Cấu tạo máy nén khí piston & Nguyên lý hoạt động cụ thể

CEO Robert Chinh 2024-07-27 08:38:03 59

Khi hiểu cấu tạo máy nén khí piston, bạn không cần đọc qua hướng dẫn vẫn có thể sử dụng thành thạo thiết bị. Nếu muốn tiếp cận máy theo cách trên thì đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!

1. Ứng dụng của máy nén khí kiểu piston

Thiết bị đang xét có khả năng tạo áp lực với sự hỗ trợ của piston thủy lực. Trong thực tiễn, có tính ứng dụng cao và được dùng vào nhiều mục đích khác nhau.

Ứng dụng máy nén khí piston

Cụ thể, có thể sử dụng thiết bị này trong các lĩnh vực sau:

  • Thông cống: Tạo áp lực khí để tổng đẩy các loại rác thải đang tích tụ gây tắc đường dẫn nước thải
  • Làm sạch thiết bị cơ giới: Rửa xe, xì khô,...
  • Dùng trong ngành thực phẩm: Làm vệ sinh bao bì, các khay chứa, hạ nhiệt thực phẩm, thổi chai lọ,...
  • Dùng trong xây dựng: Hỗ trợ việc thông gió, tiếp oxy cho những nhân công làm việc ở khu vực đặc thù. Phun bê tông, cấp khí nén cho súng bắn đinh, các loại máy đập, máy nén,...
  • Dùng trong ngành giải trí: Cấp khí cho hoạt động của tàu lượn, đu quay, các loại bóng, thuyền bằng hơi,...
  • Dùng trong y tế: Cấp khí chất lượng cao, tham gia vào việc hong khô, đóng gói dược phẩm, làm sạch các máy móc, sản xuất thuốc,...
  • Dùng trong sửa chữa, chế tạo các thiết bị, linh kiện máy,...

2. Khám phá chi tiết cấu tạo máy nén khí piston

  • Động cơ: Là nhân tố đóng vai trò quan trọng, giúp chuyển hóa năng lượng từ dạng điện sang dạng cơ năng, tạo ra áp lực nén khí đầu vào.
  • Xi lanh: Toàn bộ piston của máy đều “quần tụ” ở chi tiết này. Chúng có vai trò tạo môi trường cực thuận cho hoạt động của piston. Từ đó tối ưu khả năng tạo áp từ luồng khí đầu vào.
  • Đầu nén: Đây chính là nơi sinh ra áp lực nén. Chúng được lên phom bởi các chi tiết như: bộ lọc để giữ lại chất độc hại, quả piston, ống dẫn mềm,...

Cấu tạo máy nén khí piston

  • Bình chứa: Được dùng nhằm mục đích lưu trữ lượng khí nén, giúp kéo dài thời gian làm việc của máy khi cần cung cấp khí
  • Van: bao gồm van 1 chiều, van làm nhiệm vụ, đảm bảo độ an toàn và van thoát nước. Các thành phần này giúp tạo sự ổn định, bền bỉ của máy bơm khí nén qua thời gian.
  • Lọc gió: Ngăn chặn sự tấn công của bụi bẩn vào đầu nén khi thiết bị hoạt động.
  • Đồng hồ áp suất: Hiển thị sự biến thiên về mặt áp suất tại bình chứa khi máy vận hành. Giúp người đứng máy theo dõi, đánh giá chính xác diễn tiến hoạt động của thiết bị.
  • Rơ le: Đảm nhiệm chức năng đóng, ngắt máy, đảm bảo an toàn và duy trì áp suất khí nén ở mức độ lý tưởng.

Ngoài kết cấu chung nói trên thì giữa máy 1 cấp và máy 2 cấp sẽ có đôi chút khác biệt trong cấu tạo. Cụ thể như sau:

Cáu tạo máy nén khí 2 cấp và 1 cấp

  • Máy 1 cấp

Thiết bị này không có bình tản nhiệt, dễ bị nóng khi vận hành trong thời gian dài.

