Máy nén khí không lên hơi: 5 Nguyên nhân & Cách xử lý

CEO Robert Chinh 2024-10-31 16:33:10 152

Dù mới mua hay đã dùng 1 thời gian, vẫn sẽ xuất hiện tình trạng máy nén khí không lên hơi. Không phải cứ thấy vấn đề này là gọi thợ đến sửa đâu nhé, có nguyên nhân rất đơn giản. Nếu thiết bị nhà bạn đang có biểu hiện này, xem lý do và cách khắc phục ngay bên dưới.

1. #5 nguyên nhân máy nén khí không lên hơi và cách sửa triệt để

1.1. Lưỡi gà, van 2 chiều cấn cát

  • Nguyên nhân:

Khi xi lanh hoạt động, van 2 chiều và lưỡi gà sẽ tiếp xúc với bụi bẩn, “giữ chân” các cặn bẩn này. Cần kiểm tra thường xuyên xem có bị đóng bụi dày hay không. Khiến xi lanh hút được ít khí => máy không tạo hơi được, hiệu suất kém.  

Lưỡi gà máy nén khí cấn cát

  • Cách xử lý:

Cần có máy mài, chổi quét, trước hết cần phủi bớt bụi trên linh kiện. Sau đó dùng máy mài bóng cho lưỡi gà, van, lắp lại vị trí ban đầu. 

1.2. Khí nén ở van rỉ ra ngoài

  • Nguyên nhân:

Băng quấn ngoài van bị hở, bị vôi hóa khiến các gioăng mất sự kết nối, làm cho khí nén thất thoát. 

Van máy nén khí rò rỉ

Cần có mẹo để kiểm tra chi tiết này: Pha loãng dung dịch xà phòng, dùng chổi quét lên van. Nếu thấy có bọt khí thì đó chính là căn nguyên vấn đề. 

  • Cách xử lý:

Có thể quấn lại băng tan mới hoặc tiến hành thay van nếu thấy đầu nối bị mòn, hở, không khép kín được. 

1.3. Tắc nghẽn phần bầu lọc gió

  • Nguyên nhân:

Khí trước khi đi qua bộ lọc gió, được lọc bớt bụi bẩn. 

Bầu lọc gió máy nén khí

Nếu tấm mút lọc bụi trong hệ thống này bị ứ đọng bụi thì hiệu năng hút khí sẽ giảm. Khiến cho hơi nén ít, yếu, không lên hơi được đúng công suất vận hành. 

  • Cách xử lý:

Thực tế thì mút xốp này khá dẻo dai, có thể làm sạch và tái sử dụng. Nhưng trong trường hợp mút đã bị bào mòn, rách hay móp méo thì nên thay cái mới. 

1.4. Rách hoặc lệch gioăng đầu bò

  • Nguyên nhân:

Tuy chỉ là 1 chi tiết nhỏ nhưng chỉ cần gioăng đầu bò nứt/rách hay bị lệch thôi, khí nén sẽ giảm ngay. 

Vì đây là bộ phận tạo sự liên kết cho đầu bò và xi lanh, giúp khí nén đầu ra, đầu vào cân bằng. 

Gioăng đầu bò máy nén khí bị lệch

  • Cách xử lý:

Tìm kiếm và mua đúng loại gioăng mà máy được lắp ráp, thay mới vào đúng vị trí. Nhớ kiểm nghiệm lại hiệu quả sau khi thay thế.

 Hoặc tự chế bằng tấm bìa (đo, vẽ và cắt, dùng gioăng cũ làm khuôn), tuy độ bền, hiệu quả không bằng mua cái mới. 

1.5. Van khí bị hỏng, tắc nghẽn

  • Nguyên nhân:

Van bị hút nhiều bụi bẩn, dị vật nên xuống cấp nhanh chóng, tắc nghẽn. Khiến lượng khí hút vào không đúng nhu công suất làm việc, gây đình trệ công việc. 

Van khí máy nén khí hư hỏng

  • Cách xử lý:

Loại bỏ sạch bụi bẩn bám xung quanh hoặc thay van mới nếu van bị vô hiệu hóa, không thể hoạt động. 

