Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng máy nén khí chi tiết A-Z
Nội dung chính [ Hiện ]
Đừng để máy nén khí “kiệt sức” rồi mới lo sửa chữa! Việc bảo dưỡng máy nén khí đúng lúc, đúng cách không chỉ giúp máy bền hơn mà còn tiết kiệm kha khá chi phí cho bạn. Nhưng cụ thể khi nào nên làm và làm thế nào?
1. Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng định kỳ máy nén khí
Bảo dưỡng máy nén khí định kỳ là yếu tố được cả nhà sản xuất, đại lý phân phối khuyến nghị thực hiện đều đặn.
Việc này không chỉ giúp đảm bảo hiệu suất thiết bị mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể như:
- Bảo trì định kỳ giúp phát hiện kịp thời các sai lỗi, hạn chế hỏng hóc nghiêm trọng. Đảm bảo thiết bị sử dụng được từ 5 - 10 năm.
- Các linh kiện như: lọc gió, van xả, dầu bôi trơn, dây đai… cần vệ sinh bụi bẩn, chống hao mòn để không tác động tới hiệu suất máy.
- Việc bảo dưỡng giúp kiểm soát được tình trạng máy, không để các bộ phận hư hỏng nặng kéo dài phải thay mới tốn kém.
2. Các dấu hiệu cho thấy máy nén khí cần bảo dưỡng ngay lập tức
Ngay khi hệ thống máy nén khí xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây, cần tiến hành bảo dưỡng ngay để tránh sự cố nghiêm trọng.
- Tiếng ồn bất thường:
Nếu thiết bị phát ra tiếng kêu lọc cọc hoặc âm thanh rít lớn khi vận hành. Rất có thể nguyên nhân đến từ bạc đạn bị mòn, cánh quạt lỏng hoặc thiếu dầu bôi trơn.
Lúc này, cần dừng máy ngay và kiểm tra cụm quay cùng các bộ phận cơ khí liên quan để phát hiện và xử lý kịp thời sự cố.
- Hiệu suất giảm sút:
Nếu máy chạy lâu mà khí ra yếu, nạp mãi không đủ hơi thì có thể do lọc gió bị tắc, van bị kẹt hoặc có chỗ nào đó bị rò rỉ khí.
Nên vệ sinh lại hệ thống lọc, kiểm tra xem bình chứa có bị hở không để máy chạy ổn hơn, không bị tốn điện vô ích.
- Mức nhiệt độ máy quá cao:
Khi nhiệt độ máy vượt quá 100°C, hiệu suất giảm có thể do két làm mát bị nghẹt, dầu bôi trơn cạn hoặc quạt gió gặp sự cố.
Cần ngắt nguồn, tiến hành vệ sinh bộ làm mát, thay dầu, check toàn bộ hệ thống tản nhiệt.
Nếu không có hỏng hóc rõ ràng, nên để máy nghỉ 20 – 30 phút cho nguội mới khởi động lại.
3. Hướng dẫn các bước bảo dưỡng máy nén khí
Kể cả khi bạn mang máy tới tiệm nhờ thợ làm hoặc tự mình thực hiện tại nhà, quy trình bảo dưỡng sẽ bao gồm các bước đơn giản dưới đây:
- Kiểm tra bộ lọc khí:
Bộ lọc khí là nơi tích tụ bụi bẩn, làm tắc nghẽn luồng khí, giảm hiệu suất làm việc của máy nén khí.
Để làm sạch, bạn cần dùng khí nén áp lực thấp để thổi vào trong và ngoài bộ lọc. Đảm bảo đầu thổi cách lõi khoảng 10mm và thổi từ trên xuống dưới.
Sau đó, gõ nhẹ vào lõi để kiểm tra xem còn bụi không. Nếu bộ lọc quá bẩn và không thể làm sạch, bạn nên thay bộ lọc mới.
- Thay dầu bôi trơn:
Việc thay dầu cần làm sau tầm 1000h hoạt động nhằm đảm bảo máy vận hành ổn định, không phát ra tiếng động lớn ở động cơ.
Đầu tiên, cho thiết bị chạy trong thời gian ngắn rồi tắt để làm ấm dầu, giúp xả ra ngoài dễ dàng hơn.
Tiếp theo, vặn ốc xả ở đáy bình và đặt khay bên dưới để hứng dầu thải ra. Khi dầu đã chảy hết, vặn lại ốc về chỗ cũ.
Mở nắp ở trên đỉnh bình chứa, sau đó đổ từ từ dầu mới vào. Quan sát bằng mắt cho đến khi mức dầu đạt đến chỉ số khuyến nghị. Sau đó, ngừng đổ và đóng chặt nắp khoang.
- Kiểm tra hệ thống làm mát:
Nhiệt độ thiết bị tăng cao chủ yếu là do dàn giải nhiệt bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, khiến hệ thống làm mát không thể hoạt động hiệu quả.
Khi luồng khí không thể lưu thông thông suốt, hơi nóng không thoát ra, hơi nóng sẽ tích tụ lại và dẫn đến quá nhiệt.
Để khắc phục, cần sử dụng hóa chất chuyên dụng để làm sạch bộ phận này. Đồng thời, bảo dưỡng định kỳ mỗi 1 - 2 tuần để đảm bảo hiệu suất máy hoạt động ổn định.