  • Máy 2 cấp

Có kết cấu chuyên nghiệp hơn, trong cấu tạo máy sẽ có thêm 1 đầu nén để tối ưu hiệu quả tăng áp. Máy khí nén piston cũng tích hợp bình làm mát nên dùng liên tục thì các linh kiện cũng ít khi bị nóng lên.

 

XEM THÊM BÀI VIẾT CHI TIẾT: Máy nén khí 1 cấp và 2 cấp 

3. Nguyên lý vận hành của máy nén khí piston 

3.1 Nguyên lý hoạt động máy nén khí piston 1 cấp

Thiết bị này chỉ nén khí 1 lần, không lặp lại thao tác trên trong mỗi chu kỳ vận hành. Cụ thể, khi khí được cấp đầy thì van hút sẽ đóng khít. Ngay sau đó,  pít tông sẽ đảm đương vai trò sinh áp lực lên luồng khí đầu vào. 

Cấu tạo máy nén khí piston 1 cấp

Lúc này, sức chứa của xi lanh giảm dần. Cùng với điều này thì áp suất sẽ tăng tịnh tiến. Đến giới hạn ngưỡng, van xả lập tức mở ra. Khí nén di chuyển tới bình dự trữ và được cất giữ tại đây.

3.2 Nguyên lý vận hành máy khí nén piston 2 cấp

Máy 2 cấp có cơ chế vận hành giống như máy 1 cấp. Thế nhưng khí đầu vào được nén tới 2 lần với sự hỗ trợ của đầu nén thứ 2. Theo đó, khí sẽ đi vào đầu sơ cấp kích thước "khủng” trước. 

Cấu tạo máy nén khí piston 2 cấp

Sau đó, mới được dẫn đến đầu thứ cấp để tăng áp 1 lần nữa. Cuối cùng, thành phẩm tạo ra mới được dẫn vào bình chứa để lưu trữ.

4. Lưu ý cần nhớ khi dùng máy bơm khí nén piston

Khi dùng thiết bị đang xét, cần ghi nhớ những điểm sau:

  • Bố trí máy ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ phòng, thoáng khí và ít bụi bẩn
  • Nên ngắt máy khi không hoạt động để đảm bảo an toàn, giảm hao hụt điện năng
  • Vệ sinh máy và bảo dưỡng định kỳ để phát hiện sớm hư hỏng, rào trước nguy cơ rò rỉ
  • Khi sửa chữa, vệ sinh sâu máy cần phải xả sạch khí nén mới bắt đầu
  • Thay dầu nhớt 500h/lần, vệ sinh lọc gió hằng tuần, loại bỏ nước tồn ứ trong bình chứa  2 lần/tuần.
  • Vận hành máy theo đúng khuyến cáo, không khai thác tận lực khiến máy quá tải. Không tự ý tăng áp, căn chỉnh, mở xem linh kiện nếu không có chuyên môn.
  • Khi vận hành, đứng cách bánh đà tối thiểu 0,7m.

Tra dầu máy nén khí piston

Khi đã hiểu rõ cấu tạo máy nén khí piston, bạn sẽ có đủ kiến thức nền để vận hành máy an toàn và hiệu quả. Do đó, hãy ghim lại những thông tin mà Yên Phát vừa cung cấp để “lục lại” khi cần bạn nhé!

Hỏi Đáp

3 Cách tự chế máy nén khí: Nhanh, An toàn, Chi tiết A- Z

3 Cách tự chế máy nén khí: Nhanh, An toàn, Chi tiết A- Z

Máy nén khí có dầu và không dầu: Nên chọn loại nào?

Máy nén khí có dầu và không dầu: Nên chọn loại nào?

Báo Giá Máy Nén Khí 20L: Chính hãng, Cao cấp, Bán chạy

Báo Giá Máy Nén Khí 20L: Chính hãng, Cao cấp, Bán chạy