Quy trình bảo dưỡng máy nén khí Piston chuẩn xác nhất
Nội dung chính [ Hiện ]
Bảo dưỡng máy nén khí piston sẽ trải qua khá nhiều bước. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn nhắm đến 3 nhiệm vụ chính: Làm sạch, cấp bổ sung chất bôi trơn, sửa chữa, thay mới nếu cần.
1. Vì sao nên bảo dưỡng máy nén khí piston định kỳ
1.1. Máy chạy ổn định, hạn chế rủi ro
Thiết bị vận hành trục trặc phần nhiều do không được bôi trơn hoặc mắc kẹt bụi bẩn. Vậy nên, khi được làm sạch từ đầu đến chân, cấp bổ sung nguyên liệu thì máy sẽ vận hành ngon nghẻ, êm ru. Hiệu suất làm việc cao, ổn định, hạn chế tối đa những rủi ro.
1.2. Đỡ tốn tiền sửa chữa, mua mới
Khi hư hỏng xảy ra, tùy mức độ mà bạn có thể sửa chữa để phục hồi công năng hoặc mua máy khí nén mới.
Đây đều là những rủi ro gây tốn kém chi phí, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất kinh doanh. Do đó, bảo dưỡng máy chính là một cách cực hiệu quả để bạn “rào trước” nguy cơ này.
1.3. Tăng tuổi thọ máy từ 5-10 năm
Thực tế cho thấy những con máy được bảo dưỡng thường xuyên rất hiếm khi hư hỏng. Công năng máy sẽ được duy trì đều qua thời gian. Điều đó cũng có nghĩa là tuổi thọ máy tăng lên đáng kể.
2. 5 bước bảo dưỡng giúp máy khí nén piston hiệu quả
2.1 Check bộ lọc khí
Bộ lọc khí giữ nhiệm vụ ngăn bụi bẩn theo không khí vào bên trong máy.
Do đặc thù công việc, màng lọc thường lấp đầy bởi lượng bụi bẩn lớn. Nếu không được vệ sinh, bụi bẩn đóng cặn gây cản trở khí nạp, ảnh hưởng hiệu suất.
Phương pháp làm sạch bộ lọc máy nén hơi cực đơn giản. Chỉ cần dùng khí nén thổi sạch cả trong & ngoài.
Chú ý đầu súng cách xa ít nhất 1cm, chỉnh áp lực phù hợp, tránh làm rách lõi lọc.
Về nguyên tắc, bộ lọc khí nên được thay mới sau 1000h vận hành. Tuy nhiên , cần linh hoạt lịch thay dựa trên tình trạng bộ lọc thực tế.
2.2 Check và thay dầu bôi trơn
Đảm nhận vai trò quan trọng, dầu máy nén khí phải thay mới định kỳ tránh nứt vỡ, sinh nhiệt bởi ma sát.
Theo khuyến cáo người dùng cần thay mới dầu máy nén khí sau 2000h, 3000h, hoặc 6000h tùy máy & loại dầu dùng.
Chú ý làm sạch dầu thừa trong bình & hệ thống trước khi thêm dầu mới.
Đồng thời, xuyên suốt chu trình máy chạy cần check mức dầu, bổ sung khi cần.
Dầu máy nén khí piston hiện có 2 loại, phân biệt theo gốc tổng hợp & gốc khoáng.
Tốt nhất nên chọn, dùng dầu bôi trơn của các Brand uy tín như: Castrol, Total, Shell để đạt được hiệu quả cùng tuổi thọ tốt nhất.
2.3 Check các van, phớt
Van & phớt đều là phụ kiện nhỏ, thường ít được chú ý. Tuy nhiên, đây là 1 trong những đầu mục bắt buộc khi bảo dưỡng máy nén khí piston.
Chú ý check kỹ tất cả van, phớt trên máy. Đảm bảo khí nén không bị rò rỉ suốt chu trình làm việc.
Nếu phát hiện nứt vỡ, cong vênh phải xử lý, thay mới ngay, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
2.4 Check dây đai và các chi tiết nhỏ khác
Dây đai kèm ốc vít cũng cần được test, check kỹ mỗi lần bảo dưỡng.
Dây đai phải đáp ứng yêu cầu về độ căng, kiểm tra hao mòn, thay thế nếu cần. Tránh ảnh hưởng đến hiệu suất nạp cấp tổng.
Chú ý kiểm tra vòng bi, motor để chắc chắn máy vận hành ổn. Tránh tốn điện, nhiên liệu mà không mang về hiệu quả như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, toàn bộ bu lông & ốc vít phải vặn chặt để cố định linh kiện máy.
Thao tác này ngoài giúp hạn chế tiếng ồn còn ngăn chặn nguy hiểm, rò rỉ khí nén khi máy chạy.
