Máy nén khí HS code là gì? Quy trình và thủ tục nhập khẩu máy nén khí

CEO Robert Chinh 2023-11-30 17:25:10

Với nhu cầu lắp đặt, sử dụng ngày càng lớn, thị trường cung cấp máy nén khí luôn được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và khả năng kiếm lời. Đặc biệt là các dòng máy nén khí nhập khẩu. Có lẽ vì vậy những thông tin về thủ tục nhập khẩu máy nén khí và HS code máy nén khí vẫn luôn được đặc biệt quan tâm. Vậy máy nén khí HS code là gì? Thủ tục nhập khẩu máy nén khí tại Việt Nam được tiến hành như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về các vấn đề này nhé! 

máy nén khí hs code

Để được phép nhập khẩu máy nén khí buộc phải có HS code

Máy nén khí áp mã HS nào?

Máy nén khí HS code là một trong những thông tin quan trọng để tiến hành thủ tục nhập khẩu, kiểm tra thông tin về loại máy nén khí được nhập về. 

Thông tin về mã HS code máy nén khí

Tương tự như các ngành hàng, sản phẩm nhập khẩu khác, để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý, máy nén khí cũng có mã HS code. Từ mã này các đơn vị có thể dễ dàng tra được thuế VAT, thuế nhập khẩu hay các quy định pháp lý liên quan đến sản phẩm. 

Mặt khác nếu xác định được mã HS code không đúng có thể khiến cho việc làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí gặp nhiều khó khăn. Người nhập khẩu phải làm lại hồ sơ, nộp bổ sung các loại thuế, thu hôi thuế cùng rất nhiều các vấn đề rắc rối khác. Do đó bạn cần phải tra HS code máy nén khí trước khi tiến hành nhập khẩu. 

Các loại mã HS máy nén khí

Tham khảo vào biểu thuế xuất nhập khẩu dưới đây, ta có thể xác định được máy nén khí HS code là số bao nhiêu. Theo đó, mặt hàng này nằm trong nhóm 8414 - đây là nhóm các mặt hàng bơm không khí, máy nén không khí, bơm chân không… Trong đó:

  • Máy nén khí HS code 841420: Là dạng loại máy nén khí được điều khiển qua tay hoặc chân.
  • Máy nén khí HS code 841430: Là dạng máy nén khí làm lạnh. 
  • HS code máy nén khí trục vít 841440: Mã hs code máy nén khí trục vít này thường được dùng trong việc nhập khẩu dân dụng. HS code phụ tùng máy nén khí cũng nằm nằm trong danh mục phía trên.

Bạn có thể tham khảo thêm bảng mã HS cùng thuế suất nhập khẩu của một số mặt hàng máy nén khí tại biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020.

Bảng mã HS code cho máy nén khí và các mặt hàng liên quan

Bảng mã HS code cho máy nén khí  mà bạn có thể tham khảo

>>Xem ngay: Cách mua và lựa chọn địa chỉ bán máy nén khí TPHCM chất lượng

Nhập khẩu máy nén khí được thực hiện như thế nào?

Công bằng mà nói những sản phẩm máy nén khí nhập khẩu vẫn luôn được người dùng Việt ưu ái hơn về chất lượng và độ bền. Dù có giá thành nhỉn hơn do mất thêm chi phí nhập khẩu và vận chuyển, song chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả công việc mà những thiết bị này có thể mang lại. Vậy quy trình nhập khẩu máy nén khí được diễn ra như thế nào?

Những quy định về thuế nhập khẩu

Đóng thuế là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi nhập khẩu hàng hoá trừ những trường hợp đặc biệt. Và máy nén khí cũng là một trong những mặt hàng mà bạn bắt buộc phải đóng thuế nhập khẩu. Hai loại thuế mà bạn cần phải đóng bao gồm thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi.

Căn cứ vào việc xác định thuế nhập nhập thì bạn có thể dựa vào Nghị định 127/2016/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP. Đây đều là những văn bản ban hành các quy định về thuế nhập khẩu cùng điều khoản liên quan mà bạn có thể tham khảo. 

Tiện lợi nhất là bạn căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu của năm 2020 đã được cung cấp phía trên. Với các căn cứ trên thì để có thể nhập khẩu được mặt hàng máy nén khí, bạn sẽ cần đóng thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ khoảng 3 đến 20%.

