Cấu tạo của tháp giải nhiệt & Nguyên lý làm việc chi tiết

CEO Robert Chinh 2024-07-27 08:36:36 35

Cấu tạo của tháp giải nhiệt là nội dung bạn cần “thuộc làu” nếu muốn khai thác tốt công năng, duy trì sức làm việc của thiết bị. Nếu chưa nắm bắt được thông tin chính thống về chủ đề này thì hãy tham khảo bài viết sau.

1. 8 thành phần chính trong cấu tạo của tháp giải nhiệt 

1.1. Khung, thân tháp

Đây là 2 thành phần nằm áp sát nhau ở những mẫu tháp công suất lớn. Với những mẫu tháp cỡ nhỏ, thường được đúc nguyên khối. 

Khung và vỏ tháp giải nhiệt

Vì đảm đương vai trò bảo vệ, nâng đỡ và định hình nên bộ phận khung sườn này được gia cố bằng vật liệu xịn sò. Ngoài ra, 1 số phiên bản còn tích hợp lớp vỏ làm bằng sợi thủy tinh, càng làm tăng thêm độ bền của thiết bị.

1.2. Động cơ

Đây là nhân tố “đứng sau” công năng chính yếu của thiết bị. Kết cấu chắc chắn, bên ngoài là hợp kim nhưng gia cố thêm 1 lớp chống thấm nước. Phía trong là lõi đồng nguyên chất, vừa có khả năng sinh công khỏe, vừa siêu bền. 

động cơ tháp giải nhiệt

Dù vận hành trong môi trường đặc thù nhưng động cơ vẫn chạy cực tốt, kể cả khi điện lưới có nhiều bất ổn. 

1.3. Cánh quạt

Chi tiết đang xét được hoàn thiện từ hợp kim nhôm, mềm dẻo, linh động, tản nhiệt tốt. Để tạo thế vững chãi khi vận hành, phần mâm và hệ cánh có thiết kế cân bằng cả về kích thước lẫn trọng lượng. 

Cánh quạt tháp giải nhiệt

Bộ phận này có khả năng hút gió thuận chiều theo ống thoát gió. Nhờ hiệu ứng này mà máy chạy êm hơn, hút gió mạnh hơn, tiết kiệm điện. 

1.4. Tấm giải nhiệt 

Chất liệu hoàn thiện nên chi tiết này có thể là gỗ tự nhiên hoặc nhựa tổng hợp. Chúng được phân hóa làm 2 phiên bản “cắm chốt” là dạng phun và dạng màng. Nhiệm vụ “cầm trịch” của bộ phận này là tối ưu khả năng truyền nhiệt từ nước vào không khí.

tấm tản nhiệt tháp giải nhiệt

Dạng phun phóng thích nước với những giọt có kích cỡ siêu bé, thậm chí như sương mù. Nhờ vậy, giúp tối ưu diện tích tiếp xúc với môi trường xung quanh, gia tăng hiệu quả làm mát.

Dạng màng thường được làm bằng nhựa, chia làm nhiều tấm nằm “sát sườn” với nhau. 

Vậy nên, khi nước đổ xuống vị trí này sẽ phân hóa thành những màng mỏng. Điều này cũng góp phần tăng hiệu quả tản nhiệt từ nước ra ngoài.

1.5. Vòi phun nước

Vòi phun có chức năng dẫn truyền và điều phối nước đồng đều lên diện tiếp xúc của tấm giải nhiệt. Tùy vào công suất thực tế mà chi tiết này có thể được làm bằng nhựa ABS hoặc hợp kim. 

vòi phun nước tháp giải nhiệt

Theo đó, những tháp có công suất “khủng” thì vòi phun sẽ được làm bằng hợp kim bền chắc. Ngược lại nếu có công suất bé thì sẽ được gia cố bởi nhựa tổng hợp.

1.6. Thiết bị chống ồn

Đây là 1 chi tiết phụ phần, không liên quan trực tiếp đến công năng máy. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến những tháp giải nhiệt tích hợp tính năng chống ồn. Chức năng của chúng là giảm thiểu tạp âm phát ra do tiếng nước khi vận hành tháp. 

1.7. Bể chứa nước 

Bộ phần này cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình vận hành. Chúng luôn được bố trí ở phần đáy, công năng chính là dự trữ dung môi làm mát.

bể chứa nước tháp giải nhiệt

 Đặc biệt, trong kết cấu sẽ có thêm bộ thu nước hoặc những điểm trũng. Mục đích là để tái sử dụng nước đã được làm mát vào chu trình giải nhiệt tiếp theo.

1.8. Tấm chắn nước

Thành phần này có dạng bản mỏng, chất liệu hoàn thiện thường là PVC nguyên chất. Vai trò là làm thành vách ngăn giúp “chặn đứng” quá trình thất thoát hơi nước.

Tấm chắn nước tháp giải nhiệt

✘✘✘ CLICK XEM: Sơ đồ tháp giải nhiệt

2. Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt

2.1. Tháp hạ nhiệt tròn

Với thiết bị có kết cấu tròn trịa, dung môi làm mát sẽ lan tỏa đều từ trên xuống tấm giải nhiệt. 

Cùng lúc này, khí mát từ bên ngoài đi vào đáy tháp. Sau đó, di chuyển ngược lên và dẫn tới tấm giải nhiệt.

nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt tròn

 Tại đây, sẽ tiếp cận nước nóng theo chiều song song mặt đất. Sau đó, “lấy đi” lượng nhiệt cao đồng thời cuốn theo hơi nóng ra ngoài.  

Khi nước hạ nhiệt sẽ được dẫn tới các nhà máy, kho xưởng để giải nhiệt cho các máy móc. Sau đó, nước nóng từ những khu vực này lại được đưa về tháp. 1 chu trình làm mới khác sẽ được kích hoạt.

2.2. Tháp làm mát vuông

Với loại tháp này, nước nóng và khí mát sẽ áp “sát sườn” theo phương thẳng đứng.

Khi nước nóng chảy thẳng xuống cũng là lúc khí mát luân chuyển thuận dòng để cuốn hơi nóng. 

nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt vuồng

Ở giai đoạn sau cũng giống như tháp làm mát tròn. Nước mát lại được dẫn đến khu vực cần được giải nhiệt. Sau đó, nước nóng được “triệu hồi” về tháp để hạ nhiệt và tham gia vào chu kỳ sau.

Cấu tạo của tháp giải nhiệt và nguyên lý hoạt động của chúng đã được trình bày trong bài viết này. Nếu còn thắc mắc gì xoay quanh chủ đề trên này, hãy liên hệ ngay với Điện máy Yên Phát để được hỗ trợ nhé!

 

Hỏi Đáp

Tháp giải nhiệt vuông: Cấu tạo, Lợi ích, Nguyên lý làm việc

Tháp giải nhiệt vuông: Cấu tạo, Lợi ích, Nguyên lý làm việc

Địa chỉ bán tháp giải nhiệt tại Hải Phòng: Chính hãng, Uy tín

Địa chỉ bán tháp giải nhiệt tại Hải Phòng: Chính hãng, Uy tín

Các loại motor tháp giải nhiệt nước

Các loại motor tháp giải nhiệt nước