Bảo dưỡng máy phát điện ô tô: Quy trình, Lưu ý cần nhớ

CEO Robert Chinh 2024-11-25 14:12:45 31

Bảo dưỡng máy phát điện ô tô càng được thực hiện đúng nguyên tắc, hệ thống điện trên xe con càng ổn định. Dưới đây là lộ trình bảo dưỡng chuẩn chỉnh dành cho những ai đang quan tâm.

1. Vai trò của việc bảo dưỡng máy phát điện ô tô 

  • Hệ thống điện, các thiết bị điện tử hoạt động trơn tru

Hệ thống điện vận hành tốt

Việc bảo dưỡng máy phát đúng cách sẽ giúp hệ thống thiết bị sử dụng điện trong ô tô vận hành ổn định, êm mượt. 

Nguyên nhân là bởi tất cả các thiết bị này đều nhận năng lượng từ máy phát. Nếu máy phát hỏng, những thiết bị trên cũng bị ảnh hưởng liên đới.

  • Đảm bảo động cơ vận hành ổn định, tăng tuổi thọ 

Khi máy phát điện được “chăm sóc” thường xuyên, động cơ sẽ vận hành cực bền, ít phát sinh biến cố.

động cơ vận hành ổn định

 Nhờ vậy, tuổi thọ của động cơ nói riêng và ô tô nói chung đều được tối ưu.

  • Tránh những hỏng hóc nặng gây tốn kém phí sửa

Việc bảo dưỡng máy phát sẽ ngăn chặn nguy cơ xuất hiện hư hỏng nặng trên thiết bị. 

Những sự cố lớn chủ yếu do những sai hỏng nhỏ không được xử lý sớm, ngày càng trở nên nặng hơn. 

bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô

Nếu bảo dưỡng thường xuyên, tình trạng hư hỏng nặng gần như không bao giờ xảy ra. Cùng với đó, phí sửa chữa cũng được cắt giảm xuống mức thấp nhất.

  • Tiết kiệm nhiên liệu tối ưu 

Càng chú trọng bảo dưỡng, thiết bị càng tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành.

Khi động cơ bị hỏng, máy phát chuyển hóa năng lượng kém, hiệu suất sử dụng sẽ bị hạn chế. Thiết bị sẽ “ngốn” nhiều xăng dầu khi vận hành.

Khi máy được bảo trì định kỳ, chức năng của động cơ, máy phát được duy trì tốt, lượng nhiên liệu sử dụng sẽ được hạ xuống mức thấp nhất.

Tiết kiệm nhiên liệu

2. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô siêu chi tiết, hiệu quả

2.1 Bảo dưỡng chế độ A (6 tháng/lần)

Đây là cấp độ bảo dưỡng máy phát điện cơ bản, đơn giản nhất.

Những hạng mục cần kiểm tra trên thiết bị bao gồm:

  • Khả năng khởi động/vận hành máy phát.
  • Motor máy: Nguy cơ rò rỉ dầu, nhớt và nước làm mát
  • Độ nhạy, độ chuẩn xác của đồng hồ, hệ thống an toàn
  • Áp lực của dung môi bôi trơn
  • Tiếng động lạ khi máy phát hoạt động
  • Hệ thống khí nạp và hệ thống xả của máy
  • Độ căng của dây đai truyền lực
  • Tình trạng cánh quạt (nứt hỏng, bụi bẩn bám dính)
  • Hiệu điện thế của điện đầu ra (điều chỉnh nếu cần)

Bảo dưỡng chế độ A

Những hạng mục cần bảo trì cho máy phát bao gồm:

  • Thay mới bộ lọc dung môi bôi trơn (nhớt)
  • Thay thế hệ thống lọc nhiên liệu (xăng/dầu)
  • Thay mới hoàn toàn dung môi bôi trơn.
  • Làm sạch bộ lọc gió đầu vào của thiết bị.

