Hệ thống máy nén khí công nghiệp: 12 Điểm quan trọng cần biết
Nội dung chính [ Hiện ]
Hệ thống máy nén khí công nghiệp không chỉ bao gồm mỗi máy nén. Đi liền phía sau là nhiều thiết bị khác, giúp tối ưu chất lượng thành phẩm đầu ra. Trong đó, đáng kể nhất là bình chứa, bộ lọc và thiết bị sấy khô thành phẩm.
1. Ưu điểm của hệ thống máy nén khí công nghiệp
Khi sử dụng hệ thống đặc biệt này, bạn sẽ nhận ra những ưu điểm vượt trội dưới đây của chúng:
1.1 Đảm bảo nguồn cấp khí nén liên tục, ổn định
Do vận hành theo hệ thống, các chi tiết lắp đặt có tính kế thừa cao. Giúp khắc phục những hạn chế của từng công đoạn, hiệu suất làm việc của máy nén hơi là rất đáng nể.
Cũng chính nhờ sự đồng bộ, nhất quán giữa các chi tiết mà máy có thể tạo khí nén liên tục theo chu kỳ với tính ổn định. Đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của bộ phận tiêu thụ.
1.2 Vận hành đơn giản, ít hỏng hóc
Bộ máy này vận hành tự động, chỉ cần cài đặt chế độ trên bảng kiểm soát là các bộ phận sẽ được kích hoạt ngay.
Các chi tiết lại hoạt động rất ăn khớp với nhau. Đồng thời, có thêm các thành phần cảnh báo. Hoặc bảo đảm an toàn nên hạn chế tối đa nguy cơ hỏng hóc.
Điều này vừa giúp tối ưu chi phí, vừa không làm ngắt quãng tiến trình cấp khí nén cho các bên liên quan.
1.3 Hoạt động tốt trong nhiều điều kiện
Độ ẩm, bụi và nền nhiệt cao được xem là những “vật cản đường” trong hành trình sản xuất khí nén. Thế nhưng, với hệ thống đặc biệt này, bạn sẽ không phải lo về những nguy cơ nói trên.
Trong kết cấu chung của bộ máy có những thành phần giúp tách nước, loại bỏ bụi, hạ nhiệt cho thành phẩm. Vậy nên, ngay cả khi vận hành trong điều kiện bất lợi, hệ thống vẫn cho ra thành phẩm chất lượng cao.
2. Các thiết bị cần có trong hệ thống máy khí nén công nghiệp
2.1 Máy nén không khí trục vít
Đây là nhân tố “hạt nhân” của toàn hệ thống. Làm nhiệm vụ cung cấp thành phẩm ở trạng thái sơ cấp cho các bộ phận nằm ngay kế cận.
Điểm cộng của thiết bị là có khả năng sinh công ấn tượng, nhờ mức công suất lên tới 400Kw. Vậy nên, có thể cung cấp khí nén với dung tích cực lớn trong thời gian dài.
Ngoài ra, còn có kết cấu nhỏ gọn, bảng kiểm soát trực quan với độ nhạy cao. Tuy nhiên, máy nén khí không tích hợp bình chứa, hệ thống phải lắp thêm chi tiết này để hỗ trợ lưu trữ thành phẩm.
2.2 Bình tích áp khí nén
Đây là thành phần luôn đi liền với máy nén hơi trục vít, dung tích từ vài trăm đến chục nghìn lít. Thường được gia cố bằng chất liệu chống ăn mòn, không làm mỏng thành bình qua thời gian.
Nhiệm vụ của bộ phận này là chứa đựng, bảo quản thành phẩm.
2.3 Máy sấy khí
Dù khí nén có áp lực đỉnh đến đâu mà bên trong có hơi ẩm thì cũng không được đánh giá cao về mặt chất lượng. Điều này sẽ gây rỉ sét, đẩy nhanh tiến trình hao mòn, làm hỏng linh kiện.
Chính vì thực tế trên, hệ thống đã bố trí thêm máy sấy khí. Thiết bị này sẽ đưa độ ẩm về mức lý tưởng là thấp hơn 10%.
