Tháp Giải Nhiệt Kín: Khái niệm, Ưu điểm, Phân loại chi tiết

CEO Robert Chinh 2024-09-07 21:24:38 232

Tháp giải nhiệt kín được nhiều người ưa chuộng nhờ rất nhiều điểm sáng. Thiết bị được lắp đặt ngày càng phổ biến trên đỉnh các tòa cao ốc, khu CN,...

1. Thế nào là tháp giải nhiệt kín? Nguyên lý làm mát nước

Dòng tháp tản nhiệt này được kết cấu kín để ngăn các tác nhân gây ô nhiễm từ ngoài rơi vào trong tháp, giữ cho cả hệ thống sạch sẽ. 

Tháp giải nhiệt kín

Phân loại tháp tản nhiệt dạng kín cũng có nguyên lý làm mát giống như dòng tháp hở. Tuy nhiên, điểm khác biệt là tháp kín sẽ truyền nhiệt lượng của dòng nước nóng ra ngoài nhờ cuộn dây trao đổi nhiệt ở 2 mạch kín trong và ngoài. 

Dòng nước nóng trong tháp bị ngăn cách với bên ngoài bởi cuộn dây kín nên nước không nhiễm tạp chất, nước sạch. Mạch dẫn nước phía ngoài sẽ bơm nước tuần hoàn đến cuộn dây và có mix với khí bên ngoài. 

Khi làm việc, nước nóng trong mạch trong sẽ truyền sang nước phun mạch phía ngoài. Hơi nóng bốc hơi bay ra ngoài tạo nước lạnh.

Nguyên lý tháp giải nhiệt kín

2. Đặc điểm nổi bật của tháp tản nhiệt kín 

2.1 Hạn chế rò rỉ nước, tránh ô nhiễm nguồn nước

Dòng tháp này có kết cấu kín, nguồn nước phía trong không tiếp xúc với môi trường phía ngoài. Vì thế mà nước trong tháp sẽ không rò rỉ, tránh lãng phí.

Các tác nhân nhiễm bẩn nước không có cơ hội tiếp xúc. Vậy nên, nước trong tháp luôn sạch sẽ, giảm thiểu hỏng hóc máy móc khi đưa đi làm mát.

2.2 Khả năng giải nhiệt nước hiệu quả

Tháp giải nhiệt kín nổi bật nhờ hiệu suất làm lạnh nước siêu mạnh mẽ, nước nóng sẽ được giảm nhiệt siêu nhanh, siêu nhiều.

tháp giải nhiệt kín công suất lớn

Phân loại tháp này còn lắp đặt một số bộ trao đổi nhiệt trung gian, giúp vệ sinh thuận tiện hoặc giảm chi phí đầu tư. 

2.3 Chất lượng tiên tiến siêu bền bỉ

Môi trường trong và ngoài tháp đặc thù với nền nhiệt và độ ẩm cao. Để duy trì khả năng làm việc ổn định, bền bỉ, tháp làm mát kín được cấu thành bởi những vật liệu VIP.

Cụ thể như FRP làm vỏ và hệ khung tháp thế nên chống ăn mòn, kháng hóa tốt. Motor chống thấm bằng thép phủ tĩnh điện. 

Hệ khối đệm làm từ nhựa PVC cùng đường ống dẫn bằng nhựa cao cấp nên chịu được dòng nước nóng,... Các chi tiết được gắn kết 1 cách chặt chẽ tạo kết cấu kín đặc thù.

2.4 Ứng dụng đa dạng ngành nghề

Ứng dụng tháp giải nhiệt kín

Phân khúc tháp hạ nhiệt kín tuần hoàn hiện được lắp tại nhiều nhà máy. Tháp được bắt gặp phổ biến trong một số ngành đặc thù như: sản xuất điện tử, điện lạnh, luyện kim, chế tạo máy, bảo quản thực phẩm, nhà máy điện,... 

