Cáu Cặn Tháp Giải Nhiệt: 3 Nguyên nhân & 3 Cách xử lý
Nội dung chính [ Hiện ]
Cáu cặn tháp giải nhiệt từ đâu mà có? Để “đánh bay” tác nhân gây hại này, cần can thiệp theo cách nào? Hãy đọc ngay bài viết để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên bạn nhé!
1. Cáu cặn tháp giải nhiệt tạo thành do đâu?
1.1 Nước đưa vào tháp chưa qua xử lý
Khi nước đầu vào chưa được làm sạch đã đưa vào tháp thì rác thải, vụn cặn sẽ bám dính trong lòng ống dẫn, đầu phun, tấm tản nhiệt.
Tháp hoạt động càng lâu thì các nguy cơ này sẽ đi theo dòng nước, tích tụ ngày càng nhiều trong các bộ phận của thiết bị.
1.2 Kim loại oxi hóa, ăn mòn
Rất nhiều chi tiết của thiết bị được hoàn thiện từ kim loại. Kim loại có thể bị “ăn mòn” do quá trình oxy hóa hoặc ma sát với các chi tiết liền kề.
Sản phẩm của hoạt động này là lớp rỉ sét và những vụn cặn nhỏ bám trên bề mặt phụ kiện tháp giải nhiệt, dung môi làm mát.
1.3 Các muối vô cơ bám vào bề mặt
Trong thời gian đầu hoạt động, bạn sẽ không nhìn thấy loại muối này. Sau này, do pH nước thay đổi hoặc sự “góp mặt” của hóa chất mà muối vô cơ kết tủa thành dạng rắn.
Thành phần này hiện diện ở nhiều nơi, từ bồn chứa, lòng ống, đầu phun cho tới khối đệm.
Ngoài những tác nhân cơ bản trên, cáu cặn tháp giải nhiệt còn có thể xuất hiện do ảnh hưởng của yếu tố vi sinh.
Bên cạnh đó, độ bão hòa nước, động lực học dòng nước cũng được xem là căn nguyên gây ra tình trạng này.
2. Tác hại của cáu cặn tới tháp giải nhiệt nước
2.1 Tắc, rỉ đường ống dẫn nước tháp
Cáu cặn có dạng rắn nên sẽ làm thu hẹp hoặc tắc đường ống. Vậy nên, sự lưu thông của dung môi làm mát gặp nhiều cản trở.
Sự chiếm chỗ của vụn cặn còn gia tăng áp lực lên dòng nước, khiến nước dễ bị rỉ, thất thoát ra bên ngoài.
2.2 Hiệu suất vận hành kém, giảm tuổi thọ
Dù tháp có vận hành với công suất lớn thì năng lực làm việc vẫn bị “kéo ghì”. Bởi sự hiện diện của vụn cặn trong hệ thống.
Tác nhân này khiến nước chảy với tốc độ yếu hơn, lưu lượng ít hơn.
Không chỉ vậy, vụn cặn cũng gây hoen gỉ mạnh ống dẫn, bào mỏng linh kiện có bản chất kim loại. Vậy nên, tháp rất nhanh hỏng và tuổi thọ bị co ngắn lại.
2.3 Ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ máy móc
Cặn bẩn xuất hiện ở đâu sẽ trở thành “vật cản đường” ở đó. Chúng khiến hoạt động máy trở nên trì trệ, yếu kém do ảnh hưởng liên đới đến toàn bộ kết cấu tháp.
Lúc này. không chỉ là hiệu suất làm mát giảm mạnh mà các yếu tố rủi ro cũng kéo đến.
Gây ra nhiều thiệt hại lớn cho chủ doanh nghiệp.
3. Làm thế nào khắc phục cáu cặn tháp giải nhiệt?
3.1 Dùng hóa chất làm sạch đặc trị
Nguyên tắc chung là sử dụng những hóa chất có thể làm tan hoặc làm bong cáu cặn. Sau đó, tận dụng áp lực dòng nước để tống đẩy toàn bộ chất thải ra khỏi lòng ống.
Khi lựa chọn, chú ý tham khảo ý kiến chuyên gia, ưu tiên hàng chất lượng, độ an toàn cao.
Đặc biệt là thực hiện đúng theo chỉ dẫn để thu được kết quả tốt nhất.
3.2 Dùng máy làm sạch cáu cặn chuyên dụng
Đây là cách sử dụng nguồn lực lớn để “đánh bật” cáu cặn ra khỏi khu vực mà chúng bám vào.
Loại máy chuyên dụng này không dễ mua và thường được vận hành bởi các chuyên gia. Do đó, bạn cần đến 1 đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp.
Hiệu quả làm sạch của phương pháp này là siêu ấn tượng. Chi phí đầu tư cũng không quá lớn, đặc biệt là có thể nhìn thấy thành quả ngay.
3.3 Đảm bảo tiêu chuẩn nước đầu vào
Nước đầu vào không đạt chuẩn là lý do khiến cáu cặn xuất hiện trong tháp giải nhiệt.
Thay vì tìm cách đối phó khi vấn đề này xảy ra, hãy ngăn chặn ngay từ đầu bằng việc xử lý nguồn nước cấp cho hệ thống.
Khi nước có độ sạch cao, các thông số đạt chuẩn thì nguy cơ phát sinh vụn cặn sẽ giảm đi 1/2.
Cáu cặn tháp giải nhiệt xuất hiện ra sao, gây hại như thế nào? Cách khắc phục hiệu quả đã được giới thiệu chi tiết trong bài viết này. Hãy lưu lại thông tin để “rào trước” vấn đề trên, từ đó giúp tối ưu công sức, chi phí vận hành tháp nhé!
Hỏi Đáp