Khi mua, bạn có thể lựa chọn loại làm lạnh hoặc loại hút ẩm. Tuy vận hành theo cơ chế khác nhau nhưng đều cho kết quả tốt.
2.4 Bộ lọc khí nén công nghiệp
Thiết bị được bố trí nhằm mục đích giữ lại những thành phần dạng rắn, kích thước bé còn lẫn trong thành phẩm. Chúng được phân hóa thành 3 cấp độ, từ thô, tinh đến siêu tinh. Tùy từng phiên bản mà có thể xuất hiện 1, 2 hoặc cả 3 đại diện trên trong 1 hệ thống.
2.5 Bộ phận tách nước
So với 4 đại diện vừa nêu, bộ phận này có độ phủ thấp hơn, không phải hệ thống nào cũng có. Tuy nhiên, những trường hợp cần tối ưu chất lượng thành phẩm thì phải lắp thêm bộ phận này.
Dù có tên gọi là vậy nhưng ngoài phân tách nước, Bộ phận tách nước còn dọn cả tạp chất, bụi bẩn ra khỏi khí nén ban đầu.
Khi thành phẩm đi vào bộ phận này sẽ tiếp xúc với hàng loạt các lá kim loại, vận hành theo chiều xoắn ốc.
Vậy nên, luồng khi sinh ra có tạo hình như vòi rồng. Và nhờ có lực ly tâm mà các thành phần ngoại lai sẽ được phân rã, tách khỏi thành phẩm, bám vào phân tử lọc.
2.6 Thiết bị khác
Ngoài những chi tiết cốt yếu nói trên, “đính kèm” cùng bình tích áp còn có thêm van xả đáy, van an toàn, đồng hồ đo áp.
Tại bộ lọc còn tích hợp cốc xả để loại thải nước. Bên cạnh đó, 1 số hệ thống sẽ tối ưu hoạt động bằng việc lắp thêm cảm biến.
Nhờ vậy, giúp nhận diện sớm những thay đổi về nhiệt, áp lực… Từ đó, chủ động ngắt nguồn khi phát sinh vấn đề bất ổn.
3. Lưu ý cần nhớ khi set up hệ thống máy nén khí công nghiệp
3.1 Chọn thiết bị có thông số phù hợp
Mỗi kho xưởng, nhà máy sẽ có những yêu cầu riêng về lượng thành phẩm tạo ra. Khả năng cung ứng trong thời gian dài, chất lượng sau cùng của chúng.
Vậy nên, khi lắp đặt máy nén khí cần lựa những thiết bị có thông số tương thích với nhu cầu.
Có như vậy khi vận hành, hệ thống mới trở thành cánh tay phải trong hoạt động kinh doanh của bạn.
3.2 Đảm bảo thứ tự vị trí lắp đặt các thiết bị
Vị trí lắp đặt của những bộ phận liên quan cũng là yếu tố chi phối hiệu quả làm việc của hệ thống. Thông thường, máy nén sẽ đứng ở vị trí đầu tiên.
Kế đến sẽ là bộ phận lọc nằm liền kề bình chứa, cuối cùng là máy sấy. Ngoài ra, có thể bắt gặp nhiều dị bản khác nhưng tất cả các trường hợp đều đặt máy sấy lên trên cùng.
3.3 Set up phòng riêng đủ tiêu chuẩn
Để tối ưu môi trường vận hành, việc bố trí phòng riêng cho hệ thống này là thực sự cần thiết.
Mục đích là ngăn cách bộ máy với các nguy cơ, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của ẩm, nhiệt và bụi lên thiết bị.
Việc xây dựng phòng có diện tích ra sao, bố trí thông gió, đường ống dẫn khá phức tạp. Do đó, không nên tự xử lý mà hãy nhờ đến các chuyên gia để đảm bảo tính an toàn
Hệ thống máy nén khí công nghiệp một khi đã được tối ưu thì sẽ vận hành “vào guồng” . Đem đến rất nhiều tiện ích cho hoạt động kinh doanh. Mong rằng, cẩm nang vừa được cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong tiến trình kiện toàn hệ thống nói trên.
Hỏi Đáp