Cấu tạo máy nén khí mini & Nguyên lý hoạt động cực chi tiết
Nội dung chính [ Hiện ]
Cấu tạo máy nén khí mini đúng theo phân loại từng dòng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Sự khác biệt này không mấy đáng kể nên thường được gộp thành cấu trúc chung. Tìm hiểu những thông tin này khiến người dùng tự tin hơn nhiều, muốn tháo lắp cũng tiện.
1. #9 thành phần chính trong cấu tạo máy nén khí mini
1.1. Motor và cụm đầu nén
Bộ phận này cũng chính là “đầu não” tạo ra các hoạt động của máy. Đầu nén sẽ là tập hợp các chi tiết + motor, tạo thành 1 cụm/khối vững chắc.
Thiết kế như vậy nhằm tối ưu diện tích, đồng thời 2 linh kiện này cũng có sự liên kết với nhau. Động cơ sẽ tác động khiến pistol di chuyển lên, xuống, tạo không gian. Đầu nén sẽ gom không khí lại và nén khí đó xuống.
1.2. Bình chứa khí nén
Là bộ phận có tỷ lệ kích cỡ choán hết gần tải trọng của máy, nằm ngay dưới cụm nén khí. Bởi không khí sau khi nén sẽ được đưa vào đây, lưu trữ và bơm ra dùng khi cần.
Dung tích lưu trữ lớn như vậy nhằm đảm bảo áp suất của khí sau khi nén, không bị quá tải. Đồng thời, giúp người dùng sử dụng được liên tục, luôn có khí nén mọi thời điểm.
1.3. Đồng hồ đo áp
Đồng hồ được gắn gần van áp, tay đẩy của máy, cảm biến áp suất nhanh nhạy. Điều chỉnh áp suất cho khí ra đúng theo nhu cầu. Quan sát thông số giúp nắm bắt khí đó mạnh, yếu, lực phun đã đúng ý hay chưa.
1.4. Lọc gió
Bộ lọc gió được gắn trên cụm nén khí, là cơ quan lọc bụi trước khi được gom lại. Cánh lọc được bao bọc trong 1 chiếc hộp nhựa, có các khe thoáng khí. Sau đó mới lắp vào đúng vị trí, có thể tháo ra vệ sinh rất thuận tiện.
1.5. Van khí ra
Đây sẽ là nơi để lắp ống dẫn khí đầu ra (1 đầu ống dẫn được nối với súng phun khí). Ví dụ: Cần bơm hơi, khi đó chủ tiệm sẽ bóp cò súng cho khí được thoát ra ngoài.
1.6. Van xả nước
Quá trình nén khí, vận hành sẽ sinh ra nước thải - là nước sạch thôi, không phải nước bẩn. Lượng nước nhỏ này sẽ chảy qua van được tạo dưới đáy bình chứa khí.
1.7. Tay xách
Tải trọng máy nén khí mini khá nặng, có bánh xe hỗ trợ nhưng dùng tay để đẩy “chay” cũng khá nặng nề. Tay cầm được design dáng cao, vòng lên trên cho vừa tầm với của tay. Giúp kéo, đẩy thiết bị, dịch chuyển các vị trí cơ động hơn.
1.8. Công tắc nguồn
Công tắc kích hoạt vận hành của máy, khởi động quá trình dẫn truyền, chuyển hóa nhiên liệu. Từ đó, làm motor hoạt động và cụm đầu máy cũng tiến hành được nhiệm vụ thu gom khí.
1.9. Chân đế/ bánh xe
Hầu hết máy đều dùng bánh xe kết hợp chân đế, tạo được ma sát và cũng đứng vững hơn. Bánh xe nhỏ, chống chịu tốt, tải được trọng lượng lớn của máy khí nén. Chân đế được gắn thêm miếng đệm, hoặc dùng thép sơn chống gỉ.
Với bộ máy nén khí dùng dầu còn được lắp thêm nắp dầu, mắt báo dầu,... Còn nhiều chi tiết phụ trợ khác như dây nguồn, đầu nối nhanh cho khí nén,...
➤➤➤ NÊN BIẾT CÁCH: Thay nhớt máy nén khí mini
2. Nguyên lý hoạt động của cấu tạo máy nén khí mini
- Bước 1:
Máy được khởi động cũng là lúc pistol bắt đầu dịch chuyển, xuất hiện chênh lệch áp suất.
Pistol đẩy xuống dưới - Từ đó hình thành không gian chân không.
Pistol đẩy lên trên - Đẩy không khí đã hút trước đó vào không gian nhỏ, cùng lúc tăng áp suất của không khí.
Lúc này van hút sẽ đóng ngay lại, không để không khí bị thoát ra.
- Bước 2:
Di chuyển của xi lanh sẽ lặp đi lặp lại, tạo chuyển động cho pistol như mô tả bên trên. Tới khi áp suất trong xi lanh đạt ngưỡng thì van bình chứa tự động mở. Lúc này khí nén sẽ chảy vào bình lưu trữ.
- Bước 3:
Dẫn khí ra ngoài qua van, dùng dây dẫn, dụng cụ chuyên dụng. Dùng khí cho các mục đích đã định.
Cấu tạo máy nén khí mini nhìn chung khá đơn giản mà cách sử dụng cũng rất dễ dàng. Hiện nay có 2 loại chính: Máy có dầu & Máy không dầu - Có thắc mắc nào khác mời quý khách liên hệ hotline để được tư vấn kỹ lượng.
Hỏi Đáp