Tần số máy phát điện: Hiểu đúng để tăng hiệu suất làm việc
Nội dung chính [ Hiện ]
Tần số máy phát điện quyết định đến độ tương thích của các thiết bị tiêu thụ điện. Khi mua máy phát điện, đây là 1 trong những yếu tố cần lưu tâm.
1. Tần số máy phát điện là gì?
Tần số có ký hiệu là (F), thể hiện số lần lặp lại của 1 vật, hiện tượng trong 1 khoảng thời gian.
Hiểu 1 cách đơn giản, tần số máy phát điện là số lần lặp lại chu kỳ hoạt động của máy phát trong 1 giây. Đại lượng này có đơn vị đo là Hz.
Thông tin về tần số đều được ghi rõ ràng trên máy phát, người dùng có thể nắm bắt dễ dàng.
2. Phân loại tần số máy phát điện
2.1 Tần số 50Hz
Tần số 50Hz có nghĩa là chu kỳ máy phát hoạt động sẽ lặp lại 50 lần trong 1 giây.
50Hz là tần số điện phổ biến nhất hiện nay, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Các nước ở châu Á, châu Đại Dương, châu Phi, 1 vài nước ở Mỹ La tinh đều dùng tần số 50Hz cho lưới điện quốc gia.
Khi lưới điện có tần số 50Hz, các thiết bị điện nội địa sẽ được sản xuất có mức tần số tương thích.
2.2 Tần số 60Hz
Tần số 60Hz có nghĩa là chu kỳ máy phát làm việc sẽ lặp lại 60 lần trong 1 giây.
Tần số này có độ phổ biến thấp hơn, 1 số quốc gia sử dụng lưới điện có tần số 60Hz là: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Mexico,...
3. Tần số máy phát có vai trò gì?
Tần số của máy phát điện xoay chiều có những tác dụng cụ thể như sau:
- Tần số giúp đảm bảo sự đồng bộ của thiết bị tiêu thụ điện với nguồn cung điện. Các đồ dùng điện, nguồn điện có cùng tần số sẽ làm việc ổn định.
- Tần số sẽ ảnh hưởng đến tốc chạy của động cơ. Tần số tăng thì động cơ chạy nhanh và ngược lại.
- Tần số máy phát điện còn hỗ trợ đảm bảo sự ổn định của nguồn cung điện. Tần số ổn định cho phép nguồn cung và các đồ dùng điện chạy ổn định nhất.
- …
4. Cách tính tần số của máy phát điện
Công thức tính tần số máy phát điện có liên quan đến phần roto và stato của máy.
Cụ thể, máy phát điện gồm có 2 phần chính: phần cảm (roto) có nam châm tạo từ trường , phần ứng (stato) có cuộn dây tạo dòng điện.
Cách tính tần số máy phát điện xoay chiều 1 pha
- Nếu máy phát có kết cấu 1 cuộn dây cùng 1 nam châm, roto quay N vòng/1 giây, tần số dòng điện là F = N.
- Nếu máy có p cặp cực, roto quay N vòng/1 giây thì F = N.P
- Nếu máy phát có P cặp cực và roto quay N vòng/1 phút thì F = N/60.P
Cách tính tần số máy phát điện xoay chiều 3 pha
Máy phát 3 pha có roto là nam châm điện cùng stato có tận 3 cuộn dây riêng, cuốn trên 3 lõi sắt, đặt lệch nhau 120 độ trong 1 vòng tròn.
Nếu roto quay đều, suất điện động cảm ứng của 3 cuộn dây sẽ giống về biên độ, tần số , nhưng lệch nhau 2π/3 pha.
Khi nối 3 cuộn dây với 3 mạch ngoài giống nhau sẽ có hệ 3 dòng điện. Với biên độ, tần số giống nhau nhưng lệch 2π/3 pha.
5. Cách chuyển đổi tần số cho máy phát điện
Như đã nói ở vai trò của tần số, nó tỉ lệ thuận với tốc độ động cơ theo công thức:
F= N*P/120
Trong đó:
- F: tần số
- N: số vòng quay động cơ/phút
- P: số cực từ
Do đó, cách điều chỉnh tần số máy phát điện là đổi tốc độ quay động cơ.
Ví dụ: 1 máy phát 2 cực có động cơ quay 3600rpm, tần số 60Hz. Để điều chỉnh tần số máy phát điện xuống 50Hz, cần giảm tốc độ động cơ.
N = 120*F/P = 102*50/2 = 3000
Để tần số máy phát 2 cực tốc độ động cơ 3600 rpm, tần số 60Hz đổi thành 50Hz thì phải giảm xuống 3000rpm.
Với những máy phát điện mini, bạn có thể chỉnh cài đặt vòng tua thẳng trên bảng điều khiển của máy. Thực hiện theo các bước sau để đưa tần số từ 60Hz thành 50Hz
- Chạy máy phát, chỉnh máy đo tần số để đọc 50Hz.
- Check vôn kế AC/chiết áp, đọc đầu ra điện áp máy phát. Khi hạ tần số thì điện áp đầu ra sẽ hạ.
- Chỉnh vôn kế AC/chiết áp ở bảng điều khiển đến khi có được điện áp đầu ra50Hz.
Tần số máy phát điện là thông số quan trọng để chạy máy cũng như các thiết bị tiêu thụ điện an toàn. Khi chọn mua người dùng cần cân nhắc kỹ càng.
Nguồn: Yenphat.vn
Hỏi Đáp