Xử lý nước tháp giải nhiệt: Hiệu quả, An toàn, Tối ưu

CEO Robert Chinh 2024-07-27 09:07:58 39

Xử lý nước tháp giải nhiệt bao gồm rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Từ việc đáp ứng tốt các quy chuẩn giới hạn cho tới việc lựa phương pháp, hóa chất cho phù hợp.

Xử lý nước tháp giải nhiệt quan trọng không?

1. Tại sao phải xử lý nước tháp giải nhiệt?

Nước - dung môi giải nhiệt - chính là thành phần “đứng sau” chức năng làm mát của thiết bị. Vậy vì sao cần phải xử lý dung môi này theo chu kỳ?

  • Thứ nhất, mặc dù đã trải qua khâu lọc nhưng các tác nhân từ bên ngoài vẫn xâm nhập vào dung môi. Cùng với đó, quá trình bào mòn linh kiện sinh ra cặn đóng và xâm nhập vào dòng nước. 
  • Thứ hai, khi chất lượng nước không đảm bảo sẽ dẫn đến 2 vấn đề lớn. 1 là hiệu quả làm mát ngày càng hạn chế. 2 là dung môi trở thành tác nhân gây hại, làm hao mòn thiết bị. 

Nước tháp giải nhiệt ảnh hưởng đến tuổi thọ & hiệu quả làm mát

2. Quy chuẩn nước tháp giải nhiệt như thế nào?

  • Độ PH

Độ pH lý tưởng cho hoạt động hạ nhiệt của dung môi là từ 6 - 8. Khi giữ ổn định thông số này, hiện tượng đọng cặn sẽ được giảm thiểu.

  • Độ cứng 

Thông số trên có liên quan mật thiết đến lượng CaCO3. Thành phần này sẽ được kết tủa khi nước được “hun nóng”, gây nên tình trạng đọng cặn. 

Để đảm bảo an toàn, CaCO3 chỉ được phép dao động trong khoảng 100-500ppm.

Chú ý độ cứng của nước

  • Chỉ số bão hòa 

Đây chính là mức độ làm tan chất rắn trong dung môi làm mát. Để ngăn chặn sự xuất hiện của bụi cặn trong nước, chỉ số bão hòa chỉ nên nằm trong ngưỡng 0-1.

  • Độ kiềm tổng

Đây là thông số “chỉ điểm”, cho thấy năng lực trung hòa axit trong nước. Độ kiềm tổng được biểu thị rõ rệt qua 3 thành phần là: bicarbonat, carbonat và hydroxyde. 

Theo nhận định của chuyên gia, giá trị lý tưởng của thông số này nên < 500mg/l.

  • Tổng sắt

Sắt cũng là “thước đo” dùng để đánh giá chất lượng nước của tháp giải nhiệt. Giới hạn cho phép của thông số này trong dung môi làm mát là < 3ppm.

Chú ý hàm lượng sắt trong nước

  • Photphat hữu cơ

Thông số này phản ánh lượng hóa chất bổ sung giúp giảm nguy cơ ăn mòn, hình thành cặn đọng trong tháp. Tiêu chuẩn được các chuyên gia khuyến cáo là <2mg/l.

  • Nitrit 

Nitrit không làm hỏng đường ống, bồn chứa nhưng lại gây hại cho người vận hành. Do đó, đây cũng là tiêu chuẩn cần được giám sát cẩn thận , duy trì ở mức 500-1000ppm.

3. Các hướng xử lý tháp tản nhiệt phổ biến hiện nay

3.1 Xử lý nước đầu vào, loại bỏ khoáng

Chặn đứng ngay từ đầu vào là cách làm vừa đơn giản, vừa mang đến hiệu quả cao. Muốn vậy, bạn cần phải bố trí đầu lọc chức năng cao.

Kiểm soát chất lượng nước cấp

Không chỉ giữ lại rác thải mà còn lọc bỏ được cả vi khoáng không nhìn thấy bằng mắt.

Nếu làm tốt điều này, các công đoạn vệ sinh, xử lý nước trong thời gian sau đó sẽ nhẹ nhàng hơn.

3.2 Kiểm soát độ PH của nước

Như đã nhắc qua ở trên, độ PH nước chi phối nhiều đến hoạt động của thiết bị.

Nếu thông số này ở mức quá cao hoặc quá thấp thì hiện tượng sinh cặn, phát triển nhiều rong rêu.  

PH lớn là môi trường thuận lợi phát triển rong rêu

Vậy nên, việc kiểm soát pH cũng là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.

3.3 Dùng hóa chất xử lý cáu cặn, diệt vi sinh vật

Có nhiều loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt, giúp dọn sạch cặn bẩn. Chỉ cần sử dụng chuẩn tỷ lệ, đúng đối tượng thì bạn có thể loại bỏ các thành phần gây hại nhanh chóng. 

Khi vệ sinh theo cách này, cần xác định chính xác đối tượng gây hại là gì (vi khuẩn, rêu, vụn cặn,...). Sau đó chọn loại hóa chất phù hợp để xử lý.

3.4 Sử dụng giải pháp cơ học

Đây là cách làm không phức tạp về mặt nguyên lý nhưng cho kết quả rất ấn tượng. 

Cách xử lý nước tháp giải nhiệt

Bạn chỉ việc ngắt kết nối, rút sạch nước khỏi hệ thống. Sau đó mở ống, bồn chứa để chà rửa, kỳ cọ mọi ngóc ngách của lòng ống, bồn chứa là hoàn thiện,

3.5 Xả đáy định kỳ ngăn khoáng kết tụ 

Ở khu vực bồn chứa, nếu tích hợp van xả đáy thì việc đào thải các thành phần kết tụ sẽ cực kỳ đơn giản. Trong những lần vệ sinh định kỳ, chỉ cần tận dụng trọng lực, mở vòi để nước cuốn theo vụn cặn chảy xuống bên dưới là xong. 

