Quy trình bảo dưỡng máy nén khí Piston chuẩn xác nhất

CEO Robert Chinh 2024-04-06 09:51:49

Bảo dưỡng máy nén khí piston sẽ trải qua khá nhiều bước. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn nhắm đến 3 nhiệm vụ chính: Làm sạch, cấp bổ sung chất bôi trơn, sửa chữa, thay mới nếu cần.

1. 5 bước bảo dưỡng giúp máy nén khí piston lấy lại "phong độ"

1.1. Xả hết nước trong bình khí nén

Qua 1 thời gian vận hành, hơi nước sẽ đọng lại bên trong bình chứa khí. Chúng chiếm chỗ về mặt thể tích, làm hạn chế lượng khí dung nạp vào, giảm hiệu quả sinh áp lực. Vậy nên, việc loại bỏ nhân tố ngoại lai này là thực sự cần thiết. 

xả nước máy nén khí

  • Nhẹ nhàng mở phần van xả của bình khí để nước chảy ra ngoài theo chiều trọng lực.
  • Khi thấy nước thoát ra hết, tiến hành đóng van, vặn chắc tay, tiến hành các bước bảo dưỡng khác.

1.2. Kiểm tra, căn chỉnh dây curoa

Đây là thành phần làm nhiệm vụ truyền lực. Nếu bị chùng hoặc đứt thì khả năng truyền lực cơ học của động cơ sẽ bị suy giảm hoàn toàn.

Do đó, cần thường xuyên kiểm tra thành phần này để lên kế hoạch sửa chữa, thay mới .

dây cura máy nén khí

  • Quan sát bằng mắt thường, dùng tay lật dây curoa theo mọi phía để xem có nứt, rạn hay dãn quá mức không. 
  • Nếu dây chùng nhão hoặc rạn nứt thì dùng tua vít để tháo ốc. Lấy lồng sắt bảo vệ và gỡ dây curoa ra khỏi kết cấu chung. Tiếp đến là thay mới linh kiện bằng cách gắn kết với puly, lắp lồng và vặn chặt ốc vít.

1.3. Vệ sinh ngoài máy hàng tuần

Đây là bước bảo trì đơn giản nhưng cần thiết. Giúp máy khí nén lấy lại “phong độ” nhanh chóng, cả về công năng lẫn tính thẩm mỹ.

vệ sinh thân máy nén khí

Thao tác vệ sinh được thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo 2 cách:

  • Dùng chổi chuyên dụng để quét sạch mọi ngóc ngách của máy
  • Dùng khăn sạch đã được làm ẩm, vắt kiệt nước để vệ sinh bề mặt máy.

1.4. Thay dầu nhớt định kỳ theo quý

Sau 3 tháng, bạn nên thay dầu nhớt cho máy 1 lần. Chức năng của dung môi này là làm mát khi thiết bị vận hành. 

Cứ sau mỗi lần vận hành, lượng dầu sẽ giảm bớt 1 phần, dính thêm nhiều vụn bẩn, tạp chất. Vậy nên, việc thay mới định kỳ được xem là nguyên tắc bắt buộc.

Thay nhớt, dầu máy nén khí

  • Chuẩn bị loại dầu tương thích và các dụng cụ hỗ trợ
  • Ngắt điện, sau đó mở cùng lúc cả nắp thăm dầu, van xả dầu để trút toàn bộ dầu cũ ra bên ngoài.
  • Vặn chặt van xả dầu, thêm dầu mới vào cho đến khi đạt khoảng ⅔ mắt thăm dầu.
  • Đóng nắp rồi khởi động, chạy thử thiết bị để kiểm tra.

1.5. Đừng quên vệ sinh bầu lọc gió

Đây là chi tiết đóng vai trò quan trọng giúp ngăn chặn bụi bẩn tiếp cận với các linh kiện máy nén khí. Càng sử dụng lâu ngày, bầu lọc càng tích nhiều bụi bẩn. Vậy nên, khi bảo dưỡng máy, nhất định bạn đừng bỏ qua khâu làm sạch linh kiện này.

vệ sinh bầu lọc gió

  • Tháo bỏ phần ren đối khớp giữa linh kiện và phần đầu máy.
  • Gỡ bầu lọc ra khỏi kết cấu chung
  • Dùng khăn ẩm để lau sạch bụi bẩn, thao tác lặp lại 2-3 lần.
  • Dùng khăn khô để vệ sinh 1 lần nữa, lắp đặt phụ kiện vào vị trí cũ.

▶▶▶ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Máy nén khí bị keo dầu

2. Bảo dưỡng máy nén khí piston chỉ có lợi, không có hại

2.1. Máy chạy ổn định, hạn chế rủi ro

Thiết bị vận hành trục trặc phần nhiều do không được bôi trơn hoặc mắc kẹt bụi bẩn. Vậy nên, khi được làm sạch từ đầu đến chân, cấp bổ sung nguyên liệu thì máy sẽ vận hành ngon nghẻ, êm ru. Hiệu suất làm việc cao, ổn định, hạn chế tối đa những rủi ro.

piston máy nén khí bị bẩn, dầu keo

2.2. Đỡ tốn tiền sửa chữa, mua mới

Khi hư hỏng xảy ra, tùy mức độ mà bạn có thể sửa chữa để phục hồi công năng hoặc mua máy mới.

