19+ Thuật ngữ về bộ đàm: Quan trọng, Ai cũng "Nên Xem"
Nội dung chính [ Hiện ]
19++ thuật ngữ về bộ đàm dưới đây bao quát hầu hết các tính năng quan trọng của thiết bị liên lạc này. Vậy nên, việc hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn vận hành máy nhanh nhạy, hiệu quả hơn.
1. Tổng hợp 19++ thuật ngữ về bộ đàm bạn nên biết
1.1 Voice Operated (VOX)- Truyền tín hiệu bằng giọng nói
Tính năng Voice Operated giúp người dùng bắt đầu cuộc hội thoại bằng giọng nói, không cần dùng tay ấn vào nút PTT.
Điều này cho phép bạn đàm thoại rảnh tay, tiện khi cần làm nhiều việc cùng lúc. Khi kích hoạt tính năng VOX, bạn nên kết hợp cùng 1 loại tai nghe có độ tương thích cao.
1.2 Voice Scrambler - Mã hóa âm thanh
Là tính năng đặc biệt, giúp mã hóa các tín hiệu âm thanh để tối ưu hiệu quả bảo mật. Nhờ vậy, chặn đứng nguy cơ nghe lén, nghe trộm từ các dòng máy khác.
Đặc biệt, kể cả khi thiết bị thứ 3 vận hành cùng tần số và mã code thì âm thanh truyền đến cũng bị làm méo tiếng. Không thể nghe được nội dung đàm thoại.
1.3 Whisper - Đàm thoại thì thầm
Tính năng Whisper giúp người dùng trao đổi thông tin với âm lượng siêu nhỏ. Nhưng đầu dây bên kia vẫn có thể tiếp nhận thông tin rõ ràng, mạch lạc.
Tính năng này sẽ giúp ích cho người dùng khi đang ở chỗ đông người. Hoặc cần chia sẻ những nội dung có tính bảo mật cao.
1.4 Time-out Timer (TOT) - Giới hạn thời gian phát
TOT là tính năng giới hạn thời gian phát, được cài đặt mặc định từ trước.
Khi người dùng máy chiếm kênh quá lâu, máy sẽ phát ra thông báo, tự động ngắt.
Từ đó, giúp bảo vệ thiết bị trước tình trạng quá tải, quá nhiệt do việc thu phát tín hiệu diễn ra liên tục.
1.5 Low Battery Alert - Báo pin yếu
Khi dung lượng pin ở mức thấp, trên màn hình bộ đàm sẽ đưa ra thông báo đặc biệt này.
Cùng với đó, đèn báo pin cũng nhấp nháy đỏ để “đánh tiếng” cho người dùng biết đã đến thời điểm cần sạc pin.
1.6 IP – Tiêu chuẩn chống bụi, nước
Tiêu chuẩn IP được đề xuất bởi Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).
Thông số này sẽ giúp bạn đánh giá ngay khả năng bảo vệ của vỏ máy trước bụi bẩn và sự xâm nhập của nước, chất lỏng.
Các chỉ số IP thường gặp ở bộ điện đàm bao gồm 54, 55, 57 và 65.
1.7 MIL – STD 810 C/D/E/F/G – Tiêu chuẩn quân đội Mỹ
Tiêu chuẩn quân đội Mỹ MIL – STD 810 C/D/E/F/G là 1 trong những thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng của máy điện đàm.
Những bộ đàm đáp ứng được tiêu chuẩn này có khả năng chống bụi, chống nước siêu tốt.
1.8 Password Protection - Bảo vệ mật khẩu máy
Tính năng bảo vệ mật khẩu sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu hiện có trước khi thay đổi các thông tin của bộ đàm.
Nhờ vậy, tránh được sự cố thay đổi dữ liệu không mong muốn.
1.9 Emergency Alarms - Báo động khẩn cấp máy
Đây là tính năng giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong trường hợp sử dụng máy ở những nơi vắng vẻ, hoạt động biệt lập.
Chỉ cần nhấn nút là tín hiệu khẩn sẽ được truyền tới máy khác. Hoặc đến trung tâm liên lạc để kêu gọi sự hỗ trợ từ xa.
1.10 DMR Standard (Digital Mobile Radio) – Tiêu chuẩn liên lạc KT số
Digital Mobile Radio là tiêu chuẩn về thông tin liên lạc kỹ thuật số. Thường chỉ có ở những bộ đàm chuyên nghiệp, cao cấp được làm ra bởi Viện Tiêu chuẩn Công nghệ Viễn thông Châu Âu - ETSI.