3. Kế hoạch máy nén khí piston Bền Khỏe, Hiệu Suất x3
3.1. Sau 8 giờ (hoặc 1 ngày)
- Dầu nhớt: Kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu bôi trơn còn lại. Nếu vẫn ổn thì bạn có thể dùng tiếp sang ngày hôm sau. Nếu hao hụt thì cấp bổ sung cho chạm mức 2/3 mắt thăm dầu. Nếu nhiễm bẩn thì thay mới hoàn toàn. Bên cạnh đó, đừng quên check nguy cơ rò rỉ của chúng.
- Nước ở bình nén khí: Chú ý xả bỏ sau mỗi ngày làm việc.
- Tiếng ồn: Nghe ngóng xem máy có phát ra âm thanh hay rung động bất thường nào không.
- Áp suất dầu: Đảm bảo duy trì ở mức 18-20psig khi đối với máy có công suất trung bình. Với thiết bị cao áp thì áp suất dầu bôi trơn cần chỉnh ở mức 22-25psig.
3.2. Sau 40 giờ (hoặc 1 tuần)
- Van an toàn: Hãy quan sát bằng mắt thường, lắng tai nghe để đánh giá hoạt động của van. Đảm bảo chi tiết này vẫn hoạt động tốt.
- Nguy cơ rò rỉ khí: Sau 1 thời gian hoạt động, bình có thể bị nứt, thủng hoặc mối tiếp giáp bị lỏng khiến khí bị rò rỉ ra bên ngoài. Vậy nên, cần kiểm tra chi tiết này để rào trước rủi ro.
- Dầu bôi trơn: Thay dầu hoặc bồi thêm nếu cần.
- Làm sạch: Thực hiện thao tác này với mặt ngoài của máy và bầu lọc gió. Nếu cần có thể thay mới bầu lọc.
3.3. Sau 160 giờ (hoặc 1 tháng)
Ở giai đoạn này, hãy kiểm tra độ căng, nguy cơ nứt vỡ của dây curoa. Thao tác tháo gỡ, lắp đặt tương tự như chia sẻ ở mục 1.
Chú ý với chi tiết này không nên dùng trật trầy hay sửa chữa mang tính chắp vá. Nếu dây đã hư hỏng thì thay mới là giải pháp #1.
3.4. Sau 500 giờ (hoặc 3 tháng)
- Dầu bôi trơn: Thay dầu cho thiết bị nếu thấy chúng bị hao hụt một lượng lớn, chuyển màu đen và tích hợp nhiều vụn cặn.
- Lọc dầu: Rà soát kỹ lưỡng chi tiết này trên thiết bị tạo áp bôi trơn, vệ sinh sạch sẽ hoặc thay mới nếu chúng đã hết date.
- Thanh trượt căng puly, ê cu hãm: căn chỉnh lại nếu thấy chúng nằm lệch khỏi vị trí ban đầu.
3.5. Sau 1000 giờ (hoặc 6 tháng)
- Dầu nhớt: Xả sạch dầu cũ, vệ sinh bình chứa và thay mới dung môi bôi trơn.
- Van khí: Kiểm tra nguy cơ rò rỉ khí và sự tồn đọng cặn carbon. Vệ sinh linh kiện và khắc phục ngay sự cố rò rỉ nếu có.
- Màng lọc dầu trong khoang trục khuỷu: Làm sạchlinh kiện máy nén khí bằng chất tẩy rửa an toàn để phục hồi công năng máy, giảm nguy cơ bắt cháy.
3.6. Sau 2000 giờ (hoặc 1 năm)
- Chất bôi trơn: Cấp bổ sung hoặc thay thế toàn phần tùy trạng thái của dung môi.
- Vệ sinh tổng thể: Làm sạch các chi tiết máy, thay mới nếu thấy hư hỏng không thể bảo trì.
4. Lưu ý cần nhớ khi bảo dưỡng máy nén hơi piston
Để quá trình bảo dưỡng cho hiệu quả tốt nhất, thao tác thực hiện cần chú ý:
- Tuyệt đối không pha, trộn lẫn nhiều loại dầu, chỉ dùng sản phẩm từ Brand lớn & uy tín.
- Ngoài lịch bảo dưỡng cần check mức dầu thường xuyên, bổ sung đúng kỹ thuật, nhằm duy trì hiệu năng tốt nhất.
- Không tự thay, lắp linh kiện quan trọng như motor, đầu nén, piston,... Nên thực hành đúng quy trình chuẩn hoặc tìm kiếm đơn vị dịch vụ uy tín.
- Nắm rõ & tuân thủ nguyên tắc an toàn, đảm bảo ngắt nguồn, trang bị đủ bảo hộ cho đội KTV thao tác.
- Theo sát & bảo dưỡng đúng lịch, check hao mòn, thay thế linh kiện nếu phát hiện hư hỏng.
▶▶▶ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Máy nén khí bị keo dầu
Mọi thông tin quan trọng về bảo dưỡng máy nén khí piston đã được Yenphat.vn cung cấp trong bài viết. Nếu đã nắm rõ lộ trình, bạn hãy bắt tay vào việc bảo dưỡng thiết bị ngay và luôn nhé!
Hỏi Đáp