Anten là gì? Bí quyết chọn anten bộ đàm hiệu quả nhất
Nội dung chính [ Hiện ]
Anten là thiết bị, phụ kiện quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc, thu phát sóng,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết anten là gì? Chúng có nguyên lý hoạt động và chức năng ra sao? Hãy cùng với Điện máy Yên Phát tìm hiểu chi tiết về những sản phẩm này qua chia sẻ sau đây nhé.
Bạn đã biết anten là gì?
Anten là gì?
Theo IEEE, anten là thiết bị linh kiện khá quan trọng trong đời sống hiện nay. Nó có khả năng bức xạ và thu nhận sóng điện từ. Trên thị trường, có rất nhiều loại anten tương ứng với các mục đích sử dụng của nhiều thiết bị khác nhau.
Phân loại anten
Anten vô tuyến gồm 3 loại chính như sau:
Các loại Anten định hướng
- Anten Half-wave Dipole: Là loại anten thường omni-directional, sử dụng trong việc triển khai mạng WLAN.
- Anten Yagi-wave: Là anten định hướng được ứng dụng phổ biến để chế tạo, dùng ở các khu vực xa xôi hoặc các vùng cần mức độ bao phủ lớn hơn anten omni-directional.
- Anten patch: Là loại anten định hướng, hình thành thông qua việc đặt 2 vật dẫn (conductor) song song với nhau kèm theo một miếng đệm (substrate) ở giữa. Vật dẫn bên trên được gọi là miếng nối - patch. Bởi hình dáng mỏng nên anten patch rất hữu ích và ứng dụng nhiều.
Ngoài ra, còn có một loại anten khá đặc trưng đó là anten đẳng hướng hay còn gọi là bức xạ đẳng hướng - isotropic. Xét theo phương diện toán học, anten đẳng hướng chính là một trường hợp lý tưởng cho một dạng anten không bị suy hao (lossless anten) với mức độ phát tín hiệu ở mọi hướng.
Anten đẳng hưởng
Theo đó, nếu nghiên cứu 1 hình cầu thì ta có bộ bức xạ đẳng hướng nằm ở trung tâm. Lúc này, mọi điểm trên bề mặt hình cầu có trường điện từ bằng nhau và anten đẳng hướng giúp truyền tín hiệu RF ở các hướng xét theo trục ngang (song song với mặt đất). Tuy nhiên, nó sẽ bị giới hạn ở trục dọc, tức là trục vuông góc với mặt đất.
Hiện nay, anten đẳng hướng là một điểm tham chiếu khá hữu ích khi người dùng xem xét nó với các loại anten khác. Bởi, anten đẳng hướng sở hữu độ lợi - gain ở khoảng 6dB nên phù hợp với các tòa nhà cao tầng. Một số anten phổ biến như Small Desktop, Rubber Duck, Omni-directional, Celling Dome, Ceiling Dome, Mobile Vertical,...
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của anten
Sau khi bạn đã hiểu anten là gì thì hãy cùng tìm hiểu tiếp nguyên lý hoạt động của anten nhé. Anten là một thiết bị hoạt động dựa trên việc chuyển đổi tín hiệu tần số cao - RF trên đường truyền dẫn sang một dạng sóng để phát vào không khí. Cụ thể:
- Đối với anten phát, nó thực hiện chuyển đổi năng lượng điện sang dạng sóng vô tuyến. Còn đối với anten nhận, chúng có khả năng chuyển đổi dạng sóng vô tuyến sang dạng năng lượng điện đối. Và thông thường, kích thước vật lý hay chiều dài của anten sẽ liên quan trực tiếp đến tần số mà anten có thể thu hoặc phát sóng.
- Độ khuếch đại anten là kết quả có được do quá trình tập trung phát sóng vô tuyến vào một chùm hẹp hơn. Theo đó, thông qua giới hạn độ rộng chùm anten thì truyền sóng (beamwidth) được tính theo độ ngang (horizontal) và độ dọc (vertical) nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên công suất phát nên khiến sóng vô tuyến được phát đi xa hơn.
Nguyên lý hoạt động của anten
Các chức năng của anten là gì?
Khi kết nối với máy phát, anten có chức năng thu thập tín hiệu AC rồi sau đó gửi thẳng hoặc phát xạ sóng RF đi theo với mô hình cụ thể. Đồng thời, nếu kết nối với máy thu thì anten sẽ thu sóng RF vừa nhận được để phát tín hiệu cho máy thu. Chính việc truyền sóng RF của 1 anten thường sẽ được so sánh hoặc thực hiện tham chiếu với 1 bức xạ đẳng hướng.