1.11 TETRA Standard (Terrestrial Trunked Radio) - Tiêu chuẩn liên lạc trung kế
TETRA là 1 trong số các tiêu chuẩn về thông tin liên lạc trung kế kỹ thuật số. Thường được dùng để đáp ứng nhu cầu liên lạc trong lĩnh vực vận tải, an ninh, xăng dầu, công nghiệp
1.12 Wired Clone - Copy dữ liệu qua dây cáp
Tính năng Wired Clone cho phép người dùng sao chép, chuyển thông tin dữ liệu từ máy này sang máy khác thông qua dây cáp kết nối.
Tiến trình truyền tin sẽ diễn ra cực nhanh gọn, đơn giản. Giúp tiết kiệm đáng kể thời gian cho việc thiết lập các thông số
1.13 PC Programmable – Lập trình dữ liệu qua PC
Với tính năng này, người dùng có thể cài đặt, setup các thông số máy bộ đàm thuận tiện, dễ dàng.
Thông tin được mã hóa chính xác, nhanh chóng, có thể thao tác mọi lúc, mọi nơi.
1.14 Channel Annunciation – Đọc kênh bằng giọng nói
Đây là tính năng vô cùng độc đáo, giúp người dùng dò kênh dễ dàng trong môi trường thiếu sáng.
Khi chuyển từ kênh tần số này sang kênh tần số khác, máy sẽ đọc tên kênh để bạn update ngay thông tin.
Điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với người có thị lực hạn chế hoặc dùng máy trong đêm tối.
1.15 Multiple Scanning – Tính năng quét kênh
Tính năng quét kênh giúp người dùng bao quát, kiểm tra trạng thái của tất cả các kênh tần số nằm trong danh sách.
Đặc biệt, khi nhận diện thấy 1 kênh đang hoạt động, máy sẽ tự động chuyển sang kênh đó. Đồng thời, sẵn sàng cho việc kết nối và đàm thoại.
1.16 Tính năng Man down
Tính năng Man Down sẽ được kích hoạt khi bạn không đặt máy ở trạng thái thẳng đứng. Hoặc để chế độ chờ trong thời gian quá lâu.
Khi đó, tín hiệu khẩn sẽ được truyền tới đầu dây bên kia hoặc gửi trực tiếp về trung tâm.
Ngoài ra, tính năng này cũng hoạt động khi máy setup chế độ khẩn. Nhưng vì lý do nào đó, người dùng không trả lời cuộc gọi cảnh báo.
Do đó, Man Down sẽ phát huy hiệu quả tích cực khi các cá nhân làm việc đơn lẻ ở vị trí khó tiếp cận.
1.17 Remote Kill/Stun – Tính năng khóa máy từ xa
Nếu bộ đàm bị mất cắp hoặc thất lạc, người dùng có thể kích hoạt tính năng khóa máy từ xa để bảo mật thông tin
Dù nhặt được cũng không thể sao chép, dò tìm thông tin/dữ liệu trong máy.
Thiết bị chỉ vận hành trở lại khi người quản lý kích hoạt máy thông qua tín hiệu phục hồi.
1.18 BCLO - khóa kênh bận
Khi bật tính năng BCLO ở chế độ ON, các máy bộ đàm khác dù có cùng tần số hoạt động cũng không thể tiếp cận.
Điều này giúp ngăn chặn sự can thiệp của bên thứ 3 vào cuộc hội thoại. Tránh nguy cơ làm nhiễu hoặc gián đoạn nội dung liên lạc.
1.19 CTCSS - Hệ thống điều khiển âm thanh liên tục
CTCSS là hệ thống sử dụng âm thanh tần số thấp xen vào giọng nói để tạo ra sự ngắt quãng liên tục.
Khi có nhiều người đang cùng sử dụng 1 tần số vô tuyến, mạch CTCSS sẽ tắt tiếng những người dùng không có CTCSS.
Trên đây là 19++ thuật ngữ về bộ đàm bạn nhất định phải biết nếu muốn sử dụng thành thạo thiết bị này. Hãy lưu lại, đọc hiểu và học thuộc để khai thác tốt công năng của máy bạn nhé!
Nguồn: Yenphat.vn
Hỏi Đáp