Top 13+ Loại máy nén khí được ưa chuộng nhất hiện nay

CEO Robert Chinh 2025-05-15 16:46:54 719

Chỉ cần nhìn vào các loại máy nén khí trên thị trường, bạn sẽ hiểu vì sao dòng thiết bị này lại phổ biến đến thế. Với khoảng 15 phân loại cơ bản, máy nén khí có thể phục vụ mọi ngành nghề và mọi quy mô.

1. Tìm hiểu máy nén khí là gì?

các loại máy nén khí

Máy nén khí hay máy nén hơi, máy bơm hơi,... có danh pháp tiếng Anh là air compressor. Là thiết bị chuyên dụng với khả năng gia áp cho không khí thường thành khí nén có áp lực cao. 

Nguồn hơi nén này được cung ứng cho nhiều thiết bị, công việc trong đời sống thường nhật, sản xuất,...

Hơi nén được xếp hạng là nguồn năng lượng #4 trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp bên cạnh điện, nước và khí đốt.

Có nhiều ngành nghề cần đến năng lượng khí nén để vận hành. Vậy nên, độ phủ sóng của máy nén khí ngày càng gia tăng.

2. Ứng dụng của máy nén khí áp lực trong cuộc sống

ứng dụng của các loại máy nén khí

Sự đa dạng các loại máy nén khí kéo theo vô vàn những ứng dụng. Sản phẩm được sử dụng trong nhiều ngành nghề, quy mô khác nhau.

  • Dịch vụ sửa chữa: Máy nén khí có mặt trong mọi gara, xưởng sửa chữa xe/máy móc. Hơi nén dùng để chạy cầu nâng, súng bắn ốc, bình tạo bọt, máy hút dầu,... Ngoài ra, còn ứng dụng để xì khô, bơm hơi, xịt khí vệ sinh,...
  • Ngành mộc: Khí nén để phun sơn, chạy máy cắt, máy mài, đục hơi,...
  • Công nghiệp sản xuất: Khí nén để vận hành các dây chuyền, hệ thống phun sơn công nghiệp, thổi phồng trong ngành nhựa,...
  • Khai khoáng: Năng lượng hơi nén để chạy máy khoan công nghiệp, băng truyền, cấp khí cho nhân công dưới hầm sâu,...
  • Y tế: Khí nén sạch được dùng để chạy các dụng cụ y tế, sấy khô thuốc, các thiết bị, sản xuất khí thở,...
  • Giải trí: Ứng dụng trong các nhà hơi, nhà phao, đu quay,... 

3. Các loại máy nén khí phổ biến hiện nay

3.1 Máy nén khí phân loại theo chất lượng khí

3.1.1 Máy nén khí ngâm dầu

các loại máy nén khí có dầu

Sản phẩm sử dụng dầu nhớt để bôi trơn, làm mát trong buồng nén. Các chi tiết vì thế vận hành trơn chu.

Tuy nhiên, hơi nén đầu ra có lẫn hơi dầu. Máy phù hợp cho các ngành không yêu cầu khí nén chất lượng cao như: sửa chữa, thổi bụi vệ sinh,...

3.1.2 Máy nén khí không dầu

các loại máy nén khí không dầu

Phân loại này không dùng dầu trong buồng nén mà có các dung môi đặc thù. Do đó, hơi nén không lẫn dầu, độ sạch tuyệt đối, tinh khiết cao.

Sản phẩm phù hợp cho các ngành yêu cầu tiêu chuẩn khí cao như: y tế, dược phẩm, chế biến thực phẩm,...

3.2 Phân loại theo cơ chế vận hành

3.2.1 Máy nén khí piston

các loại máy nén khí piston

Đây là dòng máy nén hơi phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị nén khí dựa theo sự dịch chuyển liên tục cả cụm piston - xilanh. Thể tích khí vì thế mà giảm xuống, đồng thời làm áp suất tăng lên, tạo thành khí nén.

Máy bơm khí nén piston thường có đi kèm bình tích áp. Mức công suất phổ biến ở phân khúc từ nhỏ đến vừa. Công suất của dòng máy này thường nằm trong khoảng từ 1/2 HP - 40 HP

1 số thương hiệu máy nén khí piston phổ biến hiện nay phải kể đến: Kumisai, Puma, Wing, Pegasus,... 

3.2.2 Máy nén khí trục vít

các loại máy nén khí trục vít

Đối trọng với dòng piston chính là Máy nén hơi trục vít. Phân loại này nén khí dựa vào sự ăn khớp của cặp trục vít trong đầu nén. Sự ngược chiều quay của trục vít cũng làm giảm thể tích, tăng áp suất, tạo hơi nén.

Sản phẩm dễ nhận diện với kết cấu dạng tủ vuông vắn, size máy lớn. Thiết kế không đi kèm bình tích áp, công suất từ vài chục đến vài trăm HP. 

