Máy nén khí tủ lạnh là gì? Chức năng - nguyên lý vận hành máy nén khí (block) tủ lạnh
Nội dung chính [ Hiện ]
Bạn đã bao giờ nghe đến máy nén khí tủ lạnh chưa? Bên cạnh máy nén khí công nghiệp, tủ lạnh cũng được tích hợp máy nén khí để cung cấp cho quá trình làm lạnh. Vậy máy nén khí tủ lạnh có khác với các thiết bị cung cấp khi nén thông thường? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về loại máy nén không khí này nhé!
Máy nén khí tủ lạnh là gì?
Máy nén khí tủ lạnh hay còn được gọi là block tủ lạnh. Đây là linh kiện có vai trò vô cùng quan trọng của tủ lạnh. Block tủ lạnh được đặt ở phía sau tủ lạnh, chúng có chức năng chính là tạo ra hơi lạnh để tiến hành bảo quản thực phẩm.
Không những thế, những chiếc máy nén khí từ lốc tủ lạnh này còn có khả năng nén gas (khí) theo chu kỳ tuần hoàn từ dàn nóng sang dàn lạnh nhằm hỗ trợ các công việc như làm mát bên trong tủ lạnh, đông đá. Khi bạn đứng gần tủ lạnh, bạn sẽ cảm thấy có làn gió thổi ra nóng và khô. Điều này giải thích về hoạt động tản nhiệt của block tủ lạnh.
Block tủ lạnh
Các loại máy nén khí tủ lạnh
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại block tủ lạnh khác nhau. Nhưng có 3 loại block đang được sử dụng phổ biến nhất chính là.
- Block dạng xoắn ốc: Hay còn được gọi là block dạng cuộn. Những máy nén dạng cuộn này gồm 2 phần đĩa xoắn ốc. Trong đó một đĩa xoắn ở trạng thái tĩnh và một đĩa xoắn ở trạng thái động xoay theo quỹ đạo. Đây cũng là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay.
- Bock dạng piston: Block tủ lạnh dạng piston gồm các bộ phận chính là trục khuỷu, xi lanh, piston, tay biên, khoang hút, khoang nén, clape đẩy, clape hút, tiêu âm, roto, stato, đường hút, đường đẩy, các tiếp điểm, ống nạp và dầu.
- Block dạng swing.
Có nhiều loại block tủ lạnh khác nhau
Nguyên lý hoạt động máy nén khí tủ lạnh
Những chiếc máy nén khí (block) tủ lạnh hoạt động theo hai quá trình là quá trình hút dung môi tạo lạnh và quá trình nén khí.
Quá trình hút dung môi tạo lạnh
Piston trong thân block tủ lạnh sẽ hoạt động theo hệ thống dịch chuyển từ trái sang phải. Điều này sẽ làm cho thể tích trong xi lanh có chứa piston có dấu hiệu tăng lên, đồng thời khiến cho áp suất bên trong block giảm nhanh.
Khi áp suất ở trong khoang hút lớn hơn mức áp suất xi lanh thì van hút sẽ mở ra và bắt đầu hút dung môi vào khoang chứa xi lanh. Quá trình này hoạt động liên tục và chỉ dừng khi piston di chuyển đến điểm cuối.
Block được lắp đặt phía sau tủ lạnh
Quá trình nén
Sau khi piston đã dừng lại ở điểm cuối thì dung môi cũng đã được hút đầy trong xi lanh. Điều này khiến cho thể tích trong xi lanh giảm đi. Áp suất trong xi lanh lúc này sẽ bắt đầu tăng lên cho đến khi lớn hơn mức áp suất trong khoang, thì ống van sẽ mở ra, dung môi bị nén sẽ được đưa vào dàn ngưng.
Quá trình nén và hút được thực hiện liên tục, đáp ứng lượng khí nén cho tủ lạnh để đảm bảo hiệu quả làm lạnh ổn định nhất.
Chức năng, vai trò của máy nén khí tủ lạnh
Những chiếc máy nén khí (block) tủ lạnh có vai trò gì?
Chức năng của máy nén khí tủ lạnh
Block tủ lạnh là bộ phận luân chuyển môi chất lạnh trong hệ thống ống dẫn từ dàn nóng sang dàn lạnh và ngược lại. Cụ thể, block lạnh có các chức năng sau:
Block nén khí tủ lạnh có vai trò quan trọng trong việc làm mát, bảo quản thực phẩm
- Khi tủ lạnh hoạt động, môi chất trong dàn lạnh được hút, nén liên tục ở áp suất cao thông qua máy nén khí. Trong block diễn ra quá trình chuyển hóa dung môi từ dạng khí sang dạng lỏng. Quá trình này sẽ sản sinh ra nhiệt độ cao và lượng khí nóng này sẽ được thổi ra bên ngoài thông qua dàn nóng. Do đó mà bạn sẽ cảm thấy hơi gió khi đứng gần block tủ lạnh.
- Khi nhiệt độ trong tủ chưa đạt mức yêu cầu. Block sẽ hoạt động nhằm tạo sự luân chuyển trong đường ống. Điều này giúp cho quá trình thu nhiệt của dàn lạnh và xả nhiệt của dàn nóng vận hành êm ái.
Vai trò của block tủ lạnh
Block tủ lạnh có một số vai trò như sau:
- Block tủ lạnh có vai trò hút dung môi các chất tạo lạnh ở dàn bay hơi.
