Cách tính công suất của máy nén khí: Chuẩn xác, Đơn giản

CEO Robert Chinh 2024-10-22 13:30:06 197

Nắm được công suất của máy nén khí giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được hàng loạt chi phí. Tuy nhiên cách tính cũng không đơn giản, còn phải biết cách quy đổi, yếu tố chi phối,... Yên Phát đã tổng hợp các thông tin sau, giúp người mua có cái nhìn khách quan, lựa chọn xác đáng. 

1. Tại sao phải tính toán công suất máy nén khí?

1.1 Đáp ứng đủ lượng khí nén theo nhu cầu 

ứng dụng của máy nén khí

Cần phải hiểu, công suất chính là chỉ số thể hiện hiệu năng bơm khí nén mà motor tạo ra. Vì thế, người dùng muốn chọn được thiết bị đáp ứng tốt lượng khí cần dùng thì phải biết đại lượng này. 

Từ đó xác định được loại máy nhỏ hay lớn, cần dùng dòng piston, trục vít,... công suất như nào. Máy bơm khí nén được dùng cho nhiều lĩnh vực, mô hình nên càng phải tính toán rõ ràng. 

1.2 Đảm bảo hiệu suất vận hành

Khí nén được cung cấp, thỏa mãn liên tục sẽ cho vận hành tổng thể dây chuyền ổn định hơn. Yếu tố công suất cũng được đi kèm với lưu lượng khí, áp suất thực tế,... với đảm bảo sự ổn định. 

đủ hiệu suất vận hành

Trong quá trình tính công suất, người dùng đồng thời nắm bắt được áp suất, lưu lượng cần thiết. Từ đó, đưa ra được quyết định lựa chọn thông minh hơn khi cân nhắc mua loại nào, không lo quá tải. 

2. Cách tính công suất của máy nén khí cực chi tiết, dễ hiểu

Để tính được công suất (P) chuẩn xác, cần tiến hành theo các bước sau. 

  • Bước 1: Tính P tổng của các thiết bị = P tiêu thụ thiết bị 1 + P tiêu thụ thiết bị 2 + P tiêu thụ thiết bị (n). Cần quy hết về 1  đại lượng trước khi tính toán, tránh bị sai số. 
  • Bước 2: Sau đó cần nhân số liệu này với hệ số tổn thất theo đường ống dẫn. Con số này là hằng số và thường được quy ước là 1.2. 
  • Bước 3: Lúc này cần quan tâm đến tổng thời gian mà các máy móc hoạt động (thường được tính theo giờ (h)). Ví dụ, máy chạy liên tục 90” thì hệ số giờ sẽ là 1.5 (h).

 Cách tính công suất của máy nén khí

Mô tả công thức chi tiết như trên, tóm gọn lại như sau:

Lưu lượng/công suất máy khí nén = P tổng x 1.2 x tổng thời gian/hệ số thời gian 

Người dùng cần cân đối các số liệu này và so sánh với thông số kỹ thuật của model. Tham vấn thêm kinh nghiệm từ những người đã sử dụng để chọn mặt hàng phù hợp. 

3. Cách quy đổi công suất máy nén hơi chuẩn xác

  • Bước 1: Xem đơn vị đo hiện tại

Người dùng cần xác định chính xác các đại lượng đi kèm với máy, theo đơn vị đo như nào. Mục đích chính là đổi tất cả về chung 1 đơn vị, như vậy mới cho ra được con số chính xác. 

