Ứng dụng tháp giải nhiệt trong các ngành công nghiệp?
Nội dung chính [ Hiện ]
Ứng dụng của tháp giải nhiệt thực tế khá đa dạng, phụ thuộc vào chủng loại, nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng. Nếu muốn đem lại hiệu quả tối ưu, tháp bền bỉ, ít hao mòn phải chọn model tương ứng mục đích.
1. Bật mí nhanh tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt (tháp làm mát) là công cụ có vai trò “chủ lực” trong hệ thống nhà xưởng, xí nghiệp,... Có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động ổn định của máy móc sản xuất.
Khi nhà máy có nhiều máy móc hoạt động cùng 1 lúc sẽ sản sinh ra nhiệt lượng “cực khủng”. Dầu bôi trơn không còn đủ hiệu quả, các chi tiết ma sát liên tục dễ bị hao mòn, xuống cấp…
Tình trạng này nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây nhiều hệ luỵ như: hệ thống dễ chập cháy, hư hỏng,... Từ đó, khiến việc sản xuất gián đoạn, tốn kém chi phí.
Tháp giải nhiệt ra đời với mục đích giúp máy móc vận hành trơn tru. Tránh sự cố hư hỏng đột ngột bằng cách đưa nguồn nhiệt ra bên ngoài khí quyển, làm mát dòng nước nhanh.
Với hệ thống tuần hoàn hơi nước khép kín, công cụ sản xuất được hạ nhiệt nhanh.
2. #8 ứng dụng của tháp giải nhiệt trong các ngành sản xuất
Hầu như tất cả các ngành công nghiệp hiện nay đều phải có sự góp mặt của tháp giải nhiệt. Bao gồm 1 số lĩnh vực quan trọng bên dưới đây:
2.1 Ngành luyện kim
Tháp giải nhiệt giúp kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đúc kim loại. Giúp sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn khắt khe nhất.
Khi kim loại nóng chảy (200 - 300°C) sẽ được đổ ra các khuôn.
Tiếp tục chờ nhiệt độ giảm còn 60°C, hệ thống làm mát sẽ hoạt động để duy trình mức nhiệt khuôn ép ổn định. Đảm bảo kích thước thành phẩm luyện kim chuẩn nhất.
Loại tháp này hoạt động bằng cách bay hơi nước để loại bỏ nhiệt. Giúp làm mát hiệu quả hơn so với quạt tản nhiệt.
2.2 Ngành nhựa
Trong lĩnh vực sản xuất nhựa, tháp làm mát có nhiệm vụ tạo ra nguồn nước để giải nhiệt cho khuôn đầu ép.
Ứng dụng này không cần tháp phải có công suất quá cao. 1 số xưởng sản xuất nhỏ có thể sử dụng tháp mini để tiết kiệm chi phí.
2.3 Ngành dược phẩm
Tháp làm mát giúp kiểm soát nhiệt độ trong sản xuất dược phẩm và hóa chất. Đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi trường.
Hệ thống hoạt động khép kín, không gây ô nhiễm, không đóng cặn, ít hỏng vặt.
Trong quá trình làm mát, thiết bị vẫn duy trì tính ổn định của chất lỏng như: dầu, rượu, hóa chất dễ bay hơi….
2.4 Ngành điện lạnh
Trong lĩnh vực điện lạnh, tháp giải nhiệt được ứng dụng như 1 phần “chủ lực” của hệ thống làm lạnh.
Thiết bị để làm mát cho dàn nóng hệ thống chiller bằng hơi nước. Đảm bảo tốc độ siêu nhanh, đặc biệt là trong sản xuất máy điều hòa và nước đá.
2.5 Ngành thủy hải sản
Tháp giải nhiệt trong ngành thủy hải sản được sử dụng để duy trì nhiệt độ ổn định trong quy trình chế biến, cấp đông nhanh.
Hệ thống làm mát này hỗ trợ kho lạnh, dây chuyền cấp đông. Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đồ ăn luôn tươi ngon và kéo dài HSD.
2.6 Ngành sản xuất thép
Để tạo ra thép, các nhà máy phải sử dụng 1 nguồn nhiệt lớn. Từ đó, sản sinh ra nhiệt lượng khổng lồ, phải xử lý nhanh để tránh làm gián đoạn việc sản xuất.
