Hóa chất tháp giải nhiệt: Xử lý nước nhanh, Sạch, Hiệu quả

CEO Robert Chinh 2024-11-05 07:13:42 311

Hóa chất tháp giải nhiệt có chủng loại rất đa dạng nhưng đều có thể làm sạch và chống mài mòn. Nhờ vậy, giúp tối ưu tuổi thọ tháp, nâng cao hiệu suất làm mát của thiết bị.

1. Tìm hiểu sơ lược về hóa chất tháp giải nhiệt

Đây là thành phần có bản chất hóa học, sử dụng để ngăn chặn nguy cơ xâm hại của các nhân tố vi sinh như: nấm và vi khuẩn. Ngoài ra, 1 số đại diện còn có khả năng “khóa cứng” nguy cơ bào mòn linh kiện, thải bỏ cặn bẩn ứ đọng trong cấu tạo tháp giải nhiệt

tháp giải nhiệt bị nấm, rong rêu

Như vậy, khi sử dụng khoa học, đúng cách, hóa chất sẽ giúp vận hành “mượt”, hiệu suất cao. Đồng thời, duy trì được độ bền của linh kiện qua thời gian. 

Việc sử dụng loại hóa chất nào, với lượng bao nhiêu và phối kết hợp ra sao là tùy vào loại tháp, tần suất sử dụng.

2. Lý do phải sử dụng hóa chất cho hệ thống tháp giải nhiệt

Nội dung dưới đây sẽ phân tích sâu hơn về ý nghĩa của việc sử dụng hóa chất trong thiết bị đang xét. 

2.1. Ngăn ngừa tình trạng ăn mòn

Như đã nhắc qua ở trên, thành phần phụ gia này có khả năng chống ăn mòn cực tốt. Do sự ma sát của các linh kiện và sự hiện diện của những hợp chất có tính oxy hóa cao mà hiện tượng bào mòn rất dễ xảy ra.

đường ống tháp giải nhiệt bị ăn mòn

Trong khi đó, đại diện đang xét lại hoạt động theo cơ chế tạo lớp màng bảo vệ có tính oxy hóa cao hoặc bôi trơn, giảm ma sát. Từ đó, giúp “đánh bay” nguy cơ ăn mòn linh kiện.

2.2. Nâng cao chất lượng cho nước làm mát

Một số hóa chất có khả năng làm sạch chất bẩn, khử mùi, chống lại sự hình thành và tích tụ vụn cặn trong nước làm mát. 

tích tụ cặn bùn trong đường ống tháp giải nhiệt

Nhờ vậy, chất lượng nước được cải thiện thấy rõ, đáp ứng được quy chuẩn ban đầu. Cũng từ đó, quá trình tản nhiệt sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

2.3. Giảm thiểu sự cố hư hỏng phát sinh

Những hư hỏng phát sinh phần lớn đều đến từ 2 vấn đề:

  • Thứ nhất là sự xuất hiện của những tác nhân gây hại có nguồn gốc sinh học, hóa học. 
  • Thứ hai là sự cọ xát cơ học của những thành phần linh kiện gây bào mòn, nứt vỡ, biến dạng kết cấu. 

Tháp giải nhiệt bị ăn mòn

Tất cả những nguy cơ trên đều có thể được phòng ngừa triệt để nhờ sự hiện diện của hóa chất. Nếu bạn tận dụng được công năng của phụ gia này thì phí vận hành máy sẽ được hạ kịch sàn.

2.4. Hiệu suất giải nhiệt được nâng cao

Hiệu suất giải nhiệt của động cơ bị chi phối bởi 2 phương diện, đó là: khả năng vận hành và phối hợp nhịp nhàng của linh kiện và chất lượng nước. Trong khi đó, hóa chất lại giúp loại bỏ những tác nhân gây hại, giảm ăn mòn, giúp tháp giải nhiệt nước hoạt động trơn tru. 

Vậy nên, hiệu suất giải nhiệt sẽ tăng cao nếu bạn sử dụng hóa chất 1 cách khoa học, hợp lý.

3. #7 loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt hiệu quả nhất

3.1. GenGard GN8220 

Vai trò của loại hóa chất này là giảm thiểu sự hình thành vụn cặn trong kết cấu tháp. Ngoài ra, còn có khả năng triệt tiêu mùi khó chịu ở nước làm mát, chống lại sự ăn mòn do tiếp xúc cơ học. 

hoá chất vệ sinh tháp giải nhiệt

Khả năng này có được là nhờ tính khuếch tán siêu ấn tượng của các polymer có trong loại hóa chất đang xét. 

