10 Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt: Quan trọng, Phổ biến nhất

CEO Robert Chinh 2024-10-31 16:33:51 262

Khi dung môi làm mát đáp ứng được mọi tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt thì hiệu năng làm việc, độ bền thiết bị sẽ tăng cao. Vậy bạn có biết những tiêu chuẩn đặc biệt đó là gì không?

1. Chất lượng nước đối với tháp giải nhiệt quan trọng thế nào?

Khi tham khảo qua vai trò của chất lượng nước trong việc vận hành thiết bị, bạn sẽ hiểu vì sao người sử dụng cần tối ưu phương diện này.

1.1. Ảnh hưởng lớn tới khả năng tản nhiệt

Khi nước có chất lượng dưới ngưỡng có thể chứa nhiều thành phần gây tắc nghẽn. Làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động lưu chuyển của dung môi làm mát. 

tháp giải nhiệt hoạt động tốt

Không những vậy, tác nhân gây hại này còn làm mòn bề mặt trao đổi nhiệt. Khiến quá trình phóng hơi nóng trở nên chậm, kém hiệu quả hơn.

1.2. Gây ra sự mài mòn bên trong tháp

Như đã nhắc qua ở trên, nếu nước tích hợp 1 lượng lớn inox kim loại, oxy thì hoạt động oxy hóa sẽ diễn ra cực mạnh mẽ. Lúc này, hiện tượng bào mòn các linh kiện máy là điều tất lẽ dĩ ngẫu. 

Đường ống tháp giải nhiệt bị ăn mòn, đóng cáu cặn

Thực trạng trên sẽ là yếu tố làm giảm hiệu suất làm việc, tăng nguy cơ hư hỏng, rút ngắn tuổi thọ của phương tiện.

1.3. Cặn và rong rêu hình thành trên bề mặt

Nếu nước giàu chất hữu cơ, có pH “ăn khớp” hoàn hảo với nhu cầu sống của rong rêu thì hiện tượng đọng cặn là lẽ đương nhiên. 

Các tác nhân này bám dính lên bề mặt tấm tản nhiệt, “kéo tụt” hiệu quả giải phóng nhiệt năng của linh kiện.

rong rêu hình thành ở tháp giải nhiệt

Không những vậy, chúng còn gây ra hiện tượng tắc nghẽn, tồn ứ trong thành ống,khiến máy giảm hẳn năng lực làm mát. 

1.4. Vi khuẩn xuất hiện tăng nguy cơ nhiễm trùng

Tương tự như rong rêu, nếu không sử dụng các biện pháp xử lý chặt chẽ, vi khuẩn có thể hoành hành trong dung môi làm mát. 

Đại diện trên không chỉ làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt mà còn xâm nhập vào môi trường không khí. 

2. 10+ tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt không thể bỏ qua 

Khi đánh giá chất lượng dung môi làm mát của thiết bị đang xét, người ta thường quan tâm đến những tiêu chuẩn dưới đây:

2.1. Độ pH của nước

Theo phân tích của các chuyên gia, độ pH lý tưởng của dung môi làm mát được khuyến cáo trong khoảng 6,5 - 8,5. 

Độ Ph của nước

Khi điều chỉnh theo hướng dẫn này thì sẽ tránh được nguy cơ đọng cặn, ăn mòn linh kiện. 

Nhờ vậy mà hiệu suất tản nhiệt sẽ được duy trì ngon nghẻ qua thời gian.

2.2. Hàm lượng vi khuẩn

Thực tế, người sử dụng không thể loại bỏ 100% mầm mống của vi khuẩn trong môi trường nước làm mát.. 

Vi khuẩn

Tuy nhiên, cần kiểm soát chúng ở mức tối thiểu để ngăn chặn nguy cơ gây hại của tác nhân này. 

Cụ thể, lượng vi khuẩn có trong nước cần được chỉnh ở mức <100.000 CFU/ml. 

2.3. Hàm lượng chất rắn hòa tan

Bình thường, loại chất rắn này có thể "hòa mình” vào dung môi. Nhưng khi nền nhiệt hoặc pH nước biến đổi có thể trở về trạng thái rắn. Vậy nên, khi khảo sát thiết bị đang xét, bạn cũng cần tối ưu thông số này để "chặn đứng” con đường đóng cặn, gây bào mòn linh kiện.

bảng hàm lượng chất rắn trong nước

Theo đó, giá trị cực thuận của chỉ số này nằm ở mức < 1000ppm. Càng thấp càng tốt còn trong trường hợp vượt quá giá trị tới hạn, cần can thiệp ngay lập tức.

2.4. Hàm lượng chất rắn không tan

Với tác nhân này có thể tạo cặn, gây tắc nghẽn ngay lập tức. Và khi đã hình thành mảng bám trên bề mặt trao đổi nhiệt, chất rắn không tan sẽ kéo vi khuẩn đến khu trú ở khu vực này. 

