3 Cách tự chế máy nén khí: Nhanh, An toàn, Chi tiết A- Z

CEO Robert Chinh 2024-10-30 08:28:40 699

Tự chế máy nén khí nghe thì có vẻ rất thú vị, tiềm năng nhưng nếu đã bắt tay sẽ thấy không hề đơn giản.

1. Nhiều người thích tự chế máy khí nén, vì sao?

Mặc dù việc mua 1 chiếc máy mới rất tiện lợi, nhanh gọn nhưng nhiều người vẫn muốn tự tay làm ra thiết bị này. Và dưới đây là 3 lý do chính khiến họ quyết định thử sức với lựa chọn nói trên.

1.1 Chi phí không quá cao

So với việc mua máy bơm khí nén thì số tiền bỏ ra để tự chế rẻ hơn nhiều. Giá thiết bị bày bán ngoài thị trường bị chi phối bởi cả phí vật liệu và phí nhân công. 

chi phí thấp

Trong khi đó nếu tự chế, bạn chỉ mất phí vật liệu. Vậy nên, số tiền bỏ ra chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 so với mức giá trung bình của máy mới.

1.2 Điều chỉnh công năng theo nhu cầu 

Khi lựa mua thiết bị ngoài thị trường, rất khó để bạn tìm ra 1 con máy có công năng vừa in với nhu cầu cá nhân. Mỗi mã sản phẩm sẽ đều được cái này, mất cái kia nên không thể làm hài lòng 100%..

tuỳ thỉnh theo nhu cầu

Thế nhưng, nếu tự làm ra thì có thể điều chỉnh công năng theo ý muốn. Bạn cần đưa chi tiết nào vào máy đều có thể hiện thực hóa dễ dàng. Do vậy, thành phẩm sẽ có tính tương thích cao với những gì bạn kỳ vọng.

2. 3 Cách tự chế máy nén khí siêu dễ, 100% thành công

2.1 Chế máy nén khí từ block tủ lạnh

Việc tận dụng linh kiện đặc biệt này của tủ lạnh cũ để chế máy khí nén đã được nhiều người áp dụng. 

Chuẩn bị:

  • Bình gas điều hòa dùng hết: 1 chiếc
  • Block tủ lạnh vẫn hoạt động tốt: 1 chiếc
  • Bánh xe: 4 chiếc tương đồng
  • Trụ đỡ: 1 chiếc
  • Ống dẫn mềm, chịu áp tốt
  • Rơ le
  • Đồng hồ đo áp
  • Van dẫn khí
  • Khoan, ốc vít, máy hàn xì, cưa,....

Chế máy nén khí từ block tủ lạnh

Cách thực hiện:

  • Làm sạch toàn bộ phần vỏ của block.
  • Với bình gas điều hòa, hãy loại bỏ từ khu vực cổ bình đổ lên. Sau đó rửa sạch bên trong và để khô.
  • Gắn kết phần trụ đỡ và hệ bánh xe với bình gas. Với block làm lạnh, hãy sử dụng bộ 4 ốc vít lớn để làm thành trụ đỡ cho bộ phận này. 
  • Khoan 2 lỗ trên thân bình gas, sau đó kết nối ống dẫn từ bộ phận này với đầu khí ra của block. Lỗ thứ hai sẽ được gắn kết với rơ le, van dẫn khí ra, đồng hồ đo áp suất.. 

2.2 Chế máy khí nén từ bình cứu hỏa

Với bình chữa cháy đã dùng hết có thể tận dụng để chế tạo máy bơm khí nén. Cách làm rất đơn giản, kết quả nhận về chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Chuẩn bị:

  • Vỏ bình chữa cháy đã dùng hết và được làm sạch từ trong ra ngoài
  • Các loại van: van nhôm tổng, van an toàn, van 1 chiều
  • Đồng hồ làm nhiệm vụ đo áp
  • Máy nén khí cỡ nhỏ vận hành với điện áp 12V
  • Dây dẫn hơi
  • Rơ le
  • Ốc vít
  • Băng keo

Chế máy khí nén từ bình cứu hỏa

Cách thực hiện:

  • Bỏ nắp bình, kết nối phần đầu của bộ phận này với van nhôm tổng.
  • Tích hợp: van an toàn, van dẫn khí, rơ le điện, đồng hồ đo áp suất vào van nhôm tổng.
  • Sử dụng thêm 1 khớp nối để liên kết dây dẫn với đầu xả, mục đích là để dẫn khí ra ngoài.
  • Liên kết bình chữa cháy với máy nén cỡ nhỏ thông qua ống nối đặc biệt. Cũng trong công đoạn này, bạn tích hợp thêm van 1 chiều cho máy.
  • Gia cố lại các chi tiết, đặc biệt là những mối nối bằng băng keo non.

2.3 Chế máy bơm nén khí từ vỏ chai nhựa

So với 2 đại diện nói trên, chế máy nén khí theo cách này có phần thô sơ và tối giản hơn. Thế nhưng thành quả tạo ra lại khá ấn tượng. Nếu cần sử dụng khí nén với lượng không quá lớn, áp lực vừa tầm thì có thể bắt đầu bằng ý tưởng này.