Mặc dù, có hiệu quả làm sạch ấn tượng nhưng không hề tiềm ẩn các hóa chất độc hại. Khi sử dụng có thể phối trộn và hòa tan trực tiếp vào nước hoặc sử dụng bơm định lượng để hỗ trợ.

3.2. BSG 100 

BSG 100 là “khắc tinh” của các tác nhân gây hại có nguồn gốc sinh học. Cụ thể, chúng kiểm soát hoạt động của vi khuẩn, khiến chúng không thể hình thành màng nhầy trong nước làm mát. Nhờ vậy, dung môi tản nhiệt sẽ luôn trong và sạch, không cần phải thay mới nhiều lần.

Kho hoá chất tháp giải nhiệt

Tuy nhiên, cần ghi nhớ 1 điều là thành phần đang xét có thể gây bào mòn da tay. Vậy nên, khi tiếp xúc cần sử dụng bao tay để hỗ trợ. Ngoài ra, cũng dễ biến tính trước tác động của độ ẩm cao nên cần đặt để nơi khô ráo.

3.3. Zinc 

Thành phần này thường được sử dụng dưới dạng hợp chất của muối photphat. 

Khi bôi thoa lên bề mặt của linh kiện sẽ đem đến “7749” tác dụng tích cực như: chống thấm nước, chống axit, chống sự hình thành vụn cặn. 

Pha hoá chất vệ sinh tháp làm mát

Lớp màng bảo vệ này không chỉ phát huy tác dụng cực tốt mà chúng còn không hề độc hại. Bởi vậy, kẽm photphat thường được dùng để “thế chân” cho các hợp chất chì, chrome. Trở thành chất chống ăn mòn phổ biến nhất hiện nay.

3.4. Hydrazine

Hydrazine có khả năng khử oxy hóa cực “đỉnh”. Vậy nên, sự hiện diện của chúng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bào mòn kim loại, hợp kim do quá trình oxy hóa gây ra.

hoá chất Hydrazine

 Đại diện này hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi các oxit kim loại thành dạng từ tính ổn định, không còn có “ái lực” với oxy.

3.5. Orthophosphate

Độ pH càng lớn thì khả năng hủy hoại các thành phần hợp kim, kim loại càng diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, orthophosphate lại được biết đến với khả năng điều chỉnh pH, đưa về giá trị an toàn, tạo ra môi trường trung tính. 

dung hoá chất vệ sinh tháp làm mát

Hóa chất này thường được dùng khi dung môi làm mát dần xuất hiện những vụn cặn, có thể gây tắc nghẽn trong kết cấu của thiết bị.

3.6. Spectrus NX1100

Đây là 1 trong những hóa chất tháp giải nhiệt siêu “đắt hàng”. Không chỉ nấm, vi khuẩn mà còn “xử đẹp” cả tảo, rong rêu, ký sinh trùng. Khi pha chế thành phần này, cần bơm chuẩn định lượng, đeo găng tay. 

hoá chất Spectrus NX1100

3.7. Phosphonate

Ngoài kẽm photphat vừa được giới thiệu thì nhiều hợp chất photphat khác cũng phát huy tác dụng trong việc làm sạch tháp giải nhiệt. Chúng thường được dùng với 2 mục đích, đó là "hiệu chỉnh” độ pH của nước làm mát, ức chế tối đa sự ăn mòn kim loại. 

hoá chất Phosphonate

Đặc biệt thành phần này còn có khả năng hấp thụ ion kim loại chỉ sau vài phút. Sau đó, hình thành lên lớp kết tủa bảo vệ bề mặt kim loại. 

Các hóa chất tháp giải nhiệt nêu trên thường sử dụng kết hợp hoặc dùng đơn lẻ. Tùy vào tình trạng máy và nhu cầu làm sạch của chủ sở hữu. Nếu sử dụng cùng lúc nhiều thành phần thì hãy đọc kỹ hướng dẫn, tham khảo tư vấn của chuyên gia để tránh những rủi ro.

Hỏi Đáp

Khám phá nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Khám phá nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Tháp Giải Nhiệt Ocean: Cấu tạo, Ưu điểm, Tips chọn mua

Tháp Giải Nhiệt Ocean: Cấu tạo, Ưu điểm, Tips chọn mua

Cáu Cặn Tháp Giải Nhiệt: 3 Nguyên nhân & 3 Cách xử lý

Cáu Cặn Tháp Giải Nhiệt: 3 Nguyên nhân & 3 Cách xử lý