 Đây đều là những rủi ro gây tốn kém chi phí, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất kinh doanh. Do đó, bảo dưỡng máy chính là một cách cực hiệu quả để bạn “rào trước” nguy cơ này.

sửa máy nén khí

2.3. Tăng tuổi thọ máy từ 5-10 năm

Thực tế cho thấy những con máy được bảo dưỡng thường xuyên rất hiếm khi hư hỏng. Công năng máy sẽ được duy trì đều qua thời gian.  Điều đó cũng có nghĩa là tuổi thọ máy tăng lên đáng kể.

3. Lịch trình bảo dưỡng máy nén khí piston chi tiết nhất

3.1. Sau 8 giờ (hoặc 1 ngày)

  • Dầu nhớt: Kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu bôi trơn còn lại. Nếu vẫn ổn thì bạn có thể dùng tiếp sang ngày hôm sau. Nếu hao hụt thì cấp bổ sung cho chạm mức 2/3 mắt thăm dầu. Nếu nhiễm bẩn thì thay mới hoàn toàn. Bên cạnh đó, đừng quên check nguy cơ rò rỉ của chúng.
  • Nước ở bình nén khí: Chú ý xả bỏ sau mỗi ngày làm việc.
  • Tiếng ồn: Nghe ngóng xem máy có phát ra âm thanh hay rung động bất thường nào không.
  • Áp suất dầu: Đảm bảo duy trì ở mức 18-20psig khi đối với máy có công suất trung bình. Với thiết bị cao áp thì áp suất dầu bôi trơn cần chỉnh ở mức 22-25psig.

Kiểm tra dầu và xả nước bình nén khí

3.2. Sau 40 giờ (hoặc 1 tuần)

  • Van an toàn: Hãy quan sát bằng mắt thường, lắng tai nghe để đánh giá hoạt động của van. Đảm bảo chi tiết này vẫn hoạt động tốt.
  • Nguy cơ rò rỉ khí: Sau 1 thời gian hoạt động, bình có thể bị nứt, thủng hoặc mối tiếp giáp bị lỏng khiến khí bị rò rỉ ra bên ngoài. Vậy nên, cần kiểm tra chi tiết này để rào trước rủi ro.
  • Dầu bôi trơn: Thay dầu hoặc bồi thêm nếu cần.
  • Làm sạch: Thực hiện thao tác này với mặt ngoài của máy và bầu lọc gió. Nếu cần có thể thay mới bầu lọc.

3.3. Sau 160 giờ (hoặc 1 tháng)

Ở giai đoạn này, hãy kiểm tra độ căng, nguy cơ nứt vỡ của dây curoa. Thao tác tháo gỡ, lắp đặt tương tự như chia sẻ ở mục 1. 

kiểm tra dây cura máy nén khí

Chú ý với chi tiết này không nên dùng trật trầy hay sửa chữa mang tính chắp vá. Nếu dây đã hư hỏng thì thay mới là giải pháp #1.

3.4. Sau 500 giờ (hoặc 3 tháng)

  • Dầu bôi trơn: Thay dầu cho thiết bị nếu thấy chúng bị hao hụt một lượng lớn, chuyển màu đen và tích hợp nhiều vụn cặn. 
  • Lọc dầu: Rà soát kỹ lưỡng chi tiết này trên thiết bị tạo áp bôi trơn, vệ sinh sạch sẽ hoặc thay mới nếu chúng đã hết date.
  • Thanh trượt căng puly, ê cu hãm: căn chỉnh lại nếu thấy chúng nằm lệch khỏi vị trí ban đầu.

Kiểm tra chất lượng dầu máy sau khi hoạt động

3.5. Sau 1000 giờ (hoặc 6 tháng)

  • Dầu nhớt: Xả sạch dầu cũ, vệ sinh bình chứa và thay mới dung môi bôi trơn.
  • Van khí: Kiểm tra nguy cơ rò rỉ khí và sự tồn đọng cặn carbon. Vệ sinh linh kiện và khắc phục ngay sự cố rò rỉ nếu có.
  • Màng lọc dầu trong khoang trục khuỷu: Làm sạch linh kiện bằng chất tẩy rửa an toàn để phục hồi công năng máy, giảm nguy cơ bắt cháy.

Đầu máy nén khí bị keo dầu

3.6. Sau 2000 giờ (hoặc 1 năm)

  • Chất bôi trơn: Cấp bổ sung hoặc thay thế toàn phần tùy trạng thái của dung môi.
  • Vệ sinh tổng thể: Làm sạch các chi tiết máy, thay mới nếu thấy hư hỏng không thể bảo trì.

Mọi thông tin quan trọng về bảo dưỡng máy nén khí piston đã được cung cấp trong bài viết trên. Nếu đã nắm rõ lộ trình, bạn hãy bắt tay vào việc bảo dưỡng thiết bị ngay và luôn nhé!



Hỏi Đáp

Tất tần tật các thông tin về máy nén khí Ingersoll Rand

Tất tần tật các thông tin về máy nén khí Ingersoll Rand

Top 3 thương hiệu máy nén khí dùng pin tốt nhất 2022

Top 3 thương hiệu máy nén khí dùng pin tốt nhất 2022

Hướng dẫn người dùng cách vận hành máy nén khí piston

Hướng dẫn người dùng cách vận hành máy nén khí piston