- Block tủ lạnh có vai trò duy trì áp suất nhằm đảm bảo quá trình bay hơi dung môi luôn diễn ra ở mức nhiệt độ thấp nhất.
- Block tủ lạnh sẽ nén hơi lạnh áp suất ngưng tụ lại nhằm giúp dàn ngưng tụ hoạt động bình thường.
Hướng dẫn chế máy nén khí từ block tủ lạnh
Vì block tủ lạnh được coi là những chiếc máy nén khí cho nên chúng còn được nhiều người sử dụng để chế máy nén khí mini. Bạn có thể chế máy nén khí từ lốc tủ lạnh cũ, nhưng hãy đảm bảo lốc tủ lạnh vẫn hoạt động bình thường nhé.
Một chiếc máy nén khí tự chế từ block máy nén khí tủ lạnh
Chuẩn bị dụng cụ
Để có thể làm máy nén khí từ lốc tủ lạnh thì chúng ta cần chuẩn bị một số thiết bị, dụng cụ như sau:
- 1 block tủ lạnh cũ
- 1 bình cứu hỏa đã hết
- Máy khoan, máy hàn, cưa cắt, cụm rơ le, đồng hồ đo áp, dây dẫn khí, bánh xe, ốc vít, mỏ lết, dây điện,...
Cách thực hiện:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị thì chúng ta sẽ tiến hành chế tạo máy nén khí từ block tủ lạnh theo hướng dẫn sau đây.
- Bước 1: Dùng máy cắt, cưa để cắt phần cổ bình nén khí. Sau đó rửa sạch phần bên trong bình, để cho khô.
Tiến hành cắt phần cổ bình cứu hỏa sau đó làm sạch
- Bước 2: Sử dụng máy hàn để hàn 2 bánh xe ở phía cuối đuôi bình chứa. Phần đầu sẽ hàn một thanh chống để máy có thể đứng vững.
- Bước 3: Khoan 2 lỗ lệch nhau trên một đầu bình chứa để kết nối với cụm rơ le và nối đầu khí ra.
Khoan hai lỗ trên bình để gắn đầu ra vào khí
Với phần kết nối cụm rơ le, chúng ta tháo ốc kết nối trên cụm rơ le, sau đó khoan rỗng con ốc nhằm tạo một đầu khí ra. Sau đó hàn con ốc đó trực tiếp lên vị trí lỗ đã khoan trên bình cứu hỏa.
Khoan lỗ trên ốc vít của cụm rơ le để tạo đường khí ra
Một lỗ khoan còn lại chúng ta sẽ hàn đầu khí vào để kết nối với block tủ lạnh.
Hàn đính ốc của cụm rơ le (đầu khí ra) và đầu khí vào
- Bước 4: Đặt ướm block lên bình cứu hỏa, đánh dấu vị trí các con ốc sau đó dùng máy hàn để hàn 4 ốc vít rồi tiến hành vít cố định block trên bình chứa. Dùng một tấm sắt dày để hàn kín phần cổ bình cứu hỏa lại nhằm tạo không gian kín để chứa khí nén. Bạn có thể dùng máy mài để mài qua những mối hàn gồ ghề.
Hàn cố định phần block lên trên thân bình chứa khí
- Bước 5: Dùng một đoạn dây dẫn khí để nối với đầu ra khí trên block tủ lạnh với đầu vào khí đã khoan trên bình. Siết chặt điểm kết nối bằng cổ dê siết đầu dây. Tại con ốc cụm rơ le đã hàn, chúng ta sẽ lắp rơ le, trên rơ le sẽ lắp đồng hồ chỉnh áp, van an toàn, đầu ra khí.
Kết nối ống dẫn hơi và lắp cụm rơ le
- Bước 6: Mở hộp rơ le điện ra rồi tiến hành nối rơle điện. Chúng ta dùng dây điện có 2 dây lõi, mỗi dây lõi sẽ nối với một ốc trong rơ le.
Nối điện tại rơ le
Tất cả phần dây còn lại sẽ kéo ra sau để nối với block. Chúng ta sử dụng một dây điện khác có một đầu là jack cắm để nối với block.
Phần đầu còn lại của dây nối với rơ le với một đầu dây của dây có jack cắm cũng được tách thành 2 dây nhỏ. Sử dụng 2 dây có 2 màu khác nhau từ 2 dây dẫn lớn để nối với 2 chân trên block. 2 dây nhỏ còn thừa sẽ nối với nhau. Sau đó bạn dùng băng dính cách điện để dính lại là được.
Nối điện nguồn với block
Lưu ý: Cách tự chế máy nén khí từ block tủ lạnh trên đây chỉ mang tính tham khảo, thử nghiệm. Những thiết bị tự chế thường không đảm bảo tính an toàn để sử dụng. Do vậy nếu muốn sử dụng hiệu quả và lâu dài, bạn nên tham khảo các thiết bị nén khí từ các thương hiệu lớn và uy tín như: Puma, Fusheng, Palada, Pegasus, Kumisai,...
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về máy nén khí tủ lạnh cũng như nguyên lý vận hành và cách chế máy nén khí từ block tủ lạnh cũ. Nếu có quan tâm về các model máy nén khí giá rẻ, chất lượng, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Yên Phát qua hotline 0989 937 282 để nhận tư vấn, báo giá hoàn toàn miễn phí!
Hỏi Đáp