2.2 Bảo trì, tiểu tu chế độ B (500 giờ - 1 năm/lần) 

Hạng mục cần kiểm tra khi tiến hành bảo trì ở chế độ B bao gồm:

  • Dung tích và chất lượng nước làm mát
  • Hệ thống lọc khí (độ bám bụi, tình trạng nứt hỏng)
  • Đường ống dẫn (cứng/mềm) và các mối tiếp giáp
  • Bộ chỉ thị về áp lực trên đường nạp năng lượng
  • Trạng thái của dây đai truyền lực (xô lệch, nứt hỏng, chùng nhão,...)
  • Trạng thái của quạt gió và bộ tản nhiệt của máy
  • Hiệu điện thế của điện đầu ra (độ tương thích với thiết bị tiêu thụ), điều chỉnh nếu cần.

thay dây cura mya phát điện

Các hạng mục cần can thiệp:

  • Thay thế lọc gió, lọc nhớt, lọc dầu nếu những bộ phận này bị hoen gỉ, rách hỏng.
  • Sửa hoặc thay mới dây đai truyền lực (nếu không thể phục hồi công năng sau sửa chữa)
  • Thay mới hoàn toàn hoặc châm thêm nước làm mát, chất bôi trơn cho máy (tùy trường hợp)
  • Vận hành máy phát, kiểm tra tổng thể, đánh giá tình trạng thiết bị

2.3 Bảo dưỡng, trùng tu chế độ C (4-7 năm/lần)

Tổng hợp những hạng mục cần kiểm tra và bảo trì:

  • Vệ sinh motor máy;
  • Làm khít phần khe hở giữa xupap và béc phun (nếu có)
  • Rà soát qua hệ thống bảo vệ động cơ máy phát
  • Bôi mỡ vào bánh răng căng dây đai, phía ngoài của động cơ
  • Thăm dò đường ống, sửa hoặc thay mới nếu đường ống hư hỏng.
  • Kiểm tra bình điện, nếu nạp điện kém thì thay mới.
  • Siết chặt các đai ốc, bu lông bị lỏng hoặc nằm sai lệch/
  • Vận hành để đánh giá qua chất lượng máy khi ở trạng thái hoạt động
  • Kiểm tra khả năng cách điện của đầu phát (sử dụng công cụ đo)

Bảo dưỡng, trùng tu chế độ C

Những bộ phận cần thay mới khi bảo dưỡng ở chế độ C:

  • Bộ lọc nước, lọc xăng/dầu và lọc nhớt
  • Dây đai truyền lực (dây curoa)
  • Dung môi làm mát, các van ống của máy.

2.4 Bảo trì chế độ D (7-10 năm/lần)

Những hạng mục cần kiểm tra khi bảo trì ở chế độ D:

  • Toàn bộ các hàng mục ở chế độ bảo trì C
  • Thăm dò béc phun, bơm nhiên liệu
  • Vệ sinh mặt ngoài của hệ thống làm mát

Bảo trì chế độ D

Tổng hợp những bộ phận cần thay mới ở giai đoạn này:

  • Puli của cánh quạt gió , puli giảm chấn và puli bơm nước
  • Bộ tăng áp  và bộ giảm chấn của máy phát
  • Bơm chất bôi trơn dưới gate, bơm cao áp.
  • Bình điện và hệ thống ống dẫn nước/khí nạp.

3. Chú ý cần nhớ khi bảo dưỡng máy phát điện ô tô

  • Nắm rõ hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất

Nắm rõ hướng dẫn bảo dưỡng máy phát điện

Đọc hiểu tài liệu hướng dẫn của NSX, thực hiện đúng theo khuyến cáo để tiến trình bảo dưỡng diễn ra an toàn.

Không bắt tay vào làm nếu chưa nắm rõ lộ trình bảo dưỡng. Vì điều này có thể gây hại cho máy và cả chính bạn. 

  • Trang bị đồ bảo hộ: găng tay, ủng cao su, quần áo,...

Để tránh những rủi ro khi tiếp xúc với các thiết bị điện,nên đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ và đi ủng cao su. 

Tất cả các đồ bảo hộ đều phải khô ráo để tối ưu hiệu quả cách điện.

  • Note lại các thông tin về lịch, công việc bảo dưỡng đã làm

Note lại các thông tin về lịch, công việc bảo dưỡng

Vì có nhiều hạng mục cần bảo dưỡng, cần note rõ thông tin để biết mình đã làm gì và chưa làm gì. 

Bạn cũng nên cài đặt chế độ nhắc nhở (trên điện thoại, máy tính cá nhân) lịch bảo dưỡng định kỳ để thực hiện đúng thời điểm.

4. Bảo dưỡng máy phát điện ô tô có đắt không? Chi phi ra sao? 

Việc bảo dưỡng máy phát điện nếu chỉ kiểm tra và vệ sinh cơ bản. Không thay mới linh kiện hoặc chất bôi trơn, chất làm mát thì chi phí chỉ 200k-500K.

chi phí bảo dưỡng

Nếu vừa kiểm tra, vừa làm sạch, sửa chữa/thay thế phụ tùng, chi phí có thể lên tới 1-2 triệu đồng.

