023-10-14 11:43:29

"Bộ đàm bắt sóng được bao xa" là nghi vấn của không ít người. Việc xác định được khoảng cách truyền tin của bộ đàm rất quan trọng, giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của mình. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khoảng cách truyền tín hiệu của bộ đàm qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Thông tin chung về máy bộ đàm

Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề “bộ đàm bắt sóng được bao xa?” thì chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm và cấu tạo của loại thiết bị này:

Máy bộ đàm cầm tay là thiết bị liên lạc bằng sóng vô tuyến cho khả năng kết nối với 1 bộ đàm hoặc nhiều bộ đàm khác. Tùy thuộc vào thương hiệu, đặc điểm môi trường mà hiệu quả liên lạc của bộ đàm sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, những chiếc máy bộ đàm cầm tay thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:

bộ đàm bắt sóng được bao xa - Điện Máy Yên Phát

Máy bộ đàm bắt sóng được bao xa?

  • Vỏ máy: bộ đàm chuyên nghiệp thường dùng nhựa PC và ABS để làm vỏ bảo vệ vì có độ bóng đẹp, chống va đập, ít mài mòn, sản phẩm bền.
  • Anten: nó có nhiệm vụ gửi, nhận các tín hiệu vô tuyến. Nó có lớp vỏ nhựa bên ngoài với lõi anten phía trong. Vỏ anten làm từ TPU hiệu suất cao cho khả năng chống uốn cong, chống lão hóa tốt. Phần lõi được kết nối với thân máy bộ đàm bằng cấu trúc vít, dễ tháo rời.
  • Nút chuyển kênh: giúp việc chuyển kênh tần số dễ dàng hơn.
  • Loa phát: có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh nhận được cho phép người nghe dễ dàng hơn.
  • Nút PTT: là viết tắt của "Push To-Talk" người dùng khi muốn truyền tin cần ấn giữ phím này.
  • Mic thu: thu giọng người nói vào để truyền đến đầu nhận.
  • Nút nguồn chỉnh âm lượng: có nhiệm vụ điều chỉnh âm thanh to, nhỏ phù hợp nhất với người dùng
  • Pin: cung cấp năng lượng cho bộ đàm hoạt động. Hiện nay máy thu phát hai cầm tay thường dùng pin Ni-Mh và pin Li-ion.

Đặc điểm của bộ đàm: Về bản chất thì máy bộ đàm và điện thoại di động khá giống nhau nhờ khả năng liên lạc có tính cơ động cao. Tuy nhiên, bộ đàm có một số điểm nổi bật khiến cho chúng không thể thay thế bởi điện thoại di động.

  • Tốc độ truyền sóng, thu nhận tín hiệu nhanh chóng. Khi dùng bộ đàm bạn sẽ không cần phải quay số hay thời gian chờ, thông tin truyền đến tức thời, không có độ trễ.
  • Tính bảo mật thông tin cao với hệ thống đường truyền nội bộ. Các thông tin sẽ được mã hóa khi truyền đi nên tránh phát tán, nghe trộm.
  • Bộ đàm cầm tay đều được thiết kế chắc chắn với khung nhôm, vỏ nhựa cứng cáp,... Nhiều model còn đạt chứng nhận IP về chống nước, bụi. Do đó mà thích nghi tốt với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, mưa gió, cháy nổ, cứu hộ,...
  • Chi phí sở hữu, đầu tư các dòng máy bộ đàm cực rẻ. Giá máy bộ đàm đa dạng, dao động từ vài trăm đến cả chục triệu, phù hợp cho nhiều đơn vị.
  • Việc nghe gọi hoàn toàn miễn phí. Thiết bị sử dụng sóng vô tuyến chứ không dùng sóng điện thoại nên không mất cước phí khi đàm thoại.
  • Trang bị đầy đủ tính năng hiện đại như mã hóa âm thanh, đàm thoại kín, báo động khẩn cấp,...

Máy bộ đàm bắt sóng được bao xa?

máy bộ đàm bắt sóng được bao xa - Điện Máy Yên Phát

Bộ đàm bắt sóng được bao xa- khoảng cách của thiết bị

Thông thường, các đơn vị bán sẽ “nói quá” với khách hàng về khả năng nghe gọi của sản phẩm. Nhưng trên thực tế, bộ đàm liên lạc được bao xa còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sóng ảnh hưởng, vật cản, thời tiết,...