Chi tiết các bước trong quy trình nhập khẩu máy nén khí

Về cơ bản, để nhập khẩu máy nén khí, quy trình thực hiện sẽ được triển khai như sau:

  • Bước 1: Phân loại máy nén khí thuộc dạng nào nhằm để chuẩn bị hồ sơ và thủ tục nhập khẩu phù hợp.
  • Bước 2: Lên tờ khai hải quan trước khi nhập khẩu mặt hàng thiết bị nén khí.
  • Bước 3: Trường hợp bạn nhập loại máy nén khí đi kèm bình chứa thì sẽ cần làm hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Bước 4: Tiến hành đăng ký chứng nhận hợp quy tại trung tâm kiểm định với mặt hàng máy nén khí.
  • Bước 5: Nộp hồ sơ hải quan để được phê duyệt nhập khẩu máy nén khí.
  • Bước 6: Sau khi máy nén khí đã mang về kho bảo quản, tiếp tục liên hệ với trung tâm kiểm định để có thể kiểm tra sản phẩm và làm giấy chứng nhận hợp quy cho máy nén khí. 
  • Bước 7: Nộp bổ sung hồ sơ nhập khẩu cho Sở LĐTBXH và hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng thiết bị máy nén khí. 
  • Bước 8: Bước cuối cùng để hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy nén khí, bạn sẽ cần nộp kết quả kiểm tra chất lượng cho hải quan. Sau đó hàng hóa mới được chính thức được thông quan.

máy nén khí áp mã hs nào

Bạn phải trải qua quy trình khá phức tạp để nhập khẩu máy nén khí thành công

Hiểu rõ hơn về thủ tục hải quan nhập khẩu máy nén khí

Bên cạnh nắm chắc máy nén khí hs code, quy định về thuế cùng quy trình nhập khẩu, bạn cũng nên biết về các thủ tục hải quan để có thẻ nhập khẩu máy nén khí theo đúng quy định. 

Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi làm hồ sơ nhập khẩu?

Hồ sơ hải quan là một trong những bộ hồ sơ bắt buộc bạn phải nộp mỗi khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Bạn sẽ cần chuẩn bị trước những loại giấy để nộp hồ sơ như sau:

  • Hóa đơn thương mại: 1 bản
  • Hợp đồng thương mại: 1 bản
  • Giấy giới thiệu: 2 bản
  • Phiếu đóng gói hàng hóa: 1 bản
  • Giấy đăng ký chứng nhận máy nén khí hợp quy: 1 bản chính
  • Thông tin kỹ thuật và ảnh máy nén khí: 1 bộ
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng máy nén khí nhà nước: 1 bản chính.

Chuẩn bị hồ sơ

Một bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm bạn cần chuẩn bị sẽ phải bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Tờ khai hải quan hàng hóa
  • Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhập khẩu
  • Giấy đăng ký để kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đã có sẵn mẫu
  • Vận tải đơn
  • Hợp đồng thương mại
  • Bảng mô tả lô hàng nhập khẩu
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Tài liệu về thông tin kỹ thuật của máy nén khí
  • Chứng nhận về xuất xứ hàng hóa (viết tắt là CO), 
  • Chứng nhận chất lượng sản phẩm (gọi tắt là CQ)

máy nén khí áp mã hs nào

Hồ sơ hải quan là loại hồ sơ không thể thiếu khi nhập khẩu hàng hoá như máy nén khí

Sau khi bạn đã điền đầy đủ thông tin và nộp hồ sơ cho Sở lao động thương binh xã hội thì sẽ được trả về giấy xác nhận đăng ký kiểm tra nhập khẩu để nộp lại cho hải quan. Hồ sơ để đăng ký máy nén khí chứng nhận hợp quy sẽ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng máy nén khí
  • Giấy đăng ký chứng nhận máy nén khí hợp quy
  • Hợp đồng mua bán
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • C/Q hoặc Test report
  • Bản mô tả của sản phẩm máy nén khí.

Nộp hồ sơ

Sau khi bạn đã chuẩn bị đủ các loại giấy tờ và hồ sơ phù hợp cho quá trình nhập khẩu máy nén khí thì bước tiếp theo chính là liên hệ nộp hồ sơ. Bạn cần liên hệ và tiến hành nộp hồ sơ đúng cho cơ quan ban ngành chịu trách nhiệm.

  • Đối với hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm máy nén khí, bạn sẽ cần liên hệ và nộp cho Sở lao động thương binh xã hội gần nhất.
  • Đối với hồ sơ đăng ký chứng nhận máy nén khí được nộp tại Trung tâm kiểm định.
  • Đối với hồ sơ hải quan thì bạn chỉ cần nộp tại Chi cục Hải quan nơi có cảng, sân bay mà máy nén khí được vận chuyển về.

Nhìn chung thủ tục nhập khẩu máy nén khí cần hiện đang được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tốt về chất lượng, tính chính hãng của các sản phẩm được phân phối, tránh tình trạng hàng giả, nhái trên thị trường. Vừa rồi là tất cả các thông tin về máy nén khí HS code và quy trình nhập khẩu máy nén không khí. Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp ích được cho bạn!

Hỏi Đáp

Các loại dầu dùng cho máy nén khí

Các loại dầu dùng cho máy nén khí

Quy trình và thời gian bảo dưỡng máy nén khí piston đúng cách, hiệu quả nhất

Quy trình và thời gian bảo dưỡng máy nén khí piston đúng cách, hiệu quả nhất

Máy nén khí Nakawa tốt không? Các loại máy nén khí Nakawa nổi bật

Máy nén khí Nakawa tốt không? Các loại máy nén khí Nakawa nổi bật