Khi bảo trì máy, hãy yêu cầu đơn vị bảo dưỡng thông báo các khoản phí trước khi tiến hành thay mới phụ tùng. 

5. Kinh nghiệm dùng máy phát điện ô tô bền lâu, tăng hiệu suất 

5.1 Vệ sinh máy phát điện ô tô sạch sẽ

Vệ sinh bên ngoài máy phát là thao tác đơn giản, nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí khi bảo dưỡng thiết bị.

Khi được làm sạch, bụi bẩn và hơi ẩm sẽ không có cơ hội xâm nhập sâu vào động cơ, đầu phát của máy. 

Vệ sinh máy phát điện ô tô

Nguy cơ hư hỏng linh kiện, sụt giảm công năng sẽ được giảm thiểu triệt để.

Bên cạnh đó, vỏ máy sẽ duy trì độ bền tốt hơn, tối ưu hiệu quả bảo vệ các chi tiết bên trong.

5.2 Check, thay curoa máy khi cần 

Việc kiểm tra, thay thế curoa máy là điều cần được thực hiện thường xuyên. 

Curoa là bộ phận truyền động lực từ motor máy đến nhiều bộ phận khác như: bơm trợ lực lái, máy nén điều hòa, bơm nước làm mát động cơ,...

Do làm việc với cường độ cao, chịu sức căng lớn nên curoa có thể bị đứt, nứt rách hoặc chùng, lệch. 

thay curoa máy

Nếu bị lệch, bạn chỉnh lại cho kênh. Nếu hư hỏng nặng, cần thay mới để máy phục hồi công năng.

5.3 Cân nhắc lượng thiết bị điện sử dụng

Khi vận hành ô tô, hãy cân nhắc xem nên dùng, nên tắt thiết bị điện nào để không ảnh hưởng đến hoạt động máy.

Nếu khởi động tất cả các thiết bị điện, máy phát sẽ quá tải, phát sinh hư hỏng.

Không những vậy, dòng điện cấp cho thiết bị tiêu thụ cũng không ổn định, mạnh yếu thất thường. 

5.4 Chú ý lịch bảo dưỡng hệ thống điện ô tô

bảo dưỡng hệ thống điện ô tô

Việc bảo dưỡng hệ thống điện trên ô tô cần được thực hiện theo chu kỳ, có lịch trình cụ thể. 

Để không bị quên, hãy ghi ra giấy nhớ hoặc cài đặt chế độ nhắc lịch (tương tự như việc bảo trì máy phát riêng biệt). 

Nếu tiến trình bảo dưỡng diễn ra đồng bộ, hiệu quả làm việc của cả hệ thống sẽ được tối ưu.

5.5 Check tình trạng vòng bi định kỳ

Việc kiểm tra vòng bi thường hay bị bỏ quên. Vì đây là chi tiết nhỏ, nhiều người cho rằng vai trò linh kiện khá mờ nhạt. 

Check tình trạng vòng bi

Thế nhưng, vòng bi lại là linh kiện tham gia vào hoạt động truyền lực của máy phát. Nếu chúng nứt vỡ, bào mòn, nguồn điện sinh ra sẽ không đạt yêu cầu.

Khi dùng máy, hãy check qua tình trạng vòng bi 2 tuần/lần. Nếu có vấn đề phát sinh có thể xử lý kịp thời, dứt điểm.

Tất cả những thông tin chi tiết nhất về Bảo dưỡng máy phát điện ô tô đã được Điện máy Yên Phát chia sẻ tới bạn đọc. Hãy ứng dụng kiến thức hữu ích này để kéo dài tuổi thọ và năng lực làm việc của thiết bị nhé!

Hỏi Đáp

1KW bằng bao nhiêu Ampe? Cách quy đổi Kw ra KVA, HP, V

1KW bằng bao nhiêu Ampe? Cách quy đổi Kw ra KVA, HP, V

Máy phát điện 700kVA: Công suất khủng, giá rẻ, An toàn

Máy phát điện 700kVA: Công suất khủng, giá rẻ, An toàn

Máy phát điện 45kva: Chính hãng, Giá rẻ, Nên mua ngay

Máy phát điện 45kva: Chính hãng, Giá rẻ, Nên mua ngay