Theo tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của những bộ đàm cầm tay đạt tiêu chuẩn thì bộ đàm sử dụng được dải tần UHF hoặc VHF sẽ có công suất phát thường là 5W. Vì thế chúng sẽ có cự ly liên lạc tại khu vực nội thành từ 1 - 2km. Đối với những khu vực đất trống không vật cản thì có thể liên lạc tối đa lên tới 5km. 

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Bộ đàm bắt sóng được bao xa?” là từ 1 - 5km. Với những bộ đàm có công suất lớn hơn thì khoảng cách cũng lớn hơn, nhưng không hơn quá nhiều. Nói chung, phạm vi liên lạc thật của bộ đàm không quá xa. Và nếu người dùng muốn các thiết bị liên lạc ở khoảng cách xa hơn từ 7 - 10km thì phải nhờ tới sự trợ giúp của các thiết bị khác hoặc những bộ đàm chuyên dụng như bộ đàm trạm chính, bộ đàm 3G/4G,...

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cự ly liên lạc máy bộ đàm

Như đã nói ở trên, bộ đàm nói được bao xa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

Kiểu băng tần

Băng tần là yếu tố quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến cự ly liên lạc của bộ đàm. Tại nước ta, băng tần chính thức theo quy định đối với bộ đàm cầm tay và bộ đàm trạm là: UHF (430-470Mhz) và VHF (136-174Mhz). Trong đó, băng tần UHF cho khả năng truyền tín hiệu xuyên vật cản tốt nhưng phạm vi truyền tin hạn chế. băng tần VHF có khả năng truyền tín hiệu xa nhưng lại kém ở việc xuyên vật cản.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, môi trường làm việc mà chúng ta sẽ lựa chọn máy bộ đàm có băng tần phù hợp.

sóng của máy bộ đàm phát được bao xa - Điện Máy Yên Phát

Kiểu băng tần cũng ảnh hưởng tới bộ đàm bắt sóng được bao xa

Kiểu anten

Mỗi một bộ đàm sẽ sử dụng một loại anten khác nhau. Và có 2 loại anten thường gặp là anten ngắn và anten râu. Hiện nay, người dùng thường ưa chuộng các dòng bộ đàm có thiết kế gọn nhẹ, nên anten ngắn thường được sử dụng nhiều hơn bởi tính tiện dụng của nó.

Tuy nhiên, anten ngắn có một điểm trừ đó là cự ly liên lạc của bộ đàm sẽ nhỏ hơn 30%, nên bạn cần cân nhắc về mức độ cự ly để lựa chọn loại bộ đàm cho phù hợp. Như vậy chúng ta cũng có thể kết luận răng "bộ đàm bắt sóng được bao xa" còn phù thuộc vào kiểu anten của thiết bị.

Công suất phát máy

Công suất phát của bộ đàm là yếu tố quyết định tới cự ly liên lạc. Nếu công suất của bộ đàm càng lớn thì khoảng cách liên lạc cũng càng xa. Hiện nay, các dòng bộ đàm thường có công suất phát là 5W. Riêng đối với những dòng máy cao cấp thì công suất có thể lên tới 7W - 12W.

Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu liên lạc cũng như môi trường và vật cản địa hình mà bạn có thể cân nhắc chọn công suất máy cho phù hợp.

bộ đàm nói được bao xa - Điện Máy Yên Phát

Trong địa hình bằng phẳng, ít vật cản thì bộ đàm có thể liên lạc với nhau xa hơn

Vật cản địa hình

Khi bị cản trở bởi nhiều vật cản thì chắc chắn tín hiệu của bộ đàm sẽ bị yếu đi, thậm chí là gây ra tình trạng mất tín hiệu. Trong các tòa nhà thì máy bộ đàm thường có phạm vi liên lạc từ 10 - 20 tầng. Tuy nhiên, sẽ vẫn có các vùng mất sóng tín hiệu gây cản trở việc liên lạc.