Chuẩn bị:

  • Vỏ chai nhựa rỗng: 4 cái
  • Van xe đạp không đính kèm hạt gạo: 8 cái
  • Bơm điện sử dụng điện áp 12V: 1 chiếc
  • Ống sắt lòng rỗng: 1 cái
  • Ống tuy ô
  • Săm xe máy
  • Các linh kiện khác: ắc quy 12V, cao su, ốc vít, dây dẫn điện, tay cầm tích hợp van, gỗ,...

Chế máy bơm nén khí từ vỏ chai nhựa

Cách thực hiện:

  • Tạo lỗ trên đầu chai nhựa, kích thước có thể cho vừa mũi van xe.
  • Sử dụng săm để làm thành gioăng cao su, nhằm tăng độ khít giữa chai nhựa và mũi van xe.
  • Kết nối 4 chai đã gắn van với bơm điện, tích hợp trong 1 miếng gỗ dày dặn.
  • Gắn kết các van ở phía đáy của vỏ chai thành 2 bộ đôi thông qua ống dẫn hơi
  • Bắt nối 2 nắp chai bằng ống dẫn để tạo môi trường khép kín.
  • Với 2 vỏ chai tiếp theo, 1 vỏ sẽ gắn với máy bơm để hút khí vào hệ thống. Vỏ còn lại sẽ gắn thêm đồng hồ đo áp, súng bơm để làm thành đầu dẫn khí.

3. Cảnh báo rủi ro khi dùng máy nén khí tự chế 

Khi thực hiện ý tưởng này, bạn có thể đối diện với những vấn đề sau:

3.1 Tiềm tàng “bẫy” nguy hiểm chết người 

Máy vận hành dựa trên quá trình tạo áp suất lớn để thu nhỏ thể tích của nguyên liệu đầu vào. Từ đó giúp tăng tốc độ lưu chuyển của khí đầu ra. 

Cảnh báo

Nếu bạn thực hiện không chuẩn thì có thể dẫn đến 2 vấn đề. Thứ nhất, rủi ro khi bắt nối các chi tiết với nhau, tiếp cận trực tiếp với luồng khí áp lực lớn. Thứ hai, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì nguy cơ rò rỉ, bục nổ rất dễ xảy ra. 

Lúc này, máy không còn là công cụ hỗ trợ mà sẽ trở thành chiếc “bẫy”nguy hiểm đến tính mạng.

3.2 Chất lượng khí nén không ổn

Do quá trình hoàn thiện thiết bị mang tính chắp vá, không thể đo đạc chính xác các thông số nên chất lượng thường dưới ngưỡng. Khí nén sinh ra không đều tay, năng lực phụt rửa kém.

Chất lượng khí nén yếu

Đặc biệt, chất lượng cũng không đảm bảo, có thể tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ hoặc có mùi khó chịu.

3.3 Tính ứng dụng không thực sự cao 

Khi tự chế máy, bạn đừng kỳ vọng quá nhiều về tính ứng dụng.

Như đã nói ở trên, so với các dòng máy chuyên nghiệp, máy tự chế “lép vế” về mọi phương diện. Từ lượng khí, tốc lực khí đầu ra cho tới tính ổn định, độ an toàn.

máy nén khí chế bơm xe

Do đó, không thể dùng vào những mục tiêu lớn. Chỉ nên xem đây là trò tiêu khiển nhằm thỏa mãn đam mê khám phá của bản thân.

4. Đầu tư máy nén khí Điện máy Yên Phát để đảm bảo chất lượng, an toàn

Yên Phát cung cấp những mã máy tân tiến nhất đến từ nhiều nhãn hàng uy tín trên thế giới như: Kumisai, Pegasus, Fusheng, Puma,... 

Sau khi ra lò sẽ trải qua khâu kiểm định khắt khe rồi mới chính thức lên kệ. Đặc biệt, sản phẩm được tính toán rất chặt chẽ về các thông số kỹ thuật nên vừa an toàn, vừa có công năng khủng.

máy nén khí Điện máy Yên Phát

Chưa hết, giá máy nén khí tại Yên Phát là giá gốc, không bị độn phí. Do bên cung ứng ký kết hợp tác trực tiếp với NSX.

Nếu xét trên chặng đường dài, đây là lựa chọn tiết kiệm chi phí hơn so với việc tự chế.

Thay vì tự chế máy nén khí, rất nhiều khách hàng đã quyết định lựa chọn thiết bị này tại Yên Phát. Nếu bạn coi trọng sự an toàn, tính hiệu quả của thiết bị thì đừng bỏ qua lựa chọn trên nhé!

Hỏi Đáp

15 Địa chỉ bán máy nén khí tại Hà Nội: Giá rẻ, Chất lượng

15 Địa chỉ bán máy nén khí tại Hà Nội: Giá rẻ, Chất lượng

Máy nén khí Nakawa tốt không? Các loại máy nén khí Nakawa nổi bật

Máy nén khí Nakawa tốt không? Các loại máy nén khí Nakawa nổi bật

Kinh nghiệm chọn mua máy nén khí Banzai chất lượng, giá tốt

Kinh nghiệm chọn mua máy nén khí Banzai chất lượng, giá tốt