Cách đấu điện 3 pha 220v thành 1 pha 220v an toàn A - Z
Nội dung chính [ Hiện ]
Cách đấu điện 3 pha 220v thành 1 pha 220v sẽ phát huy tác dụng tốt khi cần đầu ra tương thích với các thiết bị dân dụng. Vậy để bắt đầu, bạn cần nắm vững điều gì và quá trình đấu nối được tiến hành ra sao?
1. So sánh điểm khác biệt giữa điện 1 pha & 3 pha
2. Nguyên tắc cần nhớ trước khi đấu điện 3 pha thành 1 pha
- Duy trì điện áp định mức của cuộn dây trước sau như 1
- Trong 2 cuộn dây pha phải có 1 làm nhiệm vụ khởi động, 1 có vai trò là cuộn làm việc.
- Đảm bảo tính phù hợp về trị số của tụ điện. Góc lệch pha giữa dòng điện trong 2 cuộn dây pha phải đạt giá trị tối thiểu là 900.
3. Hướng dẫn cách đấu điện 3 pha 220V thành 1 pha 220V an toàn
3.1 Xác định dây pha và dây trung tính
Để bắt đầu đấu nối, trước tiên cần phải phân biệt rõ 2 loại dây này.
Thông thường ở điện 3 pha, dây trung tính thường được “mặc định” là màu đen. Các dây pha sẽ có sắc xanh dương, đỏ và trắng.
Ngoài ra, còn có dây nối đất có lớp vỏ màu lục kẻ sọc vàng.
Bên cạnh màu sắc, bạn cũng có thể nhận diện nhanh các dây thông qua kích cỡ. Cụ thể, dây pha thường có kích thước “khủng” hơn dây trung tính.
Và để chắc chắn hơn, hãy dùng bút thử điện để nhận biết 2 loại dây nói trên. Nếu thấy thử bút mà đèn trong bút không phát sáng thì đó là dây trung tính. Ngược lại, sẽ là dây pha.
3.2 Tách 1 trong 3 dây pha ra
Thao tác tiếp theo cần làm là tách 1 trong 3 dây pha ra khỏi kết cấu chung để sẵn sàng cho khâu đấu nối.
Cả 3 dây pha đều có vai trò như nhau. Vậy nên, có thể tách 1 dây bất kỳ, không cần kén chọn.
Sợi nào nằm gần dây trung tính, dễ thao tác nhất thì lách ra để gắn kết với dây trung tính.
3.3 Đấu dây pha, dây trung tính qua aptomat 1 pha
Đấu nối dây vừa tách với dây trung tính thông qua linh kiện hỗ trợ là aptomat 1 pha. Khi đó, sẽ thu được điện đầu ra là điện 1 pha, có thể dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Chú ý thao tác đấu tách dây và đấu nối cần được thực hiện ở trạng thái ngắt điện để đảm bảo an toàn.
Sau khi chuyển đổi xong, hãy kết nối điện trở lại, kiểm tra bằng bút thử. Đồng thời, chạy thử các thiết bị dùng điện 1 pha xem có ổn áp không.
4. Hình ảnh sơ đồ đấu điện chuyển đổi 3 pha thành 1 pha
Khi nắm vững các nguyên tắc, các bước cơ bản để “hô biến” điện 3 pha thành 1 pha, bạn có thể tham khảo 4 sơ đồ dưới đây:
- Với điện áp lưới UL = U pha ĐC, nên áp dụng cách đấu nối theo sơ đồ hình 3 hoặc hình 1.
- Với điện áp lưới UL = U dây ĐC thì sơ đồ hình 2, hình 4 là lựa chọn ưu tiên.
Ví dụ: 1 motor 3 pha, trên thân máy có ghi “DY-220V/380V”:
- Nếu điện nguồn có hiệu điện thế 220V, để chuyển thành 1 pha, bạn nương theo sơ đồ hình 1, hình 3.
- Nếu điện nguồn có hiệu điện thế 380V, muốn chuyển thành điện 1 pha có thể áp dụng sơ đồ hình 4 hoặc hình 2.
5. Chú ý không thể bỏ qua khi đấu điện 3 pha về 1 pha
- Ngắt hệ thống điện trước khi thao tác
Như vừa nhắc qua ở trên, việc ngắt nguồn trước khi đấu nối điện là nguyên tắc bảo đảm an toàn khi thực hiện.
Nếu vẫn cắm điện khi đấu nối thì dùng găng tay bảo hộ, nguy cơ giật điện vẫn không thể loại trừ. Vậy nên, hãy tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu này bạn nhé!
- Trang bị bảo hộ khi đấu nối điện
Việc trang bị đồ bảo hộ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ trầy xước khi va chạm.
Nếu chẳng may bạn quên không ngắt điện trước khi thao tác thì đồ bảo hộ sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro.
- Thận trọng, tránh nhầm dây khi đấu nối
Khi thực hiện, hãy thao tác thật cẩn trọng. Xác định chắc chắn từng loại dây, sau đó mới gắn 1 dây pha với dây trung tính.
Đấu nối nhầm không chỉ gây chập cháy hệ thống điện, thiết bị dùng điện mà còn gây mất an toàn cho bản thân.
- Dùng máy biến áp khi đường điện không có dây trung tính
Nếu đường điện không có dây trung tính, bạn có thể thay thế bằng máy biến áp.
Máy biến áp có vai trò tương tự như dây trung tính. Từ đó, tạo ra sự ổn định, cân bằng và ngăn chặn các rủi ro trong hệ thống điện.
Cách đấu điện 3 pha 220v thành 1 pha 220v tưởng khó nhưng lại không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu tuân thủ đúng định hướng và các lưu ý quan trọng của Yên Phát, đảm bảo bạn sẽ thu về kết quả tốt nhanh chóng.
Hỏi Đáp