Sơ Đồ Hệ Thống Máy Nén Khí: Chi tiết, Chuẩn xác nhất

CEO Robert Chinh 2024-10-05 22:25:18 269

Sơ đồ hệ thống máy nén khí có tính ứng dụng cực cao, giúp bạn dễ dàng hiện thực hóa mục tiêu lắp đặt. Vậy nên, việc thiết kế được xem là yêu cầu cấp thiết đối với những ai muốn vận hành mô hình này. 

1. Tại sao phải thiết kế sơ đồ hệ thống máy nén khí?

Hệ thống máy nén khí

Khi có kế hoạch lắp đặt thiết bị thì việc thiết kế sơ đồ hệ thống được xem là yêu cầu bắt buộc. 

  • Tối ưu hiệu quả hoạt động và tính an toàn của thiết bị: Do đã được tính toán kỹ lưỡng mọi thông số, chuẩn bị đủ linh kiện cần thiết nên máy vận hành cực ổn. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng khí nén đầu ra, phòng tránh được những rủi ro không đáng có.
  • Giảm thiểu thời gian cho khâu lắp đặt thiết bị: Trên sơ đồ đã hiển thị tất thảy các chi tiết cần quan tâm khi ráp nối linh kiện. Vậy nên, bạn có thể dùng làm điểm tựa để hỗ trợ lắp đặt, giúp mọi việc diễn ra nhẹ nhàng, chính xác hơn.
  • Hỗ trợ khâu vận hành và bảo trì: Khi đã có trong tay bản thiết kế sơ đồ hệ thống của thiết bị thì bạn cũng hiểu mọi linh kiện cấu thành nên chúng. Cùng với đó là vị trí và chức năng của từng chi tiết. 

2. Các loại sơ đồ hệ thống máy nén khí

2.1 Sơ đồ hệ thống máy nén hơi đơn giản

Phiên bản này chỉ bố trí những linh kiện trọng yếu, đặc biệt cần thiết để duy trì công năng thiết bị. Điển hình là máy sấy, bộ lọc, máy nén và bộ phận tích áp.

Chi tiết này là thành phần đóng vai trò quyết định công năng của thiết bị. Chúng được đặt ở phía trước để hỗ trợ khâu sinh áp và nén khí.

  • Bình tích áp

Bộ phận này nằm sát sườn, ngay phía sau của linh kiện vừa xét đến. Linh kiện có nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản, cung cấp khí nén tạo ra cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Sơ đồ hệ thống máy nén hơi đơn giản

  • Máy sấy khí

Thành phần đang xét nằm ngay phía sau bộ phận tích áp. Khi được kích hoạt sẽ loại bỏ phần hơi nước có trong thành phẩm. Từ đó, làm giảm độ ẩm của khí nén, giảm nguy cơ ăn mòn thiết bị khi sử dụng.

  • Bộ lọc khí

Chi tiết trên nằm ở sau cùng, liền sát với máy sấy khí. Chúng sẽ giữ lại những thành phần gây hại như: bụi bẩn, hơi nước, chỉ cho luồng khí sạch đi xuyên qua.

2.2 Sơ đồ hệ thống máy khí nén phức tạp 

Thiết kế cơ bản của của phiên bản này hoàn toàn giống với đại diện bên trên. Tuy nhiên, trong kết cấu sẽ tích hợp thêm 1 vài chi tiết hỗ trợ như:

  • Van giảm áp

Đây là linh kiện có nhiệm vụ hạ áp lực khí xuống mức lý tưởng, tương thích với nhu cầu sử dụng trong từng TH cụ thể.

Sơ đồ hệ thống máy khí nén phức tạp

  • Van an toàn

Có nhiệm vụ như 1 “vệ sĩ”, giúp bảo vệ hệ thống khi áp suất tăng quá cao.

  • Van điều khiển

Thông qua thành phần này có thể kiểm soát lưu lượng khí nén theo ý muốn.