- Kiểm tra các bộ phận cơ khí:
Thực hiện check định kỳ các bộ phận cơ khí như: vòng bi, trục vít, dây đai… để xem có bị lệch tâm, lỏng lẻo hay hao mòn không.
Khi có dấu hiệu hư hỏng cần bôi trơn, siết chặt lại hoặc thay mới để tránh gây hậu quả nghiêm trọng khi vận hành.
- Kiểm tra hệ thống điện:
Khi bảo dưỡng cần xem xét kỹ các dây dẫn, tụ điện, công tắc để phát hiện dấu hiệu hư hỏng, nứt gãy hoặc quá tải.
Nếu thấy hư hỏng, rò rỉ điện phải khắc phục ngay để đảm bảo an toàn khi sử dụng, hạn chế được các sự cố chập cháy.
4. Những khung thời gian bảo dưỡng máy nén khí
Kế hoạch bảo dưỡng hệ thống nén hơi sẽ được điều chỉnh tùy theo từng chủng loại máy và môi trường làm việc cụ thể.
Thời gian bảo dưỡng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện vận hành, yêu cầu của từng thiết bị.
4.1 Sau 2000h hoạt động
- Đánh giá thông số hiệu suất nhiệt độ.
- Xem cảnh báo hiển thị hoặc kiểm tra áp suất dòng khí nén.
- Làm sạch bụi hoặc thay mới hệ thống lọc khí nếu cần thiết.
- Bổ sung thêm hoặc đổi mới dầu và lọc dầu.
- Quan sát và kiểm tra quy trình nén khí.
- Làm sạch bên ngoài bộ làm mát dầu và bộ tản nhiệt gió.
- Kiểm tra tình trạng của cụm quạt làm mát.
- Rà soát hệ thống điện.
4.2 Sau 4000h hoạt động
- Tháo kiểm cụm khí, sửa hoặc thay nếu hư hỏng.
- Check tổng thể, vệ sinh, sửa hoặc thay mới bộ nước.
- Check van và thiết bị an toàn.
- Vệ sinh đường làm mát cơ khí.
- Check bu-lông, đai ốc quan trọng.
- Đảm bảo cụm sinh học vận hành theo vòng tròn.
4.3 Sau 6000h hoạt động
- Vệ sinh hệ thống làm mát dầu và gió.
- Đại tu van nạp.
- Đổi bộ tách dầu.
- Áp dụng đại tu tối thiểu.
- Tiến hành đại tu van hồi dầu 1 chiều.
- Tu sửa van nước tự động.
- Check lại hoặc thay mới hệ thống kết nối.
4.4 Sau 24000h hoạt động
- Đổi mới vòng nén.
- Thay thế vòng sinh học mới.
5. Lịch Trình Bảo Dưỡng Máy Nén Không Khí Định Kỳ
Ngoài các công việc bảo dưỡng theo thời gian hoạt động, hệ thống nén còn cần được kiểm tra định kỳ theo ngày, tuần, tháng, năm. Cụ thể:
Bảo dưỡng hàng ngày:
- Kiểm tra độ rung và tiếng ồn khi máy chạy.
- Kiểm tra hoạt động và khả năng phối hợp công việc giữa các bộ phận.
- Xả van đáy bình chứa khí tầm 4 - 8h/ lần tùy độ ẩm không khí để tránh tích nước.
Bảo dưỡng hàng tháng:
- Vệ sinh bộ lọc khí, kiểm tra, thay dầu nếu bị hao hụt, bị khô.
- Kiểm tra các bộ phận giải nhiệt động cơ.
- Kiểm tra dây đai có căng vừa đủ hay không, siết lại hoặc nới rộng ra để máy chạy tốt nhất.
- Xem xét có rò rỉ hay không, sự kết nối và hoạt động của piston, đảm bảo không có bất thường.
Bảo dưỡng hàng năm:
- Đổi mới hệ thống lọc khí.
- Kiểm tra và đánh giá hệ thống máy nén, đảm bảo chạy ổn định.
6. Những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng máy nén khí
Khi thực hiện bảo dưỡng thiết bị nén hơi, ngoài quy trình “chuẩn”, cần tham khảo thêm 1 số lưu ý quan trọng dưới đây để có kết quả tốt nhất.
- Chọn phụ tùng chính hãng 100%, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về kích thước, độ bền, có CĐBH từ đơn vị sản xuất. Nếu mua linh kiện cũ, dỏm nhái sẽ nhanh chóng hao mòn, rò rỉ khí, giảm hiệu suất thiết bị.
- Dùng đúng loại dầu bôi trơn: NSX sẽ có khuyến nghị dùng loại dầu riêng cho từng dòng máy, nếu chọn sai có thể nhanh đóng cặn, linh kiện bị rỉ sét…
- Thực hiện bảo dưỡng đúng quy trình để hạn chế các sai lầm đáng tiếc, làm giảm hiệu suất, tuổi thọ công cụ. Nghiêm trọng hơn có thể gây mất an toàn, cháy nổ nếu làm không đúng cách.
Thông qua hướng dẫn bảo dưỡng máy nén khí được Yên Phát “hé lộ” trên đây, việc thực hiện không còn là vấn đề khó khăn. Nếu cần đại tu mà bạn không có chuyên môn, có thể liên hệ với thợ chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
Hỏi Đáp