AVR máy phát điện là gì? Thông tin cơ bản về bộ AVR

CEO Robert Chinh 2022-11-29 14:00:27

Máy phát điện là sản phẩm đầy tiện ích nhưng lại có cấu tạo không quá phức tạp gồm một số bộ phận chính (roto, stato,...). Để máy phát điện hoạt động tốt, an toàn còn phải kể đến vai trò quan trọng của AVR. Vậy AVR là gì và nó có chức năng gì trong quá trình máy phát điện làm việc?

Để giải đáp những thắc mắc này, mời quý vị cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây của Điện máy Yên Phát để làm rõ nhé!

Tìm hiểu khái niệm, chức năng trong máy phát điện của AVR là gì?

Tìm hiểu khái niệm, chức năng trong máy phát điện của AVR là gì?

Tìm hiểu bộ AVR máy phát điện là gì?

AVR (đầy đủ là Automatic Voltage Regulator): tên gọi của hệ thống tự động điều khiển điện áp đầu cực của mỗi máy phát điện, ổn định dòng điện ra của máy phát. Ngoài ra với câu hỏi AVR là gì thì thông qua tác động vào hệ thống kích từ vào các chổi than để AVR có thể đảm bảo điện áp tại đầu cực luôn ở trong giới hạn cho phép.

Cũng như tổ máy phát điện thì AVR chính là bộ phận không thể thiếu trong các model phát điện hiện nay. Nếu như AVR hoạt động không hiệu quả thì chất lượng điện đầu ra của máy phát điện khó đáp ứng. Điều này cũng có thể gây những ảnh hưởng đến thiết bị phụ tải.

Chức năng của AVR là gì? Công dụng bộ AVR máy phát điện

Về cơ bản thì bộ AVR máy phát điện 5kVA, 10kVA, 30kVA hay hàng trăm, hàng nghìn kVA đều có nhiệm vụ chính là ổn định điện áp đầu ra cho máy phát trước khi đến phụ tải. Cụ thể, bộ chỉnh áp AVR có 4 chức năng chính gồm:

Bộ chỉnh áp cho điện áp đầu ra của máy phát

Bộ chỉnh áp cho điện áp đầu ra của máy phát

Chức năng 1: Điều chỉnh điện áp cho máy phát điện

Chức năng điều chỉnh điện áp của AVR máy phát điện là gì? Bộ điều chỉnh điện áp AVR luôn theo dõi và kiểm soát điện áp đầu ra của máy phát. Nó thực hiện việc so sánh điện áp này với một điện áp tham chiếu để có thể đưa ra được lệnh tăng hay giảm dòng điện phù hợp. AVR hoạt động sao cho sai số giữa điện áp nó đo được với điện áp dùng làm tham chiếu là nhỏ nhất.

Nếu muốn thay đổi điện áp của máy phát điện thì người sử dụng cần thay đổi điện áp tham chiếu của AVR. Thông thường, điện áp tham chiếu được đặt lại giá trị định mức khi máy phát điện hoạt động độc lập hoặc là điện áp lưới khi máy vận hành hòa lưới.

Chức năng 2 của AVR là gì: Giới hạn tỷ số điện áp và tần số

Khi máy phát hoạt động, tốc độ quay của roto không cao nên tần số cũng thấp. AVR sẽ giúp tăng dòng kích thích của máy để điện áp đầu ra sẽ được như tham chiếu hoặc điện áp lưới.

Điều này vô tình lại dẫn đến các quá trình kích thích khác (roto bị quá nhiệt, máy biến áp tự dùng,...) dẫn đến bão hòa từ, quá nhiệt. AVR sẽ theo dõi các thông số này của máy phát để điều chỉnh dòng kích thích phù hợp cho máy phát điện.

Các chức năng của AVR máy phát điện 3 pha, 1 pha

Các chức năng của AVR máy phát điện 3 pha, 1 pha

Chức năng 3: Điểu khiển công suất vô công

Công dụng thứ 3 của bộ AVR là gì thì có thể nói một cách đơn giản đó là điều khiển dòng điện kích thích trong khi công suất vô công, áp điện lưới bị thay đổi. 

Đó là khi máy phát vận hành và được nối vào lưới có công suất lớn hơn thì AVR sẽ không điều khiển điện áp của máy phát mà nó sẽ điều khiển dòng công suất phản kháng (công suất ảo) của máy phát. 

