Máy Nén Khí Không Tự Ngắt: 5 Nguyên nhân & Cách xử lý
Nội dung chính [ Hiện ]
Máy nén khí không tự ngắt là hiện tượng bất thường. Kéo theo sau là hàng loạt vấn đề bất cập cần được xử lý ngay.
1. Hậu quả khi máy khí nén không tự ngắt
Khi thiết bị mất đi tính năng này thì có thể dẫn đến những hệ quả sau:
1.1 Ảnh hưởng hoạt động của nhiều bộ phận
Khi vận hành không ngừng nghỉ thì sẽ ngày phát sinh sai hỏng.
Điều đáng nói là hiện tượng quá tải trên không chỉ xảy ra ở 1 vài bộ phận mà xuất hiện đồng loạt. Và không cần phải phân tích thêm, hẳn bạn cũng nhìn thấy hệ lụy của vấn đề này.
1.2 Máy quá nhiệt, dễ dẫn đến cháy nổ
Máy vận hành càng lâu thì nhiệt tồn càng lớn. Đến 1 mức độ nào đó sẽ gây ra cháy nổ.
Điều này lại càng nghiêm trọng hơn đối với thiết bị hoạt động dựa trên cơ chế tăng sinh áp như đại diện đang xét.
2. #5 nguyên nhân khiến máy nén khí không tự ngắt & cách xử lý
2.1 Rơ le máy gặp vấn đề
Rơ le có khả năng nhận diện nhanh tín hiệu bất thường, “đáp trả” lại bằng cách ngắt kết nối. Ngoài ra khi bình đầy hoặc áp suất chạm ngưỡng, linh kiện cũng phản ứng tương tự. Do đó, nếu rơle máy nén khí phát sinh sự cố thì thực trạng trên là điều có thể dự đoán trước.
Cách xử lý:
- Nếu bị đứt dây, lỏng mối tiếp giáp thì chủ động gắn kết, điều chỉnh lại. Nếu sai hỏng không thể phục hồi thì làm mới phụ tùng.
- Nếu không chuyên thị kết nối ngay với KTV để làm rõ vấn đề, can thiệp nhanh theo định hướng của họ.
2.2 Lỗi ở bình tích áp khí nén
Nếu bình tích áp khí nén bị hở van hoặc nứt, thủng lỗ thì thành phẩm sẽ “rơi rớt” ra ngoài. Do đó, dù máy có làm việc tích cực đến bao nhiêu thì bình cũng không được lấp đầy.
Cùng với điều này là hiện tượng máy vận hành không ngơi nghỉ.
Cách xử lý:
- Rà soát bình chứa, ống dẫn liên quan. Đừng quên dò lại hệ van nằm ngay liền sát. Sự cố ở đâu thì khắc phục tại đó. Nếu không thể sửa linh kiện thì nên thay thế.
2.3 Đồng hồ đo áp suất máy bị hỏng
Đây là trường hợp mà bình chứa không vấn đề, rơ le vẫn tốt. Thế nhưng, chỉ vì đồng hồ đo đạc sai (thấp hơn giá trị ngưỡng) nên máy nén hơi vẫn hoạt động.
Cách xử lý:
- Rà soát xem chi tiết này có bị làm “nhiễu” bởi nam châm hay đồ dùng xung quanh hay không. Nếu không thì tháo gỡ, sửa hoặc thay mới tùy mức độ sai hỏng.
2.4 Hỏng van áp suất máy
Khi chi tiết này bị hở, lệch hoặc nứt thì vai trò điều chỉnh áp lực sẽ không còn được như trước.
Khi đó, thông số đang xét sẽ không đạt đến giá trị ngưỡng, đủ để “đánh tiếng” cho rơ le máy tự ngắt. Vậy nên, hoạt động của thiết bị vẫn diễn ra đều đều.
Cách xử lý:
- Lúc này, không nên sửa mà cần làm mới linh kiện ngay để cải thiện tình hình.
2.5 Cảm biến áp suất máy có vấn đề
Nếu cảm biến lỗi sẽ cảm nhận áp lực không chính xác. Từ đó, truyền thông tin sai lệch cho rơ le.
Vậy nên, rơ le “nghĩ” rằng áp suất máy vẫn chưa đạt đến giá trị lý tưởng nên không ngắt nguồn, khiến thiết bị vận hành liên tục.
Cách xử lý:
- Kiểm tra qua linh kiện, nếu phát sinh lỗi tại chi tiết này thì tháo gỡ và ráp nối linh kiện mới vào.
3. Tips giảm thiểu nguy cơ máy nén khí chạy liên tục
3.1 Check định kỳ các chi tiết máy, đường ống khí
Dù sử dụng đúng cách thì hư hỏng vẫn có thể xuất hiện vì nhiều lý do. Do đó, đừng phớt lờ khâu kiểm tra định kỳ các phụ tùng, đặc biệt là: bình tích áp, hệ van, ống dẫn.
Ngoài ra, việc rà soát hệ thống cảnh báo, điều chỉnh cũng rất quan trọng. Như vậy sẽ phát hiện sớm các sự cố đang ở giai đoạn ban đầu.
3.2 Bảo dưỡng, bôi trơn máy định kỳ
Khi vận hành, chất bôi trơn sẽ “vơi” dần đi. Không những vậy, thành phần này còn trở thành tác nhân gây hại. Khiến máy tăng nhiệt vù vù, dễ sinh nứt hỏng phụ tùng.
Do đó, làm sạch định kỳ, kết hợp cấp bổ sung dầu bôi trơn được xem là nguyên tắc “sống còn” khi bảo dưỡng máy.
Mong rằng, với những thông tin vừa được cung cấp về trường hợp máy nén khí không tự ngắt, bạn có thể ngăn chặn nguy cơ này để bảo vệ thiết bị.
Hỏi Đáp