2.5 Kết cấu tiện dụng, dễ vận chuyển - lắp đặt

Tháp kín có kết cấu thường nặng và lớn, để dễ lắp đặt, vận chuyển thì được thiết kế dạng độc lập từng bộ phận. Có thể thấy quạt tháp giải nhiệt kín, khối đệm, ống dẫn đều tách rời. Cả phần vỏ và hệ khung cũng được phân tách thành từng mảnh nhỏ.

tháp giải nhiệt kín dễ lắp đặt

2.6 Phổ giá rộng đáp ứng nhiều nhu cầu

Các đơn vị có quy mô lớn bé khác nhau nên tháp làm mát kín cũng vậy, đáp ứng các nhu cầu hạ nhiệt nước. Tháp to, nhỏ khác nhau nên phổ giá cũng trải dài từ thấp đến cao. Do đó, các đơn vị có thể lựa chọn thoải mái tùy nhu cầu cũng như vốn.

3. Có những loại tháp giải nhiệt kín nào?

3.1 Tháp hạ nhiệt kín ngược dòng

Với dòng thiết bị hạ nhiệt khép kín này hướng nước phun cùng không khí sẽ có chiều ngược nhau. Luồng khí có hướng di chuyển thẳng đứng đi xuyên qua các chi tiết, còn nước phun thì lại chảy theo phương thẳng xuống đi qua cuộn dây.

3.2 Tháp tản nhiệt kín dòng chảy chéo

tháp giải nhiệt kín có nhiều loại

Với phân loại tháp này thì thiết bị sẽ lấy gió ở 2 bên sườn tháp. Cuộn dây xoắn làm việc với nguyên tắc dẫn nhiệt nên giảm thiểu kết cặn bên ngoài dây. 

Dòng tháp này hợp với nguồn nước nóng có nhiệt độ quá cao, hay mức nhiệt nước sau khi làm mát có biên độ lớn.

3.3 Tháp hạ nhiệt kín dòng hỗn hợp

Trong phân loại tháp dòng hỗn hợp lại được tách ra thành 2 loại nhỏ hơn nữa là: hỗn hợp đầu vào đơn và kép. Dòng nước vẫn theo phương của trọng lực. 

Còn gió vào tháp theo 2 đường là từ trên xuống và theo hướng ngang bên sườn tháp. Sự trao đổi nhiệt giữa nước và khí giúp nước quá nhiệt được làm mát nhanh.

4. So sánh tháp hạ nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở

So sánh tháp giải nhiệt kín

Đặc điểm

Tháp giải nhiệt kín

Tháp giải nhiệt hở

Đặc điểm

Ngăn nước tiếp xúc với không khí để ngăn chất bẩn xâm nhập.

Cho phép nước trong tháp được tiếp xúc với không khí. 

Chi phí đầu tư

Cao hơn

Thấp hơn

Chi phí vận hành

Thấp hơn

Cao hơn

Tiết kiệm điện năng

Tốt

Khá tốt

Yêu cầu bảo trì

Ít yêu cầu bảo trì

Bảo trì định kỳ

Nguy cơ cáu cặn, rêu

Rất thấp

Dễ hình thành

 

Tháp giải nhiệt kín phù hợp nhất cho những ngành chuyên biệt đòi hỏi chất lượng nước cao. Nếu chi phí quá cao thì bạn có thể xem phân loại tháp tản nhiệt hở như Kumisai, Tashin,... hiệu quả làm lạnh cũng vô cùng vượt trội.

Hỏi Đáp

Các thông số tháp giải nhiệt nào bạn cần quan tâm trước khi mua?

Các thông số tháp giải nhiệt nào bạn cần quan tâm trước khi mua?

Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo, nguyên lý và chức năng

Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo, nguyên lý và chức năng

Nguyên lý bù nước cho bồn đế tháp giải nhiệt nước

Nguyên lý bù nước cho bồn đế tháp giải nhiệt nước