 

Vậy nên, nếu muốn tháp giải nhiệt duy trì được khả năng làm mát thì cần áp dụng các biện pháp lọc. Đồng thời, xử lý dung môi sao cho thành phần này không cao quá 5mg/L.

2.5. Độ cứng của nước

Thông số này được “nêu bật” thông qua lượng canxi cacbonat trong nước. Tỷ lệ các muối kim loại nói trên càng lớn thì khả năng kết tủa khi nước tăng nhiệt càng cao. Từ đó, làm xuất hiện cặn, mảng bám ở khu vực nước đi qua.

Độ cứng của nước

 Bởi vậy, theo nhận định của các chuyên gia: Để đảm bảo hiệu suất tản nhiệt, lượng CaCO3 trong dung môi làm mát cần dao động từ: 100-500ppm.

2.6. Hàm lượng kim loại

Sắt, đồng, kẽm, nhôm là bốn nhân tố chi phối hàm lượng kim loại trong nước giải nhiệt. 

Thông thường, tiêu chuẩn này sẽ không phải là 1 hằng số. Sẽ xê dịch linh động tùy từng ngành công nghiệp khác nhau.

Nước nhiễm kim loại

Nhìn chung, lượng sắt thường được khuyến cáo dưới mức 0,3ppm. Chỉ số này giống nhau ở đồng và nhôm: 0,2ppm. Riêng với kẽm, hàm lượng sẽ nằm dưới ngưỡng 5ppm.

2.7. Hàm lượng clo

Khi có sự hiện diện của clo thì các nhân tố vi sinh như rêu, tảo, vi khuẩn chỉ có “than trời”. Nếu cho quá nhiều thành phần hóa học này thì sức khỏe con người và môi trường sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Cần khống chế hàm lượng calo trong khoảng 0,5-2ppm.

ảnh hưởng của hàm lượng clo

2.8. Chỉ số bão hòa

Chỉ số này được hiểu đơn giản chính là khả năng hòa tan các chất trong dung môi. Nó chính là sự phản chiếu sự ổn định của nguồn nước trước các yếu tố nguy cơ. 

Nếu chỉ số quá thấp máy móc dễ bị ăn mòn bề mặt, ngược lại hiện tượng đóng cặn sẽ xảy ra nếu chỉ số quá cao. Vậy nên, tiêu chuẩn vàng cho thông số đặc biệt này là dao động từ 0 - 1.

2.9. Độ dẫn điện

Khoáng chất chính là thành phần “đứng sau” độ dẫn điện của dung môi làm mát. Khi độ dẫn điện tăng cũng có nghĩa là dung môi sẽ đọng cặn, linh kiện tháp dễ bị bào mòn. 

Ngoài khoáng chất, thông số này cũng chịu sự chi phối nhiệt độ. Nền nhiệt càng cao thì trị số đang xét càng cao. 

Độ dẫn điện của nước

Và theo nhận xét của các chuyên gia thì để giảm độ dẫn điện của nước cần tăng tỷ lệ xả đáy xuống mức dưới ngưỡng 10 µS/cm.

2.10. Các yếu tố khác

Bên cạnh các nhân tố trên thì tiêu chuẩn dung môi làm mát còn có mối liên hệ với 1 số phương diện khác. Thay đổi linh động tùy từng ngành công nghiệp. 

Có thể kể đến 1 số yếu tố quan trọng như: tỷ lệ chất hữu cơ, chất gây ô nhiễm hoặc hàm lượng NH3 tích hợp trong nước tản nhiệt.

3. Lưu ý quan trọng khi vận hành tháp giải nhiệt nước

Khi kích hoạt công năng của thiết bị, cần lưu tâm đến 1 số vấn đề sau:

kiểm tra nước tháp giải nhiệt định kỳ

  • Luôn kiểm tra mọi chi tiết máy trước khi bắt đầu để phòng ngừa mọi biến cố
  • Vận hành máy chuẩn theo hướng dẫn của bên cung ứng. Không cho tháp chạy với công suất tới hạn trong thời gian liên tục, dễ gây hư hỏng
  •  Xử lý nước định kỳ dựa vào thực trạng thực tế và các tiêu chuẩn đã được đề xuất ở mục 1.
  • Bảo dưỡng định kỳ để xử lý tận gốc các sai hỏng.

Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt gồm nhiều  thông số quan trọng, cần phải tối ưu tất thảy nếu muốn bảo tồn công năng máy. Vậy nên hãy nắm vững thông tin này để ứng dụng khi cần nhé!

 

Hỏi Đáp

Gợi ý những hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt tốt nhất

Gợi ý những hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt tốt nhất

Cách tính chọn tháp giải nhiệt: Chuẩn xác, Bền, Hiệu quả nhất

Cách tính chọn tháp giải nhiệt: Chuẩn xác, Bền, Hiệu quả nhất

Top 6 cách xử lý cáu cặn hệ thống chiller hiệu quả tiết kiệm

Top 6 cách xử lý cáu cặn hệ thống chiller hiệu quả tiết kiệm