Hay những vùng có địa hình trắc trở, nguy hiểm như cao nguyên, núi, rừng rậm,... thì cũng làm giảm đi khả năng liên lạc của bộ đàm.

||Bạn có biết: UHF là gì? VHF là gì? Những thông tin cần biết về 2 tần số này

Cách tăng cự ly liên lạc của bộ đàm cầm tay

Như đã nói ở trên, cự ly liên lạc của máy bộ đàm bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như thương hiệu, cấu tạo, môi trường, vật cản, thời tiết,... Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì các bạn cũng có thể tự gia tăng cự ly liên lạc của bộ đàm bằng một số cách sau:

  • Sử dụng trạm chuyển tiếp Repeater dùng để thu tín hiệu vào và khuếch đại tín hiệu có thể giúp truyền tải thông tin đi xa hơn.
  • Tăng độ lợi của bộ phận anten hoặc có thể cắt anten đúng với tần số.
  • Tăng độ cao của anten sẽ giúp bộ đàm liên lạc nhanh hơn và xa hơn.
  • Giơ cao máy lên hoặc tìm tới những vị trí cao hơn để bắt sóng tín hiệu, khi máy bộ đàm nằm gần tới điểm mù của tín hiệu.
  • Lưu ý tới các mức điều chỉnh công suất bộ đàm. lưu ý kiểm tra thường xuyên để chắc chắn công suất bộ đàm đang hoạt động trong phạm vi.
  • Sạc pin đầy đủ để tránh rơi vào tình trạng hết pin hoặc pin yếu.
  • Bộ đàm trạm hoặc bộ đàm gắn xe sẽ có mức công suất cao hơn dòng máy bộ đàm cầm tay tới 3 - 4 lần.

bộ đàm phát sóng được bao xa - Điện Máy Yên Phát

Bộ đàm có thể tăng cự ly liên lạc bằng cách sử dụng trạm chuyển tiếp

Tiêu chí chọn lựa bộ đàm cầm tay chuẩn

Để lựa chọn bộ đàm khoảng cách xa nhất, đáp ứng chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế thì các bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Khả năng truyền thông tin: Lựa chọn bộ đàm có công suất phù hợp để đảm bảo tín hiệu đường truyền chính xác và nhanh chóng nhất.
  • Khả năng chống nước: Bạn hãy lưu ý tới các IP trên code máy, IP chính là Ingress Protection - chỉ số đánh giá mức độ chống tác hại xâm nhập vào các bộ phận của bộ đàm. Nếu IP có chỉ số càng cao thì khả năng chống nước càng tốt.
  • Khả năng chống cháy nổ: Với những môi trường đặc biệt như hầm mỏ, dầu khí,... thì cần sử dụng dòng máy bộ đàm chống cháy nổ.
  • Giấy tờ: Khi mua bộ đàm cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc, thương hiệu máy. 
  • Giá thành: Hiện nay mức giá của bộ đàm cầm tay có thể dao động từ vài trăm cho tới vài chục triệu. Các bạn có thể tham khảo một số thương hiệu bộ đàm có chất lượng cùng giá cả phải chăng được nhiều người sử dụng như máy bộ đàm Kenwood, máy bộ đàm Motorola, máy bộ đàm iCom, máy bộ đàm HYT, bộ Đàm Xiaomi,.... 

Chắc hẳn với những thông tin trên các bạn đã biết được“máy bộ đàm bắt sóng được bao xa?” rồi phải không. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hình dung rõ rất về bản chất cự ly liên lạc của bộ đàm để phát huy hiệu quả sử dụng tốt nhất. Do đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn kỹ hơn hãy để lại bình luận dưới bài viết này Yên Phát sẽ tư vấn hỗ trợ nhé! 

Hỏi Đáp

[ TOP ] Những bộ đàm 2km mà bạn nên sử dụng

[ TOP ] Những bộ đàm 2km mà bạn nên sử dụng

Có thể kết nối bộ đàm với điện thoại không? Hướng dẫn cách kết nối bộ đàm với điện thoại

Có thể kết nối bộ đàm với điện thoại không? Hướng dẫn cách kết nối bộ đàm với điện thoại

Top #7 bộ đàm siêu nhỏ, chất lượng không nên bỏ qua

Top #7 bộ đàm siêu nhỏ, chất lượng không nên bỏ qua