Máy phát điện quá tải: 4 Nguyên nhân & Cách xử lý nhanh
Nội dung chính [ Hiện ]
Máy phát điện quá tải sẽ tác động tiêu cực theo 3 hướng. Đó là gây hại cho máy, gây hại cho thiết bị dùng điện, gây mất an toàn cho người vận hành.
1. Hậu quả nghiêm trọng khi máy phát điện quá tải
- Tăng nhiệt máy, giảm hiệu suất
2 hệ quả đối nghịch này sẽ xuất hiện đồng thời nếu tình trạng quá tải xảy ra.
Khi đó, động cơ sẽ suy giảm chức năng nên năng lượng điện chuyển thành nhiệt nhiều hơn là cơ năng.
Toàn bộ linh kiện bị hun nóng, khả năng phát điện lại tụt dốc không phanh.
- Hỏng hóc linh kiện, giảm độ bền máy
Nhiệt độ tăng thì các bộ phận máy “rơi” vào tình trạng quá nhiệt, hỏng hóc linh kiện là hệ lụy tất yếu.
Những sự cố đơn lẻ sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng, làm giảm tuổi thọ chung của thiết bị.
- Các thiết bị dùng điện bị hư hại do ảnh hưởng
Khi máy phát điện vận hành quá công suất thì các thiết bị dùng điện có liên quan cũng bị hư hại theo.
Điều này là do thiết bị nhận được nguồn năng lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu vận hành.
Vậy nên, động cơ phải hoạt động gồng mình, dễ sinh chập cháy.
- Cháy nổ, hỏa hoạn
Cháy nổ là hệ lụy đáng sợ nhất khi máy phát điện bị quá tải.
Khi hơi nóng sinh ra đủ lớn sẽ làm cháy các linh kiện thường xuyên cọ xát vào nhau. Lại cộng thêm sự hiện diện của dầu máy nên hỏa hoạn rất dễ xảy ra.
2. Dấu hiệu nhận biết khi máy phát điện bị quá tải
Bạn có thể nhận ra tình trạng quá tải của thiết bị thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Nhảy cầu dao
- Lượng điện sinh ra sụt giảm mạnh, chỉ bằng 30-50% so với ban đầu.
- Máy nóng lên và tỏa ra lượng nhiệt lớn. Quạt mát của thiết bị làm việc liên tục, không ngơi nghỉ.
- Khói thải ra có màu sẫm, hình thành những muội đen bám dính trên ống xả của thiết bị.
- Phát ra âm thanh lạ hoặc tiếng nổ máy to hơn hẳn so với bình thường.
3. Nguyên nhân và cách xử lý máy phát điện chạy quá tải nhanh chóng
3.1 Dùng máy vượt quá công suất tải
Có đến 85% trường hợp máy phát điện quá tải do sử dụng vượt công suất tiêu chuẩn.
Mỗi thiết bị đều có giới hạn làm việc nhất định, đã ghi rõ trên thông số máy.
Nếu kết nối máy với nhiều thiết bị tiêu thụ, tình trạng quá tải chỉ là chuyện sớm muộn.
Cách khắc phục:
- Nắm vững các thông số kỹ thuật trước khi dùng máy phát điện.
- Cân đối giữa công suất máy và nhu cầu năng lượng cấp cho nơi tiêu thụ. Đảm bảo để thiết bị hoạt động trong môi trường lý tưởng, ổn định.
3.2 Lỗi hệ thống điều khiển máy
Nếu hệ thống điều khiển “dở chứng”, không nhận diện ra nguy cơ, không phát tín hiệu cảnh bảo, máy sẽ vận hành mất kiểm soát. Khi đó quá tải sẽ là hệ lụy tất yếu xảy đến.
Cách khắc phục:
- Rà soát lại hệ thống điều khiển, đặc biệt là cảm biến nhiệt, cảm biến áp suất,...
- Nếu bộ phận điều khiển có vấn đề thì cần gọi thợ để can thiệp ngay.
3.3 Nhiên liệu máy kém chất lượng hoặc không đủ cấp
Đây là nguyên nhân khá hi hữu nhưng không thể loại trừ hoàn toàn.
Khi thiếu hụt nhiên liệu hoặc nhiên liệu đầu vào không đảm bảo, motor sẽ không thể làm việc với hiệu suất tối ưu.
Khi đó, điện năng sinh ra cực hạn chế, tác động tiêu cực đến các thiết bị tiêu thụ.
Cách khắc phục:
- Thăm dò lại lượng xăng/dầu sử dụng xem dung tích còn nhiều hay ít, nhiễm bẩn hay không để có biện pháp can thiệp.
- Nếu sử dụng nhiên liệu trôi nổi gây ảnh hưởng đến máy thì cần tháo bỏ, thay bằng sản phẩm chất lượng cao.
3.4 Lỗi ở cuộn dây stato máy
Khi cuộn dây stato của máy ngắn hoặc hở, chập 1 pha thì thiết bị cũng dễ quá tải, quá nhiệt. Nếu không can thiệp nhanh, động cơ sẽ bị cháy nổ với nhiều diễn biến khó lường.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra nhanh phần động cơ máy, đặc biệt chú ý đến cuộn dây stato xem có gì bất thường không. Nếu có thì can thiệp để khắc phục tình hình.
4. Kinh nghiệm dùng máy phát điện tránh xảy ra hiện tượng quá tải
- Không dùng máy vượt công suất tối đa
Việc dùng máy vượt quá công suất được xem là sai lầm “chí mạng”. Vì điều này ắt sẽ xảy đến nguy cơ hư hỏng, cháy nổ.
Giới hạn về công suất được các chuyên gia đo lường, tính toán dựa trên sức chịu đựng của thiết bị.
Nếu muốn máy vận hành ổn định, cần để ý thông số này.
- Chọn máy có rơ le bảo vệ chống quá tải
Khi thân máy tích hợp rơ le thì nguy cơ hư hỏng sẽ được loại trừ.
Nguyên nhân là do rơ le nhận diện nhanh các sự cố bất thường. Khi “nghe ngóng” thấy máy có dấu hiệu tăng nhiệt, làm việc quá sức sẽ tự động ngắt nguồn.
- Dùng máy có khả năng auto chỉnh áp
Khi mua máy phát điện, nên nhắm tới những sản phẩm có khả năng tự chỉnh áp.
Khi đó, nếu áp lực vượt khỏi giới hạn an toàn, thiết bị sẽ tự động cân đối lại. Vậy nên, tình trạng quá áp, quá tải sẽ được loại trừ.
- Sử dụng máy đúng cách theo khuyến cáo của NSX
Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa quá tải chính là tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trên tài liệu đính kèm có ghi rõ cách bước của quy trình vận hành. Bao gồm cả những điều cần làm, điều gì nên tránh.
Nếu làm đúng theo định hướng này, đảm bảo tình trạng Máy phát điện quá tải sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Hỏi Đáp