3.2.3 Máy nén khí dạng cuộn

các loại máy nén khí dạng cuộn

Máy nén khí cuộn gia áp cho không khí nhờ 2 cuộn xoắn ốc. Một cuộn cố định và cuộn còn lại di động. Khi cuộn quay xoay, không khí bị nén vào các khoảng trống giữa 2 cuộn. Quá trình nén làm thể tích các khoang nén giảm, tạo ra khí nén.

Ưu điểm là chạy êm ái và không rung, lý tưởng cho các môi trường nhạy ồn như: bệnh viện, phòng thí nghiệm,... Phân loại này không có dầu, tạo ra khí sạch.

3.2.4 Máy nén khí turbo

Máy nén hơi turbo hay còn có tên là Máy khí nén ly tâm. Không khí sẽ được đưa vào buồng vành khuyên ở trung tâm. 

các loại máy nén khí ly tâm

Chuyển động quay bên trong tâm tròn tạo lực ly tâm sẽ làm tăng tốc không khí tăng tốc. Khi tiếp cận bề mặt ngoài, nó bắt đầu chậm lại, khiến áp suất tăng lên, khí nén được hình thành

Ưu điểm của máy là tạo áp lực khí cao và độ bền vượt trội. Khi vận hành máy thường phát sinh rung động và tiếng ồn đáng kể.

3.2.5 Máy nén khí trục

các loại máy nén khí trục quạt

Máy nén khí này có 1 trục được gắn các cánh quạt quay. Các cánh quạt này có nhiệm vụ dẫn hướng dòng chảy và đạt được tốc độ cao, sau đó giảm xuống để tạo hơi nén. 

Không khí đi vào cánh quạt theo hướng xuyên tâm, xả theo hướng trục từ máy nén. Trong hệ thống này, không khí được phép đi qua theo hướng song song do các cánh quạt quay. 

Ưu điểm là lượng khí thành phẩm và áp suất rất cao. Tuy nhiên, máy rất cồng kềnh, chi phí đầu tư lớn.

3.2.6 Máy nén khí chân không

các loại máy nén khí hút chân không

Máy nén khí chân không vừa nén khí, vừa hút sạch không khí trong không gian kín để tạo ra môi trường chân không cần thiết

Phân loại này tối ưu cho các ngành đặc thù cần điều kiện khí nén đặc biệt như: điện tử, y tế, chế biến thực phẩm,...

Thiết bị giúp tạo ra môi trường khép kín, bảo vệ sản phẩm khỏi tác nhân gây hại.

3.2.7 Máy nén khí cánh gạt

các loại máy nén khí cánh gạt

Máy nén khí cánh quay sử dụng roto quay với các cánh trượt để nén không khí. Khi roto quay, lực ly tâm kéo các cánh quạt ra xa tâm, hình thành những khoang nhỏ để giữ không khí

Khi roto quay, các khoang dần thu nhỏ lại, nén không khí bên trong và làm tăng áp suất

Máy nén khí này gây ấn tượng với độ êm ái khi vận hành, kích thước nhỏ gọn. Đây chính là giải pháp hoàn hảo cho các xưởng nhỏ và doanh nghiệp có nhu cầu khí nén vừa phải

3.3 Phân loại theo áp suất khí

3.3.1 Máy nén khí áp suất thấp

các loại máy nén khí áp suất thấp

Dòng máy nén khí này thường tạo ra áp suất thành phẩm thấp, trung bình dưới 6 kg/cm². Phù hợp với những ngành nghề không đòi hỏi khí nén áp lực cao.

Sản phẩm không quá phổ biến do nhu cầu hơi nén thấp không cao. 

3.3.2 Máy nén khí 1 cấp

Đây là dòng máy nén khí phổ biến nhất hiện nay với mức áp trung bình từ 7 - 10kg/cm2. Thiết bị được xem là dòng máy nén khí tiêu chuẩn bởi đáp ứng nhu cầu khí nén ở mức cao nhất.

các loại máy nén khí 1 cấp

Không khí đi vào máy, chỉ nén 1 lần, khí nén được xả ra khi đạt áp suất cần thiết.

3.3.3 Máy nén khí 2 cấp

Có thể xem đây là phiên bản nâng cấp của máy nén khí 1 cấp. Sau khi hoàn thiện nén 1 cấp, khí nén sẽ được đưa vào khoang làm mát để hạ nhiệt.

các loại máy nén khí 2 cấp

 Sau đó, tiếp tục đưa vào khoang nén để gia áp lần nữa. Sau 2 lần nén, khí được đưa về bình chứa.

Hơi nén thành phẩm vì thế mà được tăng lên, trung bình từ 12 - 16kg/cm2.

3.3.4 Máy nén khí 3 cấp

Tương như 2 phân loại máy nén kể trên, dòng máy nén khí 3 cấp sẽ có 3 quy trình nén. Hơi nén thành phẩm từ vài chục đến vài trăm kg/cm2.

các loại máy nén khí 3 cấp

Hơi nén siêu áp này phù hợp cho những ngành nghề đặc thù, đòi hỏi áp khí cao.