Nếu hệ thống điều khiển điện áp của máy phát quá nhạy thì có thể dẫn đến sự thay đổi rất lớn công suất ảo của máy. Do vậy, bộ AVR máy phát điện còn theo dõi và điều chỉnh điện áp ảo để mối liên hệ giữa điện áp máy phát và điện lưới - công suất ảo nằm trong mức hợp lý.

Chức năng 4: Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây của AVR là gì?

Điện năng khi được nối vào lưới tầng với trở kháng lớn thì càng tăng tải sẽ gây ra sự hao hụt điện áp trên đường dây. Vì thế, muốn giảm các ảnh hưởng của hệ thống do việc vận hành máy phát thì AVR cần phải dự đoán được sự sụt giảm điện năng trên đường dây.

AVR giúp bù trừ điện áp trên đường dây

AVR giúp bù trừ điện áp trên đường dây

Bộ AVR sẽ tính toán và tạo ra điện áp bù trừ vào độ sụt giảm điện áp đó. Nhờ vậy mà điện áp sẽ được giữ ổn định theo tải (điện áp tại hộ tiêu thụ giảm đôi chút so với tải, điện áp tại đầu cực của máy phát sẽ tăng đôi chút so với tải).

Xem thêm::
Vỏ cách âm máy phát điện là gì? Cấu tạo ra sao?
Tổng hợp các lỗi máy phát điện hay gặp phải và biện pháp xử lý

Phân loại của bộ chỉnh áp AVR là gì? 

Mỗi máy phát sẽ có bộ chỉnh áp AVR của riêng mình và việc phân loại bộ chỉnh áp của máy phát điện cũng phụ thuộc vào dòng máy cũng như công suất làm việc của chúng.

Dòng máy không giống nhau, công suất khác nhau sẽ sử dụng bộ AVR khác nhau và AVR được thiết kế để phù hợp với từng loại máy phát. VÍ dụ, chúng ta có bộ AVR máy phát điện 5kVA, 3kVA, 20kVA,...

Máy phát điện có hoặc không có chổi than cũng đều phải có AVR để có thể thực hiện việc kích từ. AVR cũng phụ thuộc vào công suất để sử dụng các loại mạch khác nhau (3kgW, 5kgW,...).

Bộ AVR máy phát điện đa dạng về thương hiệu, thiết kế, kích thước hoặc màu sắc nhưng đều giống nhau về các tính năng hoạt động.

Nguyên lý và sơ đồ mạch AVR máy phát điện là gì?

Nguyên lý của AVR là gì? Chúng kiểm soát đầu ra của máy phát bằng cách cảm nhận điện áp từ các đầu nối. AVR sẽ thực hiện so sánh điện áp thu được với tham chiếu ổn định. Sau đó nó sẽ có thể gửi thông báo lỗi nếu có để điều chỉnh dòng điện trường của máy phát điện.

Chi tiết của sơ đồ mạch AVR máy phát điện 3 pha

Chi tiết của sơ đồ mạch AVR máy phát điện 3 pha

Phụ thuộc vào dòng điện chênh lệch với tham chiếu mà AVR sẽ tăng - giảm dòng điện đến stato (điện áp thấp - cao hơn các stato chính).

Hướng dẫn đấu mạch AVR máy phát điện 3 pha

Sau khi tìm hiểu mạch AVR là gì, chức năng và nguyên lý của nó, cách đấu AVR cho máy phát điện 3 pha hay 1 pha thì có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Xác định đầu ngõ và đầu ra của AVR là gì

Đầu tiên khi muốn đấu bộ chỉnh áp, bạn cần xác định được ngõ đầu ra và đầu vào của AVR. AVR sẽ có 4 đầu nối cơ bản thuộc input (đầu vào) và output (đầu ra):

  • Đầu input: Có thể là No T1 ứng với điện áp 0V (hoặc No V ứng với điện áp 220V).
  • Đầu output: Là F+ ứng với cực dương và F- ứng với cực âm khi kích vào vị trí chổi than.

Bước 2: Quá trình đấu nối AVR là gì

Sau khi xác định được đầu vào, đầu ra của AVR bạn sử dụng đầu F+ và F- để đấu vào cực âm cũng như cực dương của chổi than máy phát điện.

Bước 3: Vận hành thử máy phát

Khi thực hiện đấu nối xong, bạn có thể thử vận hành máy phát điện và nếu điện áp của đầu ra ổn định thì nó sẽ là 220V (1 pha) hoặc 380V (3 pha).