Lưu ý, phương pháp này chỉ có tác dụng với những thành phần không bám chặt vào máy, nằm trôi nổi trong dòng nước.

Xả đáy tháp giải nhiệt

4. Top 10++ hóa chất chuyên dụng xử lý nước tháp tản nhiệt 

4.1 Hóa chất xử lý cáu cặn, ăn mòn 

  • ORGATROL 3201

Đại diện này có vai trò như “rào chắn”, giúp ngăn ngừa nguy cơ ăn mòn thép. Đặc tính trên có được là nhờ sự góp mặt của “bộ 3” ưu tú: chất phân tán, chất chống ăn mòn và phosphonate.

ORGATROL 3201

  • ORGATROL 6217

Đại diện này có tác dụng tương tự như loại hóa chất vừa giới thiệu. Tuy nhiên, trong thành phần không có sự hiện diện của chất chống ăn mòn, giá thành cũng rẻ hơn đôi chút.

  • LTV C615

Với những hệ thống tuần hoàn kín thì hóa chất này là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. 

Hoa chất phát huy tác dụng tốt ở hầu hết các kim loại, hợp chất liên quan. Khi dùng ngoài thực tế, người ta thường “ghép cặp” LTV C615 với 1 chất diệt vi sinh.

Xử lý nước tháp hạ nhiệt LTV C615

  • BSG 9000

BSG 9000 được tạo ra từ sự pha trộn giữa muối phốt phát có nguồn gốc hữu cơ. Có khả năng “bẻ gãy” các phức hợp, tinh thể nên chống ăn mòn cực tốt. Ngăn chặn sự hình thành vụn cặn hữu cơ. 

  • TBC-C44

TBC-C44 có thành phần hoàn thiện tương tự như BSG 9000.  Tuy nhiên các hợp chất này chỉ giống nhau ở gốc muối phốt phát. Bên cạnh vai trò chống bào mòn linh kiện, TBC-C44 còn giúp giữ ổn định nồng độ phốt phát hữu cơ trong dung môi.

Xử lý nước tháp giải nhiệt TBC-C44

4.2 Hóa chất khử sạch rong rêu, vi sinh vật

  • GREEN SX 840

Đây là đại diện chuyên dùng để kiểm soát sự lớn lên, phân chia của tảo và vi khuẩn. Đặc biệt, hóa chất còn xử lý tốt tác nhân gây bệnh Legionella.

 Vậy nên, không chỉ bảo vệ thiết bị mà còn rất có lợi cho sức khỏe con người.

  • ORGACIDE NV

Hóa chất này chẳng những là “khắc tinh” của rong rêu, cáu bẩn mà trong quá trình tẩy rửa còn tạo ra nước và oxy. Độ pH trung tính, sau khi dùng không cần can thiệp gì thêm. 

Diệt sạch rong rêu

Chính nhờ những ưu điểm nổi trội này, ORGACIDE NV có sức bán ra cực chạy, được nhiều khách hàng tin dùng.

  • HTC – 665

HTV-665 được giới chuyên gia chấm điểm 10 về khả năng kháng khuẩn. Thành phần cốt lõi là hợp chất oxy hóa khử mạnh, “đính kèm” thêm chất đệm để tối ưu hiệu quả vệ sinh. 

  • VH316

VH316 cực “nhạy” với các dung môi làm mát tích tụ nhiều rong rêu, vi khuẩn. Hiệu suất loại trừ các thành phần này của VH316 chạm ngưỡng 100%.

Xử lý nước tháp giải nhiệt bằng VH316

Nhờ vậy, giúp thiết bị phục hồi nhanh công năng, cải thiện lưu lượng nước tuần hoàn, nâng cao năng lực làm mát.

  • HL-CHEM CB20

HL-CHEM CB20 nhận được vô số lời khen về khả năng loại bỏ vi khuẩn. Hóa chất này chỉ gồm chất đệm và hợp chất isothiazolin. Nhưng khi đưa vào hệ thống sẽ không bỏ sót bất cứ loại vi sinh vật gây hại nào.

5. Tips dùng hóa chất xử lý nước tháp làm mát nước an toàn

  • Nếu pha chế sai tỉ lệ có thể tạo ra tác dụng ngược.
  • Sau khi pha, nếu dùng không hết cũng không nên để lại. Vì thành phần này sẽ mất dần tác dụng chỉ sau thời gian ngắn. Vậy nên, hãy cân đối với nhu cầu để pha chế 1 lượng phù hợp.

Xử lý nước tháp giải nhiệt hiệu quả

  • Chọn hàng rõ nguồn gốc, được cung cấp bởi đơn vị uy tín để tối ưu hiệu quả và sự an toàn. 

Nếu muốn xử lý nước tháp giải nhiệt tốt, cần nắm vững kiến thức nền mà Yên Phát vừa chia sẻ. Sau đó, vận dụng ngoài thực tiễn để có được kết quả tốt nhất.

Hỏi Đáp

Cấu tạo cánh quạt tháp giải nhiệt nước

Cấu tạo cánh quạt tháp giải nhiệt nước

Địa chỉ bán tháp giải nhiệt tại Hải Phòng: Chính hãng, Uy tín

Địa chỉ bán tháp giải nhiệt tại Hải Phòng: Chính hãng, Uy tín

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt chi tiết  A- Z (Nên Click Xem)

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt chi tiết A- Z (Nên Click Xem)