Bộ đàm VHF là gì? Cấu tạo, Nguyên lý, Ứng dụng, Ưu điểm
Nội dung chính [ Hiện ]
Trên thị trường hiện có nhiều mẫu bộ đàm VHF chất lượng, truyền phát âm thanh hiệu quả. Mỗi thiết bị đều có kiểu dáng nhỏ gọn, dễ cầm và di chuyển.
1. Máy bộ đàm tần số VHF là gì?
Bộ đàm VHF là thiết bị liên lạc sử dụng dải tần số VHF, dao động từ 30 - 300 MHz.
Thiết bị có bước sóng từ 10 - 1000m, cho phép liên lạc trong phạm vi rộng. Tuy nhiên, khả năng xuyên vật cản của bộ đàm VHF lại kém hơn UHF.
2. Cấu tạo và cách hoạt động của bộ đàm VHF
2.1 Cấu tạo
Tương tự như UHF, máy bộ đàm VHF cũng có cấu tạo gồm 5 phần chính:
- Máy phát (Transmitter): Có nhiệm vụ mã hóa âm thanh thành tín hiệu và lọc ồn, nhiễu để truyền đi một cách rõ ràng.
- Máy thu (Receiver): Tiếp nhận tín hiệu từ sóng vô tuyến, giải mã và phát âm thanh qua loa.
- Ăng ten: Có kích thước khá lớn và dài, được gắn cố định hoặc có thể tháo rời và nhiệm vụ chính là thu phát sóng.
- Pin và bộ nguồn: Nằm bên trong máy, cung cấp năng lượng để giúp máy hoạt động.
- Bộ điều khiển: Hệ thống nút bấm ở bề mặt máy, dùng để bật/tắt, tăng giảm âm lượng, chọn kênh tần số,...
2.2 Nguyên lý hoạt động
Máy bộ đàm VHF hoạt động dựa vào sóng vô tuyến, chuyển đổi âm thanh thành sóng radio rồi truyền tới thiết bị khác, cụ thể:
- Khi nói qua bộ đàm, mic sẽ thu giọng nói rồi chuyển thành tín hiệu điện. Máy phát tiếp tục chuyển sang tín hiệu sóng vô tuyến và truyền qua ăng ten.
- Máy thu sẽ tiếp nhận sóng radio, mã hóa và chuyển lại thành tín hiệu điện. Lúc này, âm thanh sẽ được xử lý độ ồn và phát qua loa.
- Thiết bị có thể kết nối và hoạt động trên nhiều kênh tần số khác nhau. Những bộ đàm sử dụng chung 1 kênh có thể nghe và liên lạc với nhau.
3. Ưu điểm nổi bật của bộ đàm VHF
3.1. Bộ đàm siêu nhỏ gọn, linh hoạt
Hầu hết các máy bộ đàm VHF đều có kích thước nhỏ gọn, chỉ bé hơn bàn tay. Vậy nên, có thể dễ dàng cầm nắm hoặc nhét trong túi, balo.
Trọng lượng máy siêu nhẹ, đảm bảo độ linh hoạt khi mang theo. Kể cả đi rừng, leo núi hay sử dụng ở những nơi đông người đều tiện lợi.
3.2. Thu phát tốt, âm thanh rõ ràng
Ăng ten giúp thu phát tín hiệu cực nhanh, truyền tải âm thanh rõ ràng. Tín hiệu truyền đi và thu về ngay lập tức, không mất thời gian đợi lâu.
Chất lượng âm thanh đầu ra tốt, hầu như không xuất hiện tình trạng giọng nói bị bóp méo hay mất tiếng do tạp âm.
3.3. Cự ly liên lạc xa, tiện lợi
Thiết bị có cự ly liên lạc xa, dao động từ 1- 6km tùy vào địa hình xung quanh.
Phần vỏ máy được làm từ chất liệu cao cấp, chống thấm nước tốt.
3.4. Nhiều kênh băng tần, pin trâu, bền bỉ
Thiết bị có khả năng liên lạc đa kênh, dò cùng lúc nhiều kênh và chọn kênh ưu tiên siêu thuận tiện.
Trang bị pin cực trâu, có thể đàm thoại liên tục trong nhiều giờ. Ngay cả khi máy sắp hết pin, tín hiệu vẫn đảm bảo truyền nhanh, âm thanh to và rõ.
4. Ứng dụng phổ biến của bộ đàm VHF
Nhờ những thế mạnh trên, máy bộ đàm VHF được sử dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là các lĩnh vực sau:
- An ninh ngoài trời: Khả năng liên lạc xa, phù hợp cho quân đội, bảo an hay vệ sĩ hoạt động ở không gian ngoài trời.
- Sân gôn: Phục vụ trao đổi giữa các bộ phận tại không gian rộng lớn của sân gôn.
- Sự kiện: Thường sử dụng để giữ liên lạc và trao đổi giữa các thành viên trong ban tổ chức sự kiện ca nhạc, lễ hội, hội chợ,...
- Hàng không: Ứng dụng để điều hành tại sân bay hoặc giữ trao đổi giữa máy bay và ban chỉ huy.
