Nổ Máy Nén Khí: 5 Nguyên nhân & Cách xử lý an toàn
Nội dung chính [ Hiện ]
Nổ máy nén khí là sự cố có thể nảy sinh bất kỳ thời điểm nào, gây tổn hại về người và tài sản. Vậy lý do khiến vấn đề này xảy ra là gì, phải bắt tay xử lý ra sao? Trong bài viết này, Yên Phát sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức, đảm bảo an toàn 100% nếu không may tai nạn phát sinh.
1. Những nguyên nhân gây nổ máy bơm hơi thường gặp
1.1 Dùng máy kém chất lượng, máy cũ
Máy bơm xài lâu năm, bình chứa cũ thì vị trí các mối hàn sẽ nứt vỡ, thành ngoài bị tróc mất lớp sơn bảo vệ. Lúc này, khi nạp khí vào bình dễ bị rò ra ngoài, bắt nhiệt của môi trường gây nổ.
TH khác người mua sợ tốn kém, chọn hàng giả nhái, sang tay đã được xài trước 2 - 3 năm. Vậy nên hiệu suất cực kém, dễ bị quá tải gây nổ.
Biện pháp:
- Nếu bình cũ thì phải định kỳ kiểm tra mối hàn, phát hiện dấu hiệu rò khí phải hàn lại cho kín khít để máy chạy an toàn.
- Khi mua không nên ham rẻ mà chọn loại trôi nổi, kém bền cực kỳ nguy hại.
1.2 Máy vận hành quá tải trong thời gian dài
Tùy theo loại máy khí nén, hiệu suất cho phép mà máy có thể chạy liên tục 3 - 4h. Các dòng dùng cho công nghiệp 6 - 8h. Nếu người vận hành để máy hoạt động liên tục từ ngày này qua ngày khác thì bình chứa khí dễ bị quá tải, phát nổ.
Biện pháp:
- Sau 4 - 8 tiếng hoạt động thì phải dừng nghỉ tầm 15 - 30 phút, để bình nguội mới xài tiếp.
- Phải định kỳ kiểm tra toàn bộ công cụ, nếu linh kiện nào hao mòn, hư hỏng phải đổi mới ngay, không “siết” máy làm quá sức cho phép.
1.3 Môi trường vận hành không đảm bảo
Nhiều người bố trí máy ở vị trí không hợp lý, quá nhỏ hẹp, tích nhiều bụi bẩn khiến đầu bình chứa hao mòn, han gỉ.
Khi bật công tắc cho thiết bị chạy, hơi nóng sẽ tăng vọt ở mức cao. Đến khi quá hạn mức cho phép sẽ gây cháy nổ.
Biện pháp:
- Chọn khu vực đặt model bơm hơi là nơi thông thoáng, sạch sẽ, không quá kín khí.
- Sau khi vận hành xong phải lau bụi bẩn, mảng bám kỹ càng.
1.4 Cặn dầu phát sinh khi dùng
Các dòng máy bơm khí nén piston, máy khí nén trục vít luôn phải có dầu bôi trơn, làm mát motor liên tục mới vận hành ổn định lâu dài.
Nhiều người không chọn đúng loại dầu tương thích với thiết bị, sợ tốn kinh phí nên mua loại rẻ, bị trộn nhiều nên dễ gây cháy nổ.
Nếu lười dọn rửa bình chứa, bộ lọc sẽ dễ tích tụ bùn đất, gặp áp suất lớn đột ngột sẽ nổ tung
Biện pháp:
- Định kỳ 1 - 2 tuần vận hành phải dọn sạch bụi bẩn bám ở đầu máy, trong bình chứa dầu.
- Khi mua phải cân nhắc kỹ, chọn loại được khuyên dùng cho thiết bị, quan trọng phải mới 100%.
1.5 Không đọc kỹ HDSD, khuyến cáo của NSX
Bất kỳ dòng máy nào khi phát hành đều kèm theo chỉ cần vận hành chi tiết từ A - Z, tuy nhiên không phải người nào cũng tìm hiểu kỹ.
