Bộ đàm sử dụng sóng gì? Có ảnh hưởng tới sức khoẻ Ko?
Nội dung chính [ Hiện ]
Sóng là yếu tố quyết định tới khoảng cách liên lạc, khả năng đâm xuyên qua vật cản của các thiết bị trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu, nhiều người sẽ không biết bộ đàm sử dụng sóng gì. Cùng Yên Phát khám phá nhanh để hiểu rõ loại sóng tích hợp cho thiết bị nhé.
1. Bộ đàm sử dụng sóng gì?
Bộ đàm hoạt động dựa trên sóng vô tuyến (Radio Frequency - viết tắt RF), là dạng sóng điện từ có tần số thấp và bước sóng dài. Thiết bị có thể dễ dàng thực hiện thu/ phát tín hiệu âm thanh không dây nhờ vào loại sóng này.
Cụ thể, sóng RF có tần số từ 3 kHz - 300 GHz, ứng với bước sóng 100.000 km - 1mm, truyền đi với tốc độ ánh sáng. Nhờ đó, tín hiệu có thể truyền tức thì giữa các máy đàm thoại.
2. Các loại sóng vô tuyến sử dụng trong bộ đàm
Hiện nay, hầu như 100% các công cụ đàm thoại thường dùng 2 loại tần số là: VHF (Very High Frequency) và UHF (Ultra High Frequency).
2.1. Tần số VHF
Tần số VHF nằm trong dải tần 30 - 300 MHz, với bước sóng dao động từ 10m - 1m. Sóng truyền theo đường thẳng, dễ bị cản bởi vật thể như: đồi núi, nhà cao tầng, tường chắn…
Sóng tần số VHF bị bạn chế ở các khu vực đô thị hoặc môi trường nhiều vật cản. Tuy nhiên ở các nơi rộng rãi như: nông thôn, công trường, rừng thưa… thì VHF lại liên lạc tốt.
Với đặc thù hợp với môi trường cần liên lạc xa, tần số VHF được ứng dụng nhiều nhất trong ngành hàng không, hàng hải…
2.2. Tần số UHF
Tần số UHF có dải tần ở mức 300 MHz - 3 GHz, với bước sóng dao động từ 1 m - 10 cm.
Sóng UHF có thể xuyên qua chướng ngại vật đỉnh hơn VHF. Không bị hạn chế bởi các bức tường, nhà cao tầng hay các công trình kiên cố.
Với đặc điểm trên, sóng UHF đặc biệt phù hợp trong môi trường đô thị đông đúc, khu công nghiệp, nhà kho hoặc công trường xây dựng.
Loại sóng này phát huy hiệu quả tốt nhất khi dùng cho các liên lạc ở khoảng cách ngắn, ở các khu vực có nhiều vật cản.
3. So sánh VHF và UHF trong sử dụng bộ đàm
Sau khi hiểu cơ bản về các loại sóng, Yên Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cách phân biệt tần số VHF và UHF trong bộ đàm. Cụ thể:
4. Bộ đàm dùng sóng có cần xin cấp phép không?
Sóng thông tin quản lý khá chặt chẽ nên nhiều người thắc mắc có cần xin được cấp phép trước khi sử dụng hay không. Yên Phát sẽ hướng dẫn cho bạn cách phân biệt cụ thể đâu là loại cần và không cần cấp giấy phép:
- Tần số không cần cấp phép (PMR, FRS)
Thường dùng cho các bộ đàm dân dụng có công suất nhỏ, phạm vi hoạt động giới hạn. Loại này hợp cho cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm an ninh quy mô nhỏ.
- Tần số cần cấp phép
Áp dụng với các bộ đàm có công suất lớn, phạm vi liên lạc rộng hơn, phục vụ cho công việc chuyên môn như công trình, bảo vệ, logistics,...
Trước khi liên lạc phải xin giấy phép tần số để tránh gây nhiễu sóng, đảm bảo an toàn thông tin.
Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là xin phép ở đâu? Cơ quan quản lý tần số (Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ TT&TT).
Đây là nơi chịu trách nhiệm quản lý, cấp phép, giám sát việc sử dụng tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước.
5. Một số lưu ý khi chọn bộ đàm theo sóng
Khi lựa chọn bộ đàm thoại dựa theo bước sóng, người mua phải chú ý tới 1 số điều bên dưới đây để có hiệu quả liên lạc tốt nhất:
- Cần xác định môi trường sử dụng để lựa chọn dải tần phù hợp. Khu vực nhiều vật cản như thành phố nên dùng UHF. Khu vực trống trải, ít vật cản như nông thôn nên chọn VHF.
- Dựa theo nhu cầu liên lạc xa hay gần để chọn loại bộ đàm. Chẳng hạn trong phạm vi ngắn thì mua bộ đàm công suất thấp, không cần xin cấp phép. Nếu khoảng cách xa hoặc môi trường rộng, cần dùng thiết bị công suất lớn hơn phải đăng ký tần số.
- Tần số VHF truyền được xa, ngược lại UHF ngắn hơn nhưng có thể xuyên được qua vật cản. Nếu chọn sai dải tần có thể khiến tín hiệu liên lạc bị gián đoạn, không nghe rõ.
- Lựa chọn hãng phân phối bộ đàm uy tín, có cấu hình kỹ thuật tốt, dễ điều chỉnh. Ví dụ như các hãng sau đây: Bộ đàm cầm tay ICOM, Motorola, HYT, Kenwood,...
Các thông tin được Yên Phát chia sẻ trên đây sẽ giúp giải đáp chính xác câu hỏi bộ đàm sử dụng sóng gì. Dựa vào đó, bạn có thể lựa chọn được đúng tần số phù hợp để có thể liên lạc ổn định nhất.
Hỏi Đáp