Bộ đàm bị nhiễu sóng: 8 Nguyên nhân, 6 Cách khắc phục

CEO Robert Chinh 2024-11-25 01:51:29 182

Thực tế, tình trạng bộ đàm bị nhiễu sóng xảy ra khá phổ biến, thường đến từ những tác nhân bên ngoài. Khi xác định được nguyên nhân sẽ có những giải pháp phù hợp, khắc phục nhanh chóng. 

1. Bộ đàm bị nhiễu sóng là gì?

Bộ đàm bị nhiễu sóng là tình trạng máy bị ảnh hưởng từ các nguồn phát xạ, bức xạ,... không cần thiết, khiến tín hiệu vô tuyến bị nhiễu.

Bộ đàm bị nhiễu sóng là gì?

Khi bộ đàm bị nhiễu, âm thanh có thể bị méo, rè, tín hiệu yếu thậm chí mất tín hiệu,... 

2. Nguyên nhân máy bộ đàm bị nhiễu sóng

Tình trạng máy bộ đàm bị nhiễu sóng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tiêu biểu phải kể đến như:

2.1 Nhiễu sóng do trùng kênh 

  • Nguyên nhân: Quá nhiều bộ đàm hoạt động trên cùng 1 tần số sẽ khiến máy xuất hiện tình trạng trùng kênh, làm nhiễu sóng liên lạc.
  • Ảnh hưởng: Sự chồng lấn của tín hiệu ở trên cùng 1 kênh tần số làm suy giảm sự kết nối, máy bị nhiễu dẫn tới chất lượng liên lạc suy giảm.
  • Ví dụ: Nếu trong 1 khu vực nhỏ có quá nhiều bộ đàm cùng sử dụng 1 tần số thì thiết bị sẽ bị nhiễu.

Bộ đàm bị nhiễu sóng do trùng kênh

2.2 Nhiễu do kênh kề

  • Nguyên nhân: Các kênh liền kề hoạt động trên dải băng thông rộng hơn băng thông quy định sẽ chồng lấn đến những kênh tần số khác.
  • Ảnh hưởng: Tín hiệu bị chồng lấn sẽ bị nhiễu, khả năng đàm thoại bị suy giảm, âm thanh rè, thiếu rõ nét.
  • Ví dụ: Băng thông rộng của các đài phát thanh hay truyền hình có thể gây nhiễu sóng cho máy bộ đàm.

2.3 Nhiễu do xuyên điều chế

  • Nguyên nhân: Do sự trộn lẫn của các tín hiệu khác tần số khi truyền phát qua thiết bị phi tuyến.
  • Ảnh hưởng: Nó tạo ra các tín hiệu không cần thiết, có thể gây nhiễu đài vô tuyến điện khác.
  • Ví dụ: Khi hoạt động gần những trạm phát sóng lớn, bộ đàm có thể bị nhiễu sóng.

2.4 Sóng nhiễu do tương thích điện từ trường (EMC)

Bộ đàm bị nhiễu sóng do tương thích điện từ trường

  • Nguyên nhân: Do các thiết bị sóng vô tuyến không thể làm việc bình thường ở môi trường điện từ.
  • Các loại nhiễu EMC phổ biến:
    • Bức xạ từ thiết bị gia dụng (TV, radio, lò vi sóng, máy tính,...)
    • Bức xạ từ thiết bị công nghiệp y tế (ISM), khoa học
    • Bức xạ do kỹ thuật tại những điểm tiếp xúc không đảm bảo
  • Bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình gây nhiễu sóng.
  • Ví dụ: Máy bộ đàm sẽ bị nhiễu khi dùng gần các thiết bị có sóng tại nhà hay cạnh các trạm thu phát sóng truyền hình.

2.5 Nhiễu sóng đến từ các phát xạ không mong muốn

  • Nguyên nhân: Những thiết bị phát sóng vô tuyến điện khác phát ra tín hiệu không đúng quy chuẩn kỹ thuật. 
  • Ảnh hưởng: Những tín hiệu không đủ quy cách này khi ở gần bộ đàm sẽ gây nhiễu sóng.
  • Ví dụ: Việc phát xạ ngoài băng thông của bộ đàm sẽ khiến sóng bị nhiễu, liên lạc bị suy giảm.