3. Sơ đồ hệ thống vận hành máy nén khí

Trong sơ đồ hệ thống vận hành thiết bị, bạn sẽ thấy 3 thành phần là:

3.1 Động cơ khởi động

Đây là chi tiết quan trọng nhất của hệ thống đang xét. Giúp kích hoạt công năng của máy nén khi thiết bị vận hành. Cụ thể, khi máy được kết nối với nguồn cấp thì van hút được bịt kín, van xả hở toàn phần. 

hệ thống máy nén khí mini

Với máy sử dụng dung môi bôi trơn thì dầu sẽ được phủ ngoài bạc đạn và đầu máy. Từ đó, tạo ra sự sai khác về áp suất giữa dung môi đang xét và đầu nén. 

3.2 Động cơ vận hành

Khi máy nén đã được kích hoạt thì loại motor này sẽ sẽ phát huy công năng. Lúc này, van xả ở tình trạng kín, đồng thời van điện tử vận hành theo hướng ngược lại.  

Khi đó, áp lực trong bình chứa dần tăng và van hút khí sẽ được hé mở từ từ. 

Khi miệng van hút mở rộng tối đa thì cũng là lúc máy nén vận hành với hiệu suất cao nhất. 

3.3 Hệ thống điều khiển điện từ thông minh

Nếu ấn nút “STOP” trên bảng điều khiển, van xả lập tức mở, bình lại đạt áp suất chân không. Khi đó động cơ sẽ không chạy nữa

Khi phát sinh sự cố quá tải, tăng nhiệt thì máy sẽ ngắt tự động.

hệ thống máy nén khí công nghiệp

Lúc này, van xả và van hút vận hành theo hướng đối kháng. Quá trình hút khí và sinh áp lực nén cũng bị dừng lại.

4. Lưu ý khi thiết kế, lắp đặt sơ đồ hệ thống máy nén khí

Khi lên sơ đồ hệ thống thiết bị và lắp đặt cần ghi nhớ những điểm sau:

4.1 Khi thiết kế sơ đồ

  • Tính toán cẩn thận các thông số của linh kiện, đặc biệt là máy nén khí, nhân tố trung tâm của hệ thống. Chú ý đảm bảo độ tương thích với nhu cầu thực tế. Nếu quá thấp thì không đảm bảo được tiêu chí đã đề ra. Nếu quá cao thì gây lãng phí, quá tải về điện. 
  • Chú trọng khâu thiết kế đường ống dẫn, đảm bảo khí không rò rỉ.
  • Bố trí lắp đặt thêm các thành phần giúp gia tăng tính an toàn khi vận hành. Cụ thể là sử dụng van an toàn, van giảm áp, rơ le ngắt tự động,...

thiết kế đường ống hệ thống máy nén khí

4.2 Khi lắp đặt 

  • Khi lắp đặt, hãy bám sát vào sơ đồ hệ thống máy để hạn chế sai sót.
  • Chọn vị trí bằng phẳng, nền đất kiên cố và cách ẩm tốt để máy vận hành trong điều kiện cực thuận
  • Nếu không có chuyên môn thì tốt nhất không nên lắp đặt hệ thống. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ KTV giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để đảm bảo hệ thống sẽ vận hành an toàn và hiệu quả.

lắp đặt hệ thống máy nén khí

Khi đã có trong tay sơ đồ hệ thống máy nén khí thì tiến trình hoàn thiện mô hình này sẽ trở nên đơn giản hơn. Vậy nên, hãy bắt tay vào việc thiết kế càng sớm càng tốt nhé!

Hỏi Đáp

Máy nén khí Puny 1/2HP và model máy nén hơi mini nổi bật

Máy nén khí Puny 1/2HP và model máy nén hơi mini nổi bật

Máy nén khí có nhiều nước: 4 Nguyên nhân, 4 Cách xử lý

Máy nén khí có nhiều nước: 4 Nguyên nhân, 4 Cách xử lý

5 Thương hiệu máy nén khí Hàn Quốc: Bền, Khỏe, Giá Rẻ

5 Thương hiệu máy nén khí Hàn Quốc: Bền, Khỏe, Giá Rẻ