- Hàng hải: Thiết bị cũng được sử dụng cho các thuyền viên khi hoạt động trên biển.
5. Top 8 máy bộ đàm VHF bán chạy nhất
5.1. Máy bộ đàm iCOM (IC-V8) VHF
iCOM là đơn vị chuyên sản xuất các thiết bị thu phát vô tuyến nổi tiếng của Nhật Bản.
Máy bộ đàm Icom này sở hữu lớp vỏ 100% vật liệu chất lượng cao, đảm bảo độ bền chắc chắn và khả năng chịu va đập cực tốt.
Dung lượng pin cực lớn, đạt 1650mAh, thời gian sử dụng liên tục lên tới 15h.
5.2. Bộ đàm Motorola GP-900 VHF
Motorola là công ty viễn thông đa quốc gia có lịch sử lâu đời của Mỹ.
Bộ đàm Motorola GP-900 nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, màn hình LCD hiển thị thông số rõ nét. Hệ thống nút bấm được bố phí hợp lý, dễ dàng điều chỉnh các tùy chọn cài đặt.
Bộ sạc thông minh có thiết kế dạng chân đế để bàn, chỉ cần đặt bộ đàm vào là có thể sạc. Thời gian sạc nhanh, chỉ mất từ 2-3 giờ là có thể sạc đầy máy.
5.3. Máy bộ đàm Motorola GP338 VHF
Điểm cộng ở máy bộ đàm motorola GP338 là tích hợp cả 2 dải tần số UHF và VHF. Máy có cả khả năng liên lạc cự ly xa và xuyên vật cản tốt.
Thiết bị có tới 128 kênh nhớ, đảm bảo bắt tín hiệu chính xác và không bỏ sót bất cứ cuộc điện đàm quan trọng nào.
5.4. Bộ đàm cầm tay iCOM IC-V80 VHF
Thiết bị được tích hợp tới 2 ăng ten, nhân đôi hiệu quả thu phát tín hiệu và truyền tải âm thanh.
Với chuẩn chất lượng IP54, máy sở hữu khả năng chống bụi và thấm nước tuyệt vời.
Đảm bảo độ bền lâu dài và hoạt động ổn định ngay cả trong môi trường khắc nghiệt.
5.5. Máy bộ đàm Kenwood TK-2307 VHF
Kenwood là thương hiệu máy bộ đàm nổi tiếng của Nhật Bản, được biết đến với chất lượng tuyệt vời. Bộ đàm Kenwood TK-2307 có thiết kế mỏng nhẹ và tay cầm được trang bị gờ tăng ma sát
Khả năng truyền tín hiệu của đàm Kenwood cực tốt, nhanh nhạy, phạm vi liên lạc lên tới 6km.
5.6. Bộ đàm cầm tay Kenwood TK-2000
Thiết kế siêu mỏng với bề ngang chỉ tương đương ba ngón tay chụm lại, model này dễ dàng nằm gọn trong túi. Cân nặng chỉ hơn 200g (bao gồm cả pin), giúp bạn thoải mái mang theo mọi lúc mọi nơi mà không hề thấy nặng.
Pin Lion có dung lượng khủng, mỗi lần sạc có thể dùng liên tục trong 10h.
5.7. Bộ đàm VHF Motorola Mag one A8
Cự ly liên lạc là ưu thế vượt trội của bộ đàm Motorola Mag one A8, lên tới 7km trong điều kiện lý tưởng. Với môi trường có vật cản vẫn có thể liên lạc trong khoảng 3-4km.
Khả năng thu phát tín hiệu được đánh giá tốt. Dù ở khoảng cách xa, thiết bị vẫn duy trì tín hiệu ổn định, không lo bị nhiễu hay đứt đoạn.
5.8. Máy bộ đàm 2 bằng tần số ICOM IC-UV90
Máy bộ đàm ICOM IC-UV90 được tích hợp cả dải tần số VHF và UHF, độ phổ tần số siêu rộng. Thiết bị vừa có phạm vi liên lạc xa, vừa xuyên vật cản cực tốt.
Thiết bị được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn IP 54/55 khắt khe.
6. So sánh bộ đàm tần số VHF và UHF
VHF và UHF là 2 dải tần số phổ biến của máy bộ đàm. Dưới đây là bảng so sánh 2 tần số này để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất:
7. Lưu ý cần nhớ khi sử dụng bộ đàm VHF
Trong quá trình sử dụng, để đảm bảo bộ đàm VHF luôn thu phát tín hiệu tốt, cần lưu ý những điều sau:
- Không tác động hoặc kéo ăng ten khi đang đàm thoại, gây ảnh hưởng đến khả năng thu phát tín hiệu của máy.
- Hạn chế làm rơi, va đập thiết bị vì dễ làm chập cháy, hư hỏng bộ nguồn bên trong.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi các khe bằng khăn sạch, tránh để bụi bịt kín các đầu loa, mic, ảnh hưởng đến âm thanh thu phát.
- Định kỳ kiểm tra hoạt động của các bộ phận quan trọng của bộ đàm VHF như: ăng ten, mic, loa và pin để kịp thời thay thế, sửa chữa.
Soure: Yenphat.vn
Hỏi Đáp