2.6 Nhiễu sóng do các thiết bị điện thoại không dây

Bộ đàm bị nhiễu sóng do điện thoại

  • Nguyên nhân: Thực tế, điện thoại di động có tần số không nằm trong quy hoạch của tần số vô tuyến điện.
  • Ảnh hưởng: Nó sẽ làm nhiễu sóng bộ đàm cũng như các đài phát vô tuyến khác.
  • Ví dụ: Dòng điện thoại DECT 6.0 của Mỹ làm nhiễu mạng di động 3G.

2.7 Khoảng cách liên lạc quá xa

  • Nguyên nhân: Khoảng cách giữa các bộ đàm vượt quá giới hạn quy định.
  • Ảnh hưởng: Máy bị nhiễu, khả năng bắt sóng kém, thậm chí không thể kết nối được.
  • Ví dụ: Nếu định mức hoạt động hiệu quả của bộ đàm từ 1 - 5km thì sẽ bị nhiễu. Không kết nối được khi khoảng cách vượt quá 5km.

2.8 Nhiều vật cản

  • Nguyên nhân: Khu vực đàm thoại của 2 bộ đàm có quá nhiều vật cản như: thiết bị máy móc, tường bê tông, các tòa nhà, đồi núi,...
  • Ảnh hưởng: Tín hiệu kém, bị nhiễu, khó liên lạc.
  • Ví dụ: Khi bộ đàm làm việc trong khu vực đông dân cư, nhiều vật cản sẽ khó đàm thoại hơn những khu vực trống.

Bộ đàm bị nhiễu sóng do vật cản

3. Cách khắc phục máy bộ đàm bị nhiễu sóng

3.1 Set tần tố phù hợp

Hãy lựa chọn những kênh tần số ít người dùng để tránh trùng kênh.

Tránh cài đặt các tần số đã bị sử dụng hay có nhiều nhiễu. 

3.2 Dùng thiết bị khử nhiễu

Tối ưu nhất chính là mua bộ đàm cầm tay cao cấp có tích hợp sẵn tính năng khử nhiễu. Những bộ đàm này sẽ hạn chế bị nhiễu, lọc âm, cải thiện chất lượng đàm thoại. 

3.3 Tăng cường râu anten

Anten trên đầu máy bộ đàm hỗ trợ thu phát tín hiệu. Hãy dùng những anten chất lượng tốt, kết nối đúng cách để đảm bảo khả năng thu, truyền tín hiệu.

Khắc phục bộ đàm bị nhiễu sóng

Đảm bảo, râu anten được lắp ở vị trí cao nhất, không bị vướng vật cản. Không cầm nắm anten khi thu phát tín hiệu.

3.4 Dùng bộ đàm cách xa các thiết bị điện tử 

Các thiết bị điện tử sẽ gây nhiễu đến sóng bộ đàm. Vậy nên, đơn giản nhất chính là dùng máy cách xa các thiết bị điện tử.

Hơn nữa, hãy dùng máy ở trong phạm vi hoạt động tốt nhất.

3.5 Dùng bộ đàm có công suất cao

Công suất càng lớn thì khả năng phát sẽ càng cao, chất lượng âm thanh lớn.

Hãy lựa chọn những máy bộ đàm có công suất lớn để đảm bảo, nâng cao chất lượng đàm thoại, hạn chế bị nhiễu.

3.6 Định kỳ check, vệ sinh máy

vệ sinh bộ đàm

Máy quá bẩn, bám nhiều bụi cũng có thể là nguyên nhân khiến cho khả năng truyền phát bị nhiễu. 

Hãy check các điểm kết nối, anten cùng linh kiện khác định kỳ để sớm phát hiện vấn đề để đưa ra cách khắc phục kịp thời.

Tình trạng bộ đàm bị nhiễu sóng có thể tự khắc phục đơn giản. Tuy nhiên, nếu như không thể khắc phục thì hãy liên hệ đến đơn vị chuyên nghiệp.

Hỏi Đáp

Tra cứu mã HS Code máy bộ đàm như thế nào?

Tra cứu mã HS Code máy bộ đàm như thế nào?

Những thông tin cần biết về tai nghe bộ đàm ống hơi

Những thông tin cần biết về tai nghe bộ đàm ống hơi

Top 8+ Bộ đàm Công an, Cảnh sát: Giá rẻ, Cực tốt, Nên mua

Top 8+ Bộ đàm Công an, Cảnh sát: Giá rẻ, Cực tốt, Nên mua