Máy phát điện 1 chiều là gì? Cấu tạo và Nguyên lý vận hành
Nội dung chính [ Hiện ]
Với khả năng tạo ra dòng điện DC, những chiếc máy phát điện 1 chiều chuyên dùng cho thiết bị chạy nguồn 1 chiều đặc thù. Dòng máy này có nhiều điểm khác biệt với máy phát điện xoay chiều phổ biến.
1. Tìm hiểu máy phát điện 1 chiều là gì?
Máy phát điện 1 chiều còn được biết đến với tên gọi máy phát điện DC. Dựa trên hiện tượng cảm ứng từ, thiết bị cho khả năng sản xuất ra dòng điện 1 chiều của các hạt điện tích electron.
Dòng máy phát được dùng để cấp điện chủ yếu cho công nghiệp, xây dựng,... Trong phạm vi gia đình có thể dùng để cấp nguồn, sạc điện thoại, máy tính,... các thiết bị sử dụng nguồn 1 chiều.
2. Khám phá cấu tạo của máy phát điện 1 chiều
2.1 Stato
Stato là phần đứng yên, còn gọi là phần ứng, thiết kế dạng cuộn dây kín.
Bộ phận này tạo hiện tượng cảm ứng điện từ để tạo năng lượng điện nhờ từ thông của máy.
2.2 Roto
Roto dùng để chỉ trục quay nằm phía trong stato ở máy phát điện 1 chiều. Nó gồm nhiều lớp sắt có rãnh, khe xếp chồng lên nhau.
2.3 Cổ góp
Cổ góp hỗ trợ kết nối cuộn dây stato với bên ngoài.
Bộ phận này được ghép nối từ nhiều đoạn đồng cách điện với nhau bởi tấm mica ở giữa.
Cổ góp có khả năng thu dòng điện từ dây stato trong máy phát hoặc cấp dòng điện trong động cơ DC.
2.4 Chổi than
Chổi than máy phát điện được làm từ carbon/than chì. Nó sẽ trượt trên cổ góp để đảm bảo kết nối, thu hoặc cấp dòng điện khi cổ góp quay.
Đây là bộ phận tiêu hao, vì sau 1 thời gian chổi than sẽ bị mài mòn.
2.5 Cực máy
Bộ phận này có nhiệm vụ giữ cuộn dây trường. Các cuộn dây quấn trên các cực và được kết nối dạng chuỗi 〃bởi các cuộn dây stato.
2.6 Vỏ máy
Vỏ máy bảo vệ tốt các chi tiết bên trong, thường làm bằng gang hoặc thép. Đặc biệt, phần vỏ còn có vai trò dẫn từ thông tạo bởi cuộn dây kích từ.
Phần vỏ thường không quá kín khít, hỗ trợ tản nhiệt, làm mát máy khi vận hành.
2.7 Các bộ phận khác
Ngoài những bộ phận chính kể trên, cấu tạo máy phát điện 1 chiều còn gồm các bộ phận khác như: cánh quạt, puly, đầu ra điện, bộ phận tiếp nhiên liệu,...
3. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 1 chiều
Nguyên lý làm việc của máy phát điện 1 chiều dựa theo định luật cảm ứng điện từ Faraday.
Khi dây dẫn đặt ở 1 từ trường thiếu ổn định, suất điện động cảm ứng sẽ được tạo ra trên roto, tạo ra dòng điện.
Số vòng của của stato sẽ tác động đến độ lớn cũng như chiều của dòng điện.
4. Máy phát điện 1 chiều có những loại nào?
4.1 Máy phát điện 1 chiều kích từ nối tiếp
Đây là loại máy phát 1 chiều có cuộn dây kích từ được lắp dạng nối tiếp cùng cuộn dây phần ứng.
Chính vì thế, toàn bộ dòng điện tạo ra bởi máy phát sẽ đi qua cuộn dây kích từ. Sinh ra 1 từ trường mạnh phụ thuộc vào tải của máy phát điện.
4.2 Máy phát điện một chiều mắc kích từ song song
Loại máy phát này có cuộn dây kích từ được mắc dạng song song cùng cuộn dây phần ứng.
Kiểu lắp này cho phép 1 phần tổng dòng điện tạo ra bởi máy phát sẽ chảy qua cuộn dây kích từ. Giúp từ trường ổn định hơn kể cả tải có thay đổi.
4.3 Máy phát điện 1 chiều kích từ hỗn hợp
Đây là dòng máy phát điện 1 chiều có sự kết hợp giữa cuộn dây mắc nối tiếp và song song.
Kiểu máy này giúp tổng hợp hết ưu điểm của 2 loại trên là sự ổn định của dòng song song và sự tăng cường của dòng nối tiếp.
Từ đó, máy phát chạy ổn định trong nhiều điều kiện tải khác nhau.
4.4 Máy phát điện 1 chiều kích từ độc lập
Ở dòng máy phát này cuộn kích từ nhận năng lượng từ 1 nguồn điện đơn hướng bên ngoài.
Điều này cho phép cuộn kích từ có thể được điều khiển chính xác, độc lập so với máy phát.
5. Máy phát điện một chiều có tốt không?
Để biết được máy phát điện 1 chiều có tốt hay không hãy cùng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của dòng máy này.
5.1 Ưu điểm
- Tính đa dụng cao, được dùng trong lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, gia đình,...
- Kết cấu mạch điều khiển đơn giản cho nên sử dụng dễ dàng.
- Máy phát 1 chiều được đánh giá có độ ổn định cao hơn máy phát điện xoay chiều.
5.2 Nhược điểm
- Máy dùng cổ góp, chổi than cho nên khả năng chạy kém. Chổi than hao mòn nên định kỳ phải thay mới.
- Độ an toàn thấp hơn máy xoay chiều, có thể dễ cháy nổ khi gặp rung chấn.
Những chiếc máy phát điện 1 chiều đặc thù cho những thiết bị dùng nguồn DC. Để tối ưu , bạn cũng có thể tham khảo những dòng máy phát điện cung cấp cả dòng AC và DC.
Hỏi Đáp