Tháp giải nhiệt được ứng dụng làm mát trong ngành thép phải là loại cỡ lớn. Thậm chí có thể lên tới hàng chục ngàn RT để đáp ứng nhu cầu.
2.7 Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống
Tháp làm mát là “cánh tay” đắc lực trong ngành sản xuất đồ ăn, chẳng hạn như: máy đóng gói, nghiền, trộn, hút chân không….
Đặc biệt, với 1 số đồ uống như bia, rượu, nước có gas, nước ép… thiết bị còn hỗ trợ tốt quá trình lên men nhanh hơn.
2.8 Ngành dệt may
Trong ngành dệt may, công cụ hỗ trợ làm mát cho các sợi trước khi đẩy vào quá trình kéo sợi. Đảm bảo độ bền chắc và dễ nhuộm màu hơn.
Tháp còn có thể giải nhiệt cấp tốc cho máy nhuộm, dệt, máy đóng gói,... làm tăng tối đa hiệu suất hoạt động.
3. Các yếu tố cần lưu ý khi ứng dụng tháp tản nhiệt
Khi ứng dụng hệ thống tháp tản nhiệt, cần chú ý 1 số điểm dưới đây để đảm bảo hoạt động tốt nhất:
- Xác định chính xác nhu cầu làm mát để chọn tháp có công suất phù hợp, đảm bảo hiệu quả vận hành.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt hệ thống thông thoáng, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Có thể thuận tiện bảo trì và vận hành.
- Lựa chọn tháp có thiết kế và vật liệu phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Chẳng hạn như nơi có nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn, nhà máy hóa chất…
- Xây dựng quy trình bảo dưỡng định kỳ 3 - 6 tháng/ lần để loại bỏ cặn bẩn. Check tổng thể linh kiện, đảm bảo tháp hoạt động ổn định.
4. Kinh nghiệm chọn mua tháp giải nhiệt ứng dụng cho nhà xưởng
Tháp giải nhiệt công nghiệp được phân phối với nhiều mức công suất, kiểu dáng,... bạn có thể thoải mái “chốt đơn” theo nhu cầu.
Để tránh rủi ro mua nhầm đáng tiếc, cần bỏ túi 1 số kinh nghiệm được bật mí bên dưới đây:
- Chọn tháp chính hãng để đảm bảo chất lượng, thiết bị vận hành bền bỉ, ít hỏng vặt.
- Dựa theo diện tích nhà xưởng, số lượng máy móc cần làm mát mà lựa chọn model có công suất tương ứng.
- Các chủng loại bao gồm tháp vuông, tròn với công suất đa dạng gồm 5RT, 150RT,175RT, 200RT, 300RT, 1.000 RT, 10.000 RT…
- Lựa chọn đơn vị cung ứng tháp chính hãng, chế độ bảo hành lâu dài, mức giá hời nhất trên thị trường.
5. Địa chỉ mua tháp hạ nhiệt chất lượng, lắp đặt A-Z, uy tín #1
Dựa theo nhu cầu ngày càng “khủng” của các doanh nghiệp thì tháp hạ nhiệt được cung ứng rộng rãi.
Điện máy Yên Phát luôn được xếp ở top đầu nhờ tên tuổi lâu đời và nhiều ưu điểm như:
- Tháp làm mát được nhập trực tiếp từ thương hiệu lớn, có đủ chứng từ CO, CQ.
- Giá cả phải chăng, ưu đãi hơn hẳn các đại lý khác nếu mua số lượng lớn.
- Đa dạng hiệu suất, kích thước, phục vụ từ A - Z mọi nhu cầu.
- Chuyển tháp nhanh chóng, lắp đặt, hỗ trợ test thử tận nhà máy.
- Tư vấn tận tâm, dựa theo yêu cầu cụ thể, ngân sách của khách để giới thiệu tháp.
Đây là những ứng dụng tháp giải nhiệt mà Yên Phát chia sẻ chi tiết. Chắc chắn bạn sẽ tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và giá cả phải chăng.
Hỏi Đáp