Cách Lắp Đặt Máy Nén Khí: Nhanh, An toàn, Chi tiết A - Z

CEO Robert Chinh 2024-11-11 04:43:24 384

Lắp đặt máy nén khí là quy trình hoàn thiện hệ thống. Trong đó, bạn không chỉ gia cố thiết bị mà còn liên kết chúng với các đại diện khác để tối ưu công năng.

1. Hướng dẫn lắp đặt các phụ kiện máy nén khí cơ bản

1.1 Cách lắp ráp các phụ kiện đúng cách

Việc lên phom phụ kiện máy nhìn chung không có gì phức tạp.

sơ đồ lắp đặt hệ thống máy nén khí

  • Chuẩn bị đầy đủ các chi tiết đi kèm, phân sẵn theo từng nhóm để tránh lẫn các linh kiện khác nhau. Đặc biệt, chú ý đến bánh xe hỗ trợ di chuyển, phần trụ đế, bộ phận lọc gió, nút báo dung môi làm mát. 
  • Mở hướng dẫn chi tiết của NSX, sau đó thực hiện theo nội dung có trong tài liệu. Sau đó, kiểm tra lại tính năng, độ ăn khớp là xong. 

1.2 Tiến hành kết nối các phụ kiện máy

Sau khi đã định hình từng phụ kiện riêng lẻ, bạn sẽ gắn kết các chi tiết này với nhau để làm thành kết cấu hoàn thiện.

kết nối các phụ kiện máy

  • Kết nối hệ thống ống dẫn với đầu vào của máy, đầu tiếp nhận của các thiết bị tiêu thụ khí. Cách đơn giản nhất là sử dụng đầu nối nhanh để gắn kết các chi tiết này.
  • Tiếp theo gắn lọc gió, bánh xe, chân đỡ phía dưới, nút báo dầu,... vào thân máy là hoàn thiện.

2. Các cách lắp đặt thành phần trong hệ thống máy khí nén

2.1 Lắp theo tỷ lệ 1:1:1:1

Nhìn qua tỉ lệ, hẳn bạn cũng đoán ra sự hiện diện của 4 thành phần với số lượng tương đương nhau. 

Lắp hệ thống theo tỷ lệ 1:1:1:1

Cụ thể, 4 đại diện có mặt trong hệ thống sẽ là: máy nén khí dạng trục vít, bình khí, bộ lọc và máy sấy khí. Số lượng của mỗi thiết bị đều là 1. 

Mô hình này có tính ứng dụng cực cao ngoài thực tiễn. Và với sự góp mặt của bình chứa, thành phẩm sẽ được lọc tạp chất, làm mát nhanh. Từ đó, giúp giảm thiểu áp lực cho máy sấy nằm kế bên. 

2.2 Lắp theo tỷ lệ 2:1:2:2

Mô hình đang xét có máy sấy, máy nén hơi và bộ lọc đều làm thành “bộ đôi”, riêng bình chứa chỉ nằm đơn độc duy nhất 1 chiếc.

Bù lại thì dung tích lại cực “khủng”,  có thể đáp ứng được nhu cầu cao. Bên cạnh đó, hệ thống cũng tiết kiệm được 1 phần chi phí khi chỉ dùng 1 bình đựng cho cả 2 máy sinh áp lực.

2.3 Lắp theo tỷ lệ 1:1:1

Mô hình này không có sự hiện diện của bộ phận lọc khí mà chỉ gồm 3 đại diện còn lại. 

Lắp hệ thống theo tỷ lệ 1:1:1

Thường được sử dụng trong môi trường đặc thù, với độ ẩm và nền nhiệt cao. 

Khi vận hành, thành phẩm sinh ra sẽ “đi thẳng” vào máy sấy để phân lập hơi nước, hạ nhiệt. Sau đó, mới chuyển qua bình chứa.

3. Lắp đặt máy nén khí theo thứ tự, vị trí như thế nào? 

Quá trình lắp đặt thiết bị này sẽ được phân hóa thành 2 trường hợp sau:

3.1 Lắp hệ thống máy với máy sấy khí tác nhân lạnh

Trong trường hợp này, tính từ trái sang phải, vị trí của các thiết bị đi kèm sẽ là: máy nén, bình chứa, máy sấy, bộ lọc. 

hệ thống có máy sấy khí tác nhân lạnh

Khi thao tác ngoài thực tiễn, nên bố trí 2 bình chứa. Trong đó, 1 chiếc sẽ đựng khí có độ ẩm cao được giải phóng ra từ máy nén. 