Hậu quả là thao tác sai quy trình, không quan tâm tới các khuyến cáo khiến máy hư hỏng, xuống cấp cực nhanh. Bình bơm nén dễ bị hư hỏng trục trặc, dẫn tới sự cố, mất mát cả người và tài sản.
Biện pháp:
- Tìm hiểu kỹ hướng dẫn, khuyến cáo của đơn vị cung cấp trước khi bắt tay vào thao tác.
- Nếu thiếu kinh nghiệm phải hỏi ý kiến dân trong ngành. Thuê thợ bảo dưỡng, đừng động tay vào để tránh hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
2. Tips sử dụng máy nén khí đảm bảo an toàn tuyệt đối
Các model máy nén khí dễ xài, ổn định tới 5 - 10 năm. Tuy nhiên, để tránh rủi ro không đáng có thì nhất định phải “dắt túi” các tips sau đây:
2.1 Mua máy mới, chính hãng của thương hiệu lớn
Khi mua nên cân nhắc ngân sách, chấp nhận chi tiền giá cao hơn để mua công cụ mới 100%. Tuyệt đối không ham rẻ mà mua máy trôi nổi, dù giá chỉ bằng ½, ⅓ nhưng hiểm họa khôn lường.
Nếu không có kiến thức, không biết mua model nào tương xứng với nhu cầu nên nhờ đơn vị bán uy tín, có tâm tư vấn cặn kẽ.
2.2 Đọc kỹ HDSD máy, tuân thủ quy định của NSX
Trước khi thao tác vận hành phải xem xét kỹ nhiều lượt HDSD, thao tác lung tung có thể khiến động cơ dừng tắt, linh kiện hao mòn.
Tùy theo dòng thiết bị mà nhà sản xuất sẽ được ra các quy định riêng. Khi nào nên tra dầu, đổi mới… người dùng phải tuân thủ toàn bộ.
2.3 Vệ sinh, bảo dưỡng máy thường xuyên
Sau mỗi lần bơm nén phải lau chùi, loại trừ mảng bám dính chặt lên thân máy để đảm bảo giao diện bền đẹp, đỡ xuống cấp.
Sau 3 - 6 tháng phải bảo dưỡng tổng thể 1 lần. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc, hao mòn phải thay thế lập tức, không cố xài tiếp dễ xảy ra cháy nổ.
2.4 Lắp đặt máy ở môi trường đảm bảo
Người vặn chỉnh phải được tham gia các lớp đào tạo chuyên nghiệp, biết chọn vị trí đặt để thiết bị ở đâu cho đúng.
Dựa theo địa bàn sản xuất, các công cụ cần bơm hơi nén nên ưu tiên đặt ở nơi thoáng đãng, không ẩm ướt, đóng bụi bẩn. Xung quanh chỗ để máy không chồng chất nhiều hàng hóa hay công cụ khác, điều này sẽ dễ gây cháy nổ.
3. Mua máy nén khí Yên Phát - Giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy, nổ
Hiện tại, không hiếm các đơn vị bán máy nén khí với đủ nhãn hiệu, dung tích. Người mua có thể thoải mái “tậu” về tay với giá siêu hời.
Tuy nhiên, không phải điểm bán nào cũng uy tín, chính hãng. Nhiều nơi “trộn lẫn” hàng mới cũ, kém bền, chỉ cần khi mua lơ là sẽ sập bẫy ngay. Do đó, nếu có nhu cầu nên ưu tiên các đại lý hoạt động lâu năm như Yên Phát để chọn được công cụ ưng ý.
Các model máy bơm nén được kiểm định rõ ràng, mới 100% từ các hãng lớn như Pegasus, Kumisai, Palada… đủ dung tích, kiểu dáng, giá “siêu mềm”. Yên Phát luôn sẵn sàng tư vấn, xử lý theo CĐBH khi có sự cố để “xóa sổ” nguy cơ nổ máy nén khí, thao tác an toàn tuyệt đối.
Hỏi Đáp