Xác định các đầu vào - ra trên AVR

Xác định các đầu vào - ra trên AVR

Một số bộ điều chỉnh điện áp AVR trong thực tế

Bộ AVR máy phát điện 3 pha hay 1 pha được ứng dụng phổ biến trong các máy phát hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số thiết bị điều chỉnh điện áp dưới đây:

Bộ điều khiển AVR theo kiểu tự động bán dẫn hoặc kỹ thuật số

Bộ điều khiển tự động bán dẫn hoặc kỹ thuật số của AVR là gì? Đó là bộ điều khiển được cấu tạo trên kỹ thuật số vi xử lý với màn hình cảm ứng được kết nối giúp cài đặt tham số, thuật toán điều khiển, đo lường các giá trị tức thời nhanh chóng. 

Chúng còn có thể kết nối tới hệ thống giám sát trong nhà máy để kiểm soát các thông số tức thời, biểu đồ vận hành hoặc các thông tin khác (bộ điều khiển của máy phát >15MW).

Bộ điều chỉnh điện áp bằng tay AVR là gì?

Bộ điều chỉnh này có khả năng điều chỉnh góc mở thyristor bằng mạch độc lập. Điều khác nhau giữa điều khiển điện áp bằng tay và tự động là trong trường hợp bộ điều khiển tự động gặp sự cố, bộ điều khiển bằng tay phải luôn sẵn sàng để máy tiếp tục làm việc. Người ta dùng một mạch chuyển tiếp để chuyển từ điều khiển tự động sang điều khiển bằng tay mà không có sự thay đổi cho bộ kích từ của máy phát.

Có thể sử dụng bộ chỉnh áp tự động hoặc bằng tay

Có thể sử dụng bộ chỉnh áp tự động hoặc bằng tay

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến AVR máy phát điện

Ngoài những thắc mắc về AVR là gì, chức năng của bộ AVR máy phát điện là gì thì chúng tôi cũng nhận được một số câu hỏi khác có liên quan đến bộ AVR máy phát điện như:

Giá của bộ AVR máy phát điện bao nhiêu tiền? 

Tùy từng loại mà bộ AVR sẽ có mức giá khác nhau, AVR cho máy phát công suất càng lớn thì giá thành càng cao. Bạn cần chú ý mua máy phát điện công nghiệp, dân dụng và các phụ kiện thay thế tại đơn vị phân phối uy tín như Điện máy Yên Phát để đảm bảo chất lượng, sự an toàn trong quá trình làm việc.

Cách nhận biết máy phát có trang bị bộ AVR là gì?

Hiện nay, hầu hết các dòng máy phát điện chạy dầu đều có bộ AVR tiêu chuẩn. Ngoài ra, các model có công suất lớn cũng được trang bị AVR để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành.

Cách nhận biết AVR hoạt động bình thường?

AVR hỗ trợ hoạt động bình thường của máy phát điện, nếu như chiếc máy phát của bạn chạy bình thường, khi vận hành tạo điện áp ổn định thì AVR cũng đang hoạt động tốt. 

MPĐ hoạt động bình thường chứng tỏ AVR làm việc tốt

MPĐ hoạt động bình thường chứng tỏ AVR làm việc tốt

Cách nhận biết lỗi của AVR là gì?

Thông thường, khi AVR bị lỗi sẽ gây ra một số hiện tượng như: tiếng kêu bất thường, thông số trên bảng điều khiển bị thay đổi (tần số tăng giảm)... Lúc này, bạn không được vận hành máy phát vì có thể gây chập cháy hoặc các sự cố nguy hiểm khác.

Xử lý thế nào khi bộ AVR của máy phát điện bị hỏng?

AVR của máy phát cũng không tránh khỏi việc bị hỏng sau một thời gian làm việc. Khi đó, người dùng nên liên hệ với đơn vị bảo hành hoặc cơ sở sửa chữa uy tín để nhận hỗ trợ từ nhân viên kỹ thuật. Không tự ý tháo rời máy phát điện khi không có chuyên môn.

Kết luận:

Vừa rồi, Điện máy Yên Phát đã cùng bạn tìm hiểu về chi tiết, chức năng của bộ AVR máy phát điện. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã hiểu hơn về AVR cũng như vai trò của nó để có cách xử lý đúng đắn nếu không may AVR của máy phát bị sự cố.

Hỏi Đáp

TOP 5 máy phát điện 8kva chạy dầu chất lượng nhất hiện nay

TOP 5 máy phát điện 8kva chạy dầu chất lượng nhất hiện nay

Báo giá 5 mẫu máy phát điện 5kva được ưa chuộng nhất hiện nay

Báo giá 5 mẫu máy phát điện 5kva được ưa chuộng nhất hiện nay

Tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện công nghiệp

Tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện công nghiệp