đơn vị đo áp suất khí nén

  • Bước 2: Xem công thức quy đổi 

Các chỉ số cần quan tâm liên quan tới công suất, lưu lượng khí, áp suất,... Chi tiết sẽ được xác định dựa trên bảng quy ước vật lý, toán học. Cụ thể:

Công suất

1 HP = 0.746Kw ( ~0.75Kw)

1Kw = 1.36 HP (tương đối)

Lưu lượng khí

1 m3/phút = 1000 L/phút

1 m3/phút = 0.01667 m3/giây

1 m3/phút ~ 1.089 x 1 Nm3/phút

1 CFM (cubic feet/minute ~ 0.0283 m3/phút

Áp suất

1 Mpa ~ 10 Bar

1 ATM pressure ~ 1.01325 bar

1 Bar ~ 14.5038 PSI

1 Bar ~ 1.0215 kgf/cm2

1 Bar = 100.000 Pa (Pascal)

 

  • Bước 3: Tính theo công thức 

Sau khi đã xác định được các chỉ số, quy đại lượng về cùng các đơn vị thì tiến hành tính theo công thức đã cho. 

Ví dụ: 

Công suất tiêu thụ của:

  • Thiết bị 1: 2Kw
  • Tb 2 là 3Kw
  • Tb 3 là 2.5Kw. 

Vận hành trong 2h, vậy công suất máy nén khí tối thiểu cần là: (2+3+2.5) x 1.2 x 2 = 18Kw ~ 24HP.

4. Những nhân tố tác động tới công suất của máy nén khí

4.1 Khí nén rò rỉ thất thoát  

Vì lý do nào đó mà khí nén bị rò rỉ sẽ khiến hiệu suất tích khí giảm đi đáng kể. Cùng với đó, công suất thực tế cũng giảm, khiến cho áp suất, lưu lượng khí đều giảm theo. 

Khí nén rò rỉ thất thoát

Cần khắc phục ngay nếu xảy ra tình trạng dây dẫn bị nứt, rách, hao mòn,... 

4.2 Nhiệt độ, áp suất khí vào

Khí không chất lượng, nhiều bụi, độ ẩm hay nhiệt độ cao đều là những yếu tố gây ảnh hưởng công suất. Các chỉ số này tăng sẽ khiến cho công suất tăng, máy phải làm việc nhiều hơn. 

Đồng thời cũng tiêu hao lượng lớn năng lượng, nên cũng cần luồng khí đầu vào chất lượng. Cần đặt máy ở những nơi khô thoáng, tránh xa các dòng máy hay thiết bị phát nhiệt.  

4.3 Thời gian vận hành của máy 

Thời gian vận hành của máy

Công suất máy sẽ giảm dần, có phần xuống cấp khi tuổi thọ cỗ máy tăng cao. Tất nhiên, nếu người dùng thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh, thì hiệu năng kéo dài rất lâu. 

Các tình trạng hư hỏng được khắc phục nhanh chóng, động cơ được bảo trì như mới,... Tất cả các chi tiết này đều giúp máy duy trì hoạt động được lâu hơn, giữ cho công suất ổn định. 

4.4 Tình trạng linh kiện

Khi các bộ phận tham gia gom nén khí bị hao mòn, hư hại thì công suất sẽ giảm. Máy sẽ không đạt được hiệu quả như ban đầu, bởi hiệu năng đã bị ảnh hưởng đáng kể. 

Tình trạng linh kiện trên máy

Cần thay thế các phụ tùng nếu xảy ra tình trạng mòn, hỏng, đứt/gãy,... Đồng thời tra dầu mỡ, bảo trì máy theo đúng yêu cầu từ phía NSX. Khi thay mới cũng phải mua phụ kiện máy nén khí chính hãng, chất lượng được kiểm chứng

Công thức tính công suất của máy nén khí trên đây được áp dụng phổ biến vào thực tiễn. Yên Phát hy vọng bài viết đã cung cấp đủ các thông tin để người dùng tự tin chọn đúng cỗ máy cần mua. 

 

Hỏi Đáp

Nguyên nhân và cách phòng tránh sự cố máy nén khí cháy nổ

Nguyên nhân và cách phòng tránh sự cố máy nén khí cháy nổ

Máy nén khí Nhật bãi HCM – sự thật bạn cần biết!

Máy nén khí Nhật bãi HCM – sự thật bạn cần biết!

Bộ lọc tách nước máy nén khí hoạt động như thế nào?

Bộ lọc tách nước máy nén khí hoạt động như thế nào?