Những ứng dụng thường thấy của anten trong đời sống hàng ngày phải kể đến như anten râu cho bộ đàm, wifi, anten tăng cường sóng điện thoại,... Hiện nay, loại anten analog để thu sóng truyền hình đang dần mất phổ biến mà thay vào đó là các loại anten không dây hoặc anten kỹ thuật số dành cho các loại tivi đời mới.
Có 2 cách giúp gia tăng công suất phát sóng của 1 anten như:
- Người dùng phải tạo ra công suất lớn ở máy phát. Tuy nhiên, phương pháp này không được ưu tiên bởi chi phí đầu tư khá lớn)
- Thực hiện truyền hoặc hội tụ tín hiệu sóng RF đã được phát xạ từ anten.
||Tham khảo các hãng bộ đàm nổi tiếng trên thế giới được sử dụng rộng rãi: máy bộ đàm kenwood, máy bộ đàm motorola, máy bộ đàm HYT,...
Mách bạn cách lựa chọn anten cho bộ đàm chuẩn nhất
Bộ đàm là một thiết bị liên lạc sóng vô tuyến được trang bị 2 đầu thu phát rất chuyên dụng hiện nay. Bộ phận anten bộ đàm có tác dụng gửi và nhận tín hiệu vô tuyến hiệu quả. Và thông thường, khi mua sản phẩm này bạn sẽ được cung cấp đầy đủ bộ linh kiện đi kèm bao gồm anten. Trong trường hợp bạn muốn mua riêng hoặc thay thế anten bộ đàm thì hãy lưu ý cách lựa chọn như sau:
1. Xác định tần số anten bộ đàm
Đây là một công việc quan trọng khi lựa chọn anten bộ đàm. Bởi, bộ đàm chỉ hoạt động tốt khi nó có anten tương đối gần với bước sóng. Mỗi tần số sẽ tạo ra bước sóng vô tuyến, cụ thể là tần số thấp hơn sẽ tạo ra bước sóng lớn hơn.
Xác định tần số anten bộ đàm
Ví dụ, anten có bước sóng 2.14m (7 feet) và tần số vô tuyến 150.000MHz có khả năng mang đến chất lượng thu và phát ổn định hơn cho 1 loạt bước sóng từ 1.5 - 3m.
=> Xem thêm: Sóng uhf là gì? Vhf là gì?
2. Xác định chiều dài anten bộ đàm
Việc ước lượng kích thước phân đoạn bước sóng để lựa chọn độ dài ngắn của bộ đàm được thực hiện ngay sau bước xác định tần số. Một ví dụ đơn giản, với kích thước trung bình của sóng Radio UHF sẽ là khoảng 70cm chiều cao thì lựa chọn một anten có độ dài 7, 15, 30 cm là đủ để đảm bảo bộ đàm hoạt động tốt.
Trên thực tế, anten có thể xoắn quanh một trục nên khó thấy được kích thước thật của nó. Do đó, hiện nay người ta thường ưa chuộng sử dụng loại anten ngắn khoảng vài inch cho bộ đàm bởi tính thuận tiện và khả năng cầm nắm thoải mái, không vướng víu cho quá trình di chuyển làm việc.
Xác định chiều dài anten bộ đàm
Hiện nay, giữa anten tiêu chuẩn và anten ngắn chỉ khác nhau ở kiểu dáng và tính tiện lợi trong khi sử dụng còn hiệu suất thì tương tự nhau. Ngoài ra, để nâng cao hiệu suất bộ đàm thì người ta hay lựa chọn loại anten cắt chuyên nghiệp. Tức là người dùng cần kiểm tra tần số bộ đàm đang sử dụng rồi tự ước lượng điều chỉnh kích thước của anten theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp.
=> Tham khảo thêm: Push to talk là gì trên máy bộ đàm? Chức năng, lợi ích
Trên đây là những thông tin khái lược về anten là gì cũng như những vấn đề xung quanh nó. Hiện nay Điện máy Yên Phát không chỉ cung ứng máy bộ đàm mà còn có cả anten bộ đàm và nhiều phụ kiện khác như pin, tai nghe, kẹp lưng,... Để được tư vấn chi tiết, quý vị vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0985 626 307 để được hỗ trợ nhé!
> > Có thể bạn quan tâm: Bộ Đàm Xiaomi Được Ưa Chuộng Nhất
Hỏi Đáp