2 Cách xả nước trong máy nén khí: Hiệu quả, Siêu nhanh
Nội dung chính [ Hiện ]
Khi nắm được cách xả nước trong máy nén khí sẽ giúp bạn loại bỏ các tác nhân gây hại. Từ đó, giúp tối ưu chất lượng thành phẩm có trong bình chứa.
1. Rủi ro khi xả nước máy nén khí
- Rò điện
Khi máy chưa được ngắt kết nối mà vẫn thực hiện thao tác thì nguy cơ bị giật điện là tương đối cao.
Hệ quả là có thể gây tê bì, mất cảm giác tạm thời hoặc ngất xỉu, thậm chí tử vong. Đặc biệt là khi bạn dùng tay ẩm, đang đứng ở nơi có độ ẩm cao, hoặc chạm vào dây dẫn.
- Bục nổ
Nếu áp suất trong bình chứa vượt qua giới hạn có thể bục nổ mạnh. Khi đó, người điều khiển rất dễ bị rách da, bỏng rộp, mất ý thức hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Hướng dẫn cách xả nước trong máy nén khí hiệu quả 100%
2.1 Xả nước tự động
Phương pháp này được áp dụng với những dòng máy nén hơi đời mới, tích hợp van xả động. Ưu điểm là tránh được tình trạng nhớ trước quên sau. Giúp máy vận hành ổn định qua thời gian, không lệ thuộc quá nhiều vào người điều khiển.
- Bước 1: Kết nối điện nguồn, tiếp cận bảng kiểm soát, cài đặt chế độ xả theo mong muốn. Lúc này, cơ chế xả nước theo chu kỳ sẽ được kích hoạt.
- Bước 2: Theo dõi 2-3 chu kỳ đầu xem máy có thải nước đúng theo cài đặt sẵn có hay không. Nếu thiết bị đã hoạt động “vào guồng” thì có thể yên tâm làm công việc khác.
2.2 Xả nước bằng tay
Đây là cách làm thủ công, thường được áp dụng đối với dòng vận hành bằng pít tông.
- Bước 1: Ngắt kết nối và xả toàn bộ khí có trong bình chứa trước khi bắt đầu.
- Bước 2: Xác định đúng vị trí của linh kiện, van thường nằm ở phía trên cùng hoặc ngay mặt đáy của thiết bị.
- Bước 3: Vặn theo chiều từ trái sang bên đối diện để mở van. Khi đó, nước sẽ được dẫn hết ra bên ngoài.
- Bước 4: Khi thấy nước không còn nhỏ giọt, vặn linh kiện theo chiều ngược lại, siết chặt là xong.
3. Tips cần nhớ khi xả nước máy khí nén
3.1 Set thời gian xả nước phù hợp
Đa số các mã máy đều cần xả nước sau 20 phút. Mỗi lần mở van giữ nguyên trạng thái chừng nửa phút.
Nếu là van tự động, hãy cài đặt theo đúng chỉ dẫn trên thông qua bảng kiểm soát.
Nếu thao tác thủ công thì lưu lại và nhắc lịch bằng đồng hồ, điện thoại để tránh quên.
3.2 Xả lâu hơn nếu không thể xả thường xuyên
Nếu không thể xả đúng chu kỳ, cần kéo dài thời gian dẫn nước ra ngoài.
Ví dụ: Nếu sau 40 phút mới kích hoạt van mở ra 1 lần thì nên giữ nguyên trong 1 phút trước khi đóng lại.
Như vậy, mới đảm bảo nước trong bình chứa được loại bỏ hoàn toàn.
3.3 Trang bị đồ bảo hộ khi xả nước
Quá trình xả bỏ nước ở thiết bị tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Khi tiến hành, bạn cần ngắt nguồn và dùng thêm các đồ bảo hộ.
Những phụ kiện cần thiết nhất bao gồm: kính chống áp lực, găng tay bảo vệ, ủng bằng cao su để cách ẩm cho phần chân,...
3.4 Check tình trạng van xả định kỳ
Đừng chờ đến khi sự cố xảy ra, bạn mới kiểm tra van xả. Hãy duy trì thói quen này hằng tuần để có thể phòng ngừa mọi rủi ro.
Như vậy, tiến trình xả nước sẽ diễn ra đều tay, ít biến cố. Chi phí dành cho việc sửa lỗi, thay mới cũng được tiết chế tối đa.
Cách xả nước trong máy nén khí chỉ là thao tác nhỏ. Nhưng nếu bạn thực hiện sai hướng dẫn sẽ nhận về nhiều hệ lụy. Hãy nắm vững nội dung mà Yên Phát vừa chia sẻ để thực hiện 1 cách trơn tru, đem lại kết quả tốt nhất nhé!
Hỏi Đáp