Tháp giải nhiệt nhà máy nhiệt điện: Tìm hiểu chi tiết A- Z
Nội dung chính [ Hiện ]
Tại sao tháp giải nhiệt nhà máy nhiệt điện lại thường nhà khói trắng? Thiết bị này thực hiện tản nhiệt như thế nào? Hãy cùng Yên Phát tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.
1. Thông tin chung về tháp giải nhiệt nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt độ để chuyển hóa nguồn nguyên liệu (như than đá, khí đốt,...) thành năng lượng điện. Đây là môi trường thường xuyên có nhiệt độ cao, đặc biệt là gần lò hơi và tuabin.
Bởi vậy, nhà máy nhiệt điện thường lắp đặt những ống tháp giải nhiệt khổng lồ để giải phóng nhiệt.
Nếu không có tháp hạ nhiệt, lượng nhiệt quá cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy móc, hiệu suất làm việc.
2. Vai trò của tháp hạ nhiệt cho nhà máy nhiệt điện
Tháp hạ nhiệt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà máy nhiệt điện, 1 số chức năng nổi bật được kể đến như:
- Tháp sẽ hút nguồn nhiệt dư thừa, thực hiện làm mát, giải phóng để không làm môi trường bị quá tải nhiệt.
- Cơ chế tuần hoàn nước sẽ đưa nước sau khi được hạ nhiệt quay trở lại làm mát động cơ. Đảm bảo hệ thống máy móc hoạt động ổn định.
- Duy trì nhiệt độ ổn định cho môi trường xung quanh nhà máy, đảm bảo hiệu suất hoạt động lâu dài, bền bỉ.
- Dòng nước nóng được đưa vào tháp giúp hạn chế nguồn nước xả thải ra ngoài, góp phần bảo vệ môi trường.
3. Cách hoạt động của tháp tản nhiệt nhà máy nhiệt điện
Tháp tản nhiệt nhà máy nhiệt điện được vận hành theo cơ chế cực kỳ thông minh. Theo đó, dòng nước nóng qua đường ống nước được đưa vào thân tháp
Hệ thống vòi phun sẽ chia nhỏ nguồn nước nóng và phun lên khối đệm để phân tách các tia nước. Đồng thời, luồng khí mát từ bên ngoài được hút từ phần đáy tháp đưa lên để tản nhiệt.
1 phần nước nóng mang theo nhiệt bốc hơi trắng được đưa lên đỉnh tháp và bay ra bầu trời. Phần còn lại sau khi được hạ nhiệt sẽ rơi xuống bình chứa ở dưới đáy, đưa ngược trở lại để làm mát máy móc.
Quá trình này được lặp lại tuần hoàn, tái sử dụng nguồn nước nóng để làm mát máy móc. Hệ thống làm mát tiên tiến này đã giúp tiết kiệm được khoản lớn chi phí mua nước mát mới.
4. Các loại tháp giải nhiệt nhà máy nhiệt điện phổ biến
Để đáp ứng tần suất hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, thị trường hiện có rất nhiều mẫu tháp hạ nhiệt đa dạng. Dựa vào kiểu dáng, tháp tản nhiệt được chia thành 2 loại phổ biến.
4.1. Tháp giải nhiệt nước
Loại tháp này hoạt động dựa trên cơ chế bay hơi của nước. Nguồn nước nóng sau khi được đưa vào tháp sẽ phun lên các tầng bên trên của tháp.
Luồng khí mát bên ngoài được hút vào và thổi lên phía trên để làm hạ nhiệt nước. 1 phần nước bốc hơi bay ra ngoài, phần còn lại rơi xuống bể chứa ở đáy tháp.
Ưu điểm
- Cơ chế hoạt động tuần hoàn, làm mát nước nóng rồi đưa ngược lại máy, giúp tối ưu nguồn nước sử dụng.
- Sử dụng nước để hạ nhiệt sẽ tiết kiệm được nguồn năng lượng trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu thành điện năng.
- Chi phí lắp đặt, vận hành tháp giải nhiệt nước thấp hơn so với các dòng tháp khác, tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Khả năng hạ nhiệt nhanh, làm mát hiệu quả, đáp ứng tần suất hoạt động liên tục cho máy.
Nhược điểm
- Nguồn nước nóng bị lẫn tạp chất, dầu nhờn từ máy móc, gây tắc nghẽn đường ống dẫn hoặc các tấm tản nhiệt, giảm hiệu suất.
- Do hoạt động với tần suất cao để đáp ứng hiệu suất làm việc của nhà máy nên các bộ phận như quạt, van, động cơ,... dễ bị mài mòn, nứt vỡ.
- Nguồn nước mát cấp vào tháp để làm mát không đủ sẽ giảm khả năng tản nhiệt, làm mát dòng nước nóng.
- Nếu không bảo dưỡng định kỳ, lớp vỏ và các bộ phận sẽ xuất hiện tình trạng rỉ sét, xuống cấp, hư hỏng.
4.2. Tháp giải nhiệt khô
Tháp hoạt động dựa vào cơ chế thông gió của cánh quạt. Dòng nước nóng được vòi xịt phun từ trên xuống các tầng bên dưới tháp, xuyên qua các tấm tre hoặc kim loại tản nhiệt.
Quạt thông gió hút không khí mát từ bên ngoài vào, đẩy nhanh quá trình hạ nhiệt và bốc hơi. Nước sau khi được làm mát vẫn sẽ được đưa trở lại hệ thống máy móc.
Ưu điểm
- Hiệu quả làm mát tốt, giải phóng nhiệt nhanh, đảm bảo máy móc luôn bền bỉ, hoạt động ổn định.
- Cơ chế hoạt động bằng hệ thống thông gió của quạt nên không sử dụng nước, tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư nước làm mát.
- Dòng tháp này không xả ra bất kỳ loại khí thải độc hại nào ra ngoài, thân thiện với môi trường.
- Đặc biệt, tháp giải nhiệt khô được đánh giá là có khả năng tản nhiệt nhanh hơn so với tháp làm mát nước.
Nhược điểm
- Các đường ống nước dễ bị tắc nghẽn do nguồn nước chứa cát bụi, dầu nhờn, cặn bẩn, làm giảm hiệu suất tháp.
- Khi vận hành, tháp thường phát ra tiếng kêu khá lớn, gây ồn cho môi trường làm việc.
- Các bộ phận trong tháp thường bị mòn, hư hỏng, nứt vỡ sau quá trình dài sử dụng do tần suất làm việc lớn.
Như vậy, tháp giải nhiệt nhà máy nhiệt điện đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất điện. Không chỉ tản nhiệt, làm mát động cơ hiệu quả, thiết bị còn giúp tối ưu chi phí sửa chữa, thay thế hệ thống máy móc.
Hỏi Đáp