3.4 Phân loại theo khả năng di chuyển

3.4.1 Máy nén khí cơ động

Dùng để chỉ những chiếc máy nén khí gọn nhỏ, có thể xách bằng tay hoặc có bánh xe có thể di chuyển dễ dàng.

các loại máy nén khí cơ động

Đây còn là phân khúc máy nén khí lớn, chạy bằng dầu Có thể kết nối với đầu kéo để di chuyển đến các khu làm việc xa nguồn điện.

3.4.2 Máy nén khí cố định

Đây là những model máy nén khí khủng, được lắp đặt 1 chỗ, không có bánh xe. Sản phẩm được cố định, không thể di chuyển. 

Thường dùng cho các ứng dụng công nghiệp quy mô lớn.

các loại máy nén khí cố định

4. Kinh nghiệm chọn mua máy khí nén phù hợp

4.1 Xác định nhu cầu, chọn đúng loại máy

Người dùng cần xác định nhu cầu, quy mô làm việc để lựa chọn phân loại máy phù hợp.

  • Những ngành nghề như sửa chữa, cơ khí, mộc,... có thể chọn máy nén khí có dầu.
  • Các ngành y tế, dược phẩm, chế biến thực phẩm,... bắt buộc dùng máy nén khí không dầu.
  • Quy mô nhỏ nên chọn máy piston, nhu cầu công nghiệp nên chọn máy trục vít, dạng cuộn,...

4.2 Lưu ý đến công suất, lưu lượng khí nén, áp lực

Chọn mua máy nén khí

Công suất máy sẽ quyết định đến lưu lượng nạp khí, khả năng cấp đủ cho các thiết bị.

Tính tổng các thiết bị sử dụng khí nén để ước lượng lưu lượng hơi nén tiêu thụ. Căn cứ vào đó để chọn máy nén khí phù hợp.

Lưu ý, công suất/lượng khí nên cao hơn nhu cầu sử dụng khoảng 10 - 20% để tránh quá tải.

Đừng quên check mức áp lực khí. Nhiều thiết bị đặc thù sẽ yêu cầu ngưỡng áp khí nén cao hoặc thấp hơn quy chuẩn.

4.3 Chọn nơi bán uy tín, bảo hành dài hạn

chính sách bảo hành

Chỉ mua hàng tại những đơn vị lớn, thâm niên lâu năm, minh bạch về địa chỉ, phương thức liên lạc,...

Tránh mua hàng ở những điểm thiếu uy tín, nhập nhằng về địa chỉ, các chính sách bảo hành đổi trả,....

4.4 Khảo giá, tham khảo feedback của khách

Tiến hành so sánh các loại máy nén khí để chọn được sản phẩm có giá tốt. Nhưng cũng đừng ham rẻ, chênh lệch quá lớn với mặt bằng chung có thể là dấu hiệu về 1 model kém chất lượng.

review của khách hàng trên MXH

Đừng bỏ qua những đánh giá từ người dùng trước đó. Đây chính là căn cứ quan trọng để bạn đưa ra quyết định chốt đơn chính xác.

5. Yên Phát - địa chỉ cung ứng máy nén khí chính hãng 13 năm kinh nghiệm

Sở hữu 13 năm kinh nghiệm, Tổng kho Yên Phát tự hào là 1 trong những đơn vị tiên phong cung ứng đa dạng các loại máy nén khí.

Tại đây có đủ máy nén khí piston, trục vít, có dầu, không dầu,... Với đầy đủ các mã, công suất, bình chứa khác nhau. 

Các sản phẩm chất lượng, đến từ những brand đầu ngành như: Fusheng, Pegasus, Puma, Kumisai,... 

máy nén khí kumisai

Đơn vị còn phân phối đầy đủ phụ tùng máy nén khí phù hợp với tất cả các model. Chính sách bảo hành lâu dài, hỗ trợ vận chuyển trên toàn quốc giúp bạn yên tâm khi mua hàng.

Trên đây là tổng hợp các loại máy nén khí phổ biến #1 hiện nay. Mỗi dòng lại lý tưởng nhất cho mỗi ngành nghề. Khách cần nghiên cứu kỹ càng hoặc liên hệ cho Yên Phát để được hỗ trợ nhé.

Hỏi Đáp

Top 4 Máy Nén Khí 100Hp: Giá rẻ, Chất lượng, Siêu bền

Top 4 Máy Nén Khí 100Hp: Giá rẻ, Chất lượng, Siêu bền

Ứng dụng của máy nén khí trong ngành thực phẩm hiện nay

Ứng dụng của máy nén khí trong ngành thực phẩm hiện nay

Máy nén khí Toscon Nhật Bản: Bền, Êm, Tiết Kiệm Điện

Máy nén khí Toscon Nhật Bản: Bền, Êm, Tiết Kiệm Điện