Chiếc còn lại dùng để chứa khí có độ ẩm thấp, lắp liền sau máy sấy. Như vậy, hiện tượng tụt áp sẽ được tiết chế xuống mức thấp nhất. 

Máy sấy nằm sát bình chứa, nhằm mục đích hạn chế sự hạ áp từ máy nén. Và để giảm nguy cơ bộ lọc bị nghẽn do độ ẩm cao thì chúng sẽ nằm ngay sau máy sấy. 

3.2 Lắp hệ thống máy với máy sấy khí hấp thụ 

Các chi tiết cấu thành sẽ được sắp xếp theo trình tự như sau: máy nén, bình đựng, lọc thô, máy sấy, lọc tinh.

Loại máy sấy dùng trong hệ thống là dạng hấp thụ, thường gắn với máy khí nén không dầu.


lắp hệ thống với máy sấy khí hấp thụ 

Bộ phận lọc thô có nhiệm vụ tách chiết bớt lượng ẩm có trong thành phẩm trước khi tiếp cận với máy sấy.

 Trong khi đó, bộ lọc tinh nằm ở cuối hệ thống. Có nhiệm vụ “thanh tẩy” bụi bẩn còn tồn trong khí nén do vừa tiếp cận với máy sấy ở giai đoạn trước.

4. 1 số chú ý quan trọng khi lắp đặt máy nén khí 

4.1 Vị trí, môi trường lắp đặt máy

Đặt hệ thống ở nơi có điều kiện phù hợp. Đảm bảo độ ẩm được tiết chế ở mức tối thiểu.

Ngoài ra, đừng quên tính toán trước con đường dẫn thành phẩm đến nơi tiêu thụ. 

Nếu đường dẫn quá dài, hiệu suất sinh áp sẽ tụt giảm nhanh chóng. 

vị trí lắp đặt

Vậy nên, phải cân đối vị trí giữa các thiết bị liên quan sao cho phù hợp nhất. 

Để tiện cho việc tiếp cận hệ thống, phải tạo ra khoảng trống tối thiểu 70cm kể từ viền ngoài cùng của thiết bị. Đặc biệt, khoảng cách giữa nóc của thiết bị với trần nhà phải đạt từ 1m trở lên.

4.2 Bố trí hệ thống điện

Việc bố trí điện nguồn cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Tương thích với điện áp của toàn hệ thống. 
  • Có độ ổn định cao, không hạ cường độ bất chợt
  • Nằm gần với khu vực bố trí máy. 
  • Nên lắp đặt thêm ổn áp, bộ chuyển đổi, đề phòng khi cần dùng đến.

4.3 Thiết lập hệ thống thông gió

Trong quá trình vận hành thiết bị, 1 phần năng lượng biến thành nhiệt năng là điều khó tránh khỏi.

hệ thống thông gió máy nén khí

Nếu bạn không lắp đặt bộ phận này thì khi nhiệt tăng sẽ phá hỏng linh kiện. 

Hãy liên hệ với kỹ thuật, nêu rõ hiện trạng để các chuyên gia thiết kế 1 hệ thống thông gió phù hợp nhất.

4.4 Xây dựng đường ống nước thải 

Mặc dù, quá trình sinh áp lực về bản chất không tạo chất thải độc hại. Tuy nhiên, khi vận hành, các thành phần linh kiện máy nén khí có thể bị ăn mòn và sinh ra 1 số tạp chất.

Bởi vậy, bạn cần xây dựng hệ thống xả bỏ chuyên nghiệp. Đảm bảo xử lý theo chu trình khép kín, an toàn và hiệu quả. 

Tiến trình này được thực hiện thông qua nhiều bước tính toán, đo đạc phức tạp. Do đó, cần được đội ngũ chuyên gia tư vấn trước khi bắt tay vào việc.

Lắp đặt máy nén khí mặc dù còn khá nhiều vấn đề cần bàn. Nhưng với những kiến thức cốt lõi vừa được cung cấp, hẳn bạn đã có được cái nhìn chi tiết. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công để có 1 công trình như ý! 

Hỏi Đáp

Máy Nén Khí Vũng Tàu: Chính hãng, Giá tốt, Chuyên nghiệp

Máy Nén Khí Vũng Tàu: Chính hãng, Giá tốt, Chuyên nghiệp

7+ Máy Nén Khí Trục Vít Mini: Giá tốt, Bền, Được mua nhiều

7+ Máy Nén Khí Trục Vít Mini: Giá tốt, Bền, Được mua nhiều

Review chi tiết nhất về máy nén khí Dawer

Review chi tiết nhất về máy nén khí Dawer