Ngoài ra, còn do 1 số lý do khác khiến máy nén khí không có hơi như: Nguồn điện yếu, không cắm điện, motor vận hành kém,... 

Hãy xem xét thật cẩn thận để có hướng giải quyết phù hợp, tiết kiệm tối ưu. 

2. Bí kíp giảm thiểu nguy cơ máy nén khí không có hơi

Cách duy nhất để máy không xảy ra hỏng hóc hay gặp phải những sự cố trên là bảo dưỡng. Bên cạnh thời hạn định kỳ 6 tháng/lần, nên kiểm tra máy mỗi ngày, tháng,...

  • Vệ sinh hằng ngày:

Khi kết thúc ngày, nên ngắt điện hoàn toàn, check lại các chi tiết sau khi dùng. Đồng thời, xả van dưới đáy để loại bỏ nước cặn, mỗi ngày xả tối thiểu 2 lần, sau 4-8 tiếng. 

Siết lại ốc vít hộp điện máy nén khí

Khi máy vận hành, nên chú ý tới hoạt động, xem motor có gây tiếng ồn hay không. Hoặc các linh kiện khác bong, rơi, hỏng,... cũng sẽ nhận biết được nhanh chóng. 

  • Tháo phụ kiện và bảo dưỡng mỗi tuần:

Bộ lọc khí, ống giải nhiệt, các linh kiện có thể nhìn rõ bên ngoài,... đều cần được làm sạch bụi. Có thể dùng máy hút bụi chuyên dụng, hoặc bàn chải, không cần tiến hành mỗi ngày. 

Tháo lọc gió máy nén khí

Điều chỉnh lại van xả, dây đai,... để tạo sự kết nối chặt chẽ. Dây mà bai dão thì cân đối lại, hoặc thay mới sao cho phù hợp tần suất sử dụng. 

  • Bảo dưỡng đúng hướng dẫn:

Bộ sản phẩm nào cũng đi kèm hướng dẫn, có yêu cầu bảo dưỡng, cần làm theo đúng tiêu chí. Ví dụ: Thay dầu tối thiểu 3 tháng/lần, Quét sạch muội than, siết ốc, khớp nối,... 

Thay dầu máy nén khí

Đừng quên check cả bộ không tải và thay cả bộ lọc dầu sau khi dùng (sau mỗi 1000h chạy máy thì thay mới ngay). Bôi trơn cho ổ bi, động cơ,... và thay bộ lọc gió. 

3. Mua máy nén khí tại đơn vị uy tín để được hỗ trợ sửa chữa tại nhà

Xử lý sửa chữa, bảo dưỡng nhanh, thời hạn bảo hành lâu dài, liên hệ Yên Phát ngay. Quý khách mua hàng sẽ được hỗ trợ các dịch vụ hậu mãi trọn gói, từ công đoạn lắp đặt. 

Mua máy nén khí chính hãng

Không chỉ phân phối máy nén khí đa thương hiệu, kiểu máy,... Yên Phát cũng không ngừng cải thiện dịch vụ chăm sóc người tiêu dùng. Dù có mua hàng của Yên Phát hay không, nhân viên vẫn hỗ trợ fix lỗi tận tình.

Đặc biệt, giá bán máy, giá thành linh kiện vô cùng phải chăng. Nhấc máy gọi tới hotline để nhận tư vấn nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp.  

Ngoài những nguyên nhân trên, máy nén khí không lên hơi có thể vì lý do khác. Nếu không xử lý được thì đừng vội tháo máy, nên liên hệ thợ, chuyên viên có kinh nghiệm. 

Hỏi Đáp

5 Thương hiệu máy nén khí Hàn Quốc: Bền, Khỏe, Giá Rẻ

5 Thương hiệu máy nén khí Hàn Quốc: Bền, Khỏe, Giá Rẻ

Nguyên tắc an toàn người sử dụng bình chứa khí nén cần nắm vững

Nguyên tắc an toàn người sử dụng bình chứa khí nén cần nắm vững

Hướng dẫn cách khắc phục sự cố máy nén khí kêu to khi vận hành

Hướng dẫn cách khắc phục sự cố máy nén khí kêu to khi vận hành