Tháp giải nhiệt hở là gì? Cấu tạo, Ưu điểm, Ứng dụng

CEO Robert Chinh 2025-04-05 14:17:42 74

Setup đơn giản, chi phí đầu tư thấp,... là lý do hàng đầu khiến tháp giải nhiệt hở ngày càng phổ rộng. Phân loại này trải rộng từ vài RT đến cả nghìn tấn lạnh, tương thích cho nhiều ngành nghề..

1. Khái lược chung về tháp giải nhiệt hở 

Tháp giải nhiệt hở là loại mà nước quá nhiệt được tiếp xúc thẳng với không khí để tản nhiệt làm mát.

tháp giải nhiệt hở 

Dòng tháp này ứng dụng sự tương tác trực tiếp với không khí để hạ nhiệt độ nước. Nó hoạt động như 1 bộ trao đổi nhiệt, truyền nhiệt 1 phần thông qua trao đổi giữa không khí và nước. 

Quy trình làm mát đạt được thông qua sự bay hơi của 1 phần nhỏ nước. Cho phép hệ thống đạt được nhiệt độ thấp hơn điều kiện môi trường xung quanh.

2. Cấu tạo của tháp giải nhiệt hở

Thực tế, tháp giải nhiệt kiểu hở rất phổ biến. Cấu tạo gồm 1 số chi tiết cơ bản như:

động cơ

  • Khung vỏ: Định hình tháp, tạo sự chắc chắn, hạn chế nước bắn ra ngoài. Khung vỏ được thiết kế rời, kết nối từ nhiều mảnh.
  • Động cơ: Chuyển hóa điện năng để làm quay quạt.
  • Quạt: Tạo luồng gió mạnh để làm bay hơi, tản nhiệt nước.
  • Tấm tản nhiệt: Kết cấu dạng tấm gợn sóng. Kết hợp nhiều tấm tạo thành khối đệm. Nước nóng được phân tán để tăng khoảng tiếp xúc với khí lạnh.
  • Đầu phun: Nước được phun dạng tia thông qua đầu phun lên khối đệm.
  • Đường ống: Gồm ống dẫn nước in - out tháp, hệ thống ống chia nước,...
  • Bể chứa: Nước mát sau hạ nhiệt sẽ rơi xuống bể để cung ứng cho các thiết bị cần.

bể chứa nước

3. Nguyên lý hoạt động của tháp tản nhiệt hở

Với tháp giải nhiệt hở, nước quá nhiệt cần làm mát sẽ được máy bơm đưa lên phía trên tháp. Nước được phân tán trên khối đệm tản nhiệt thông qua các vòi phun dạng tia.

Nước nóng tạo thành 1 lớp màng mỏng, đồng đều trên tấm tản nhiệt. Thiết kế này làm tăng đáng kể diện tích tiếp xúc, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt.

Quạt quay, thổi hoặc kéo không khí bên ngoài vào tháp, đi qua lớp đệm.

Nguyên lý hoạt động của tháp tản nhiệt hở

Luồng khí lạnh này làm mát nước thông qua cơ chế truyền nhiệt từ nước ấm sang không khí lạnh hơn, bốc hơi. 

Hơi nóng ẩm sau đó được đẩy ra khỏi đỉnh tháp làm mát. Trong khi đó, nước được làm mát rơi xuống bể chứa bên dưới để tái sử dụng. 

4. Những ưu điểm vượt trội của tháp tản nhiệt hở

4.1 Tận dụng khí tự nhiên, hiệu suất làm mát vượt trội

Mục đích của tháp làm mát hở này là tận dụng không khí tự nhiên để hạt nhiệt. Đúng định hướng, dòng tháp này làm mát vô cùng hiệu quả. Chi phí vận hành vì thế mà không cao.

tháp tản nhiệt hở

Những khu vực nhiều gió, tản nhiệt nhanh, làm hạ thấp mức nhiệt nước so với điều kiện môi trường. Đảm bảo cấp đủ để làm mát nhiều hệ thống máy móc.

4.2 Kết cấu đơn giản, setup, bảo dưỡng dễ dàng 

Tất cả các mã tháp dạng hở đều được thiết kế dạng ghép nối các chi tiết từ thân vỏ, tấm tản nhiệt, hệ thống ống dẫn,...

Kết cấu hở còn gia tăng sự thuận tiện cho quy trình vệ sinh, bảo dưỡng. Người dùng có thể giám sát tình trạng tháp, để có những quyết định bảo dưỡng phù hợp.

lắp ráp tháp tản nhiệt hở

4.3 Giá thành rẻ, chi phí đầu tư tháp hợp lý

So sới dòng tháp giải nhiệt kín, tháp tản nhiệt hở có giá bán rẻ hơn nhiều. 

Sự đơn giản về kết cấu, lắp đặt, bảo dưỡng,... cũng là nhân tố tác động đến giá bán của những dòng tháp này.

Độ bền bỉ cao, ít phát sinh sự cố, tiết kiệm được chi phí sửa chữa, bảo trì.

4.4 Đa dạng model, đa dụng công việc

Phân khúc tháp giải nhiệt hở rất đa dạng. Dải công suất rộng, thấp nhất là các model 5RT, cao nhất lên đến vài nghìn RT.

các mẫu tháp giải nhiệt hở

Những mã tháp lớn thường có sự kết hợp của nhiều cell để tối ưu công suất cho những công việc quy mô khủng.

Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều ngành từ hệ thống điều hòa HVAC, giải nhiệt trong luyện kim, chế biến thực phẩm, phát điện,...

5. Ứng dụng thực tiễn của tháp giải nhiệt hở

Cụ thể, tháp hạ nhiệt nước vòng hở được ứng dụng trong 1 số lĩnh vực phổ biến như:

ứng dụng của tháp giải nhiệt hở

  • Hệ thống điều hòa, thông gió: Tháp giải nhiệt hở là 1 phần trong hệ thống HVAC của các tòa nhà, bệnh viện, TTTM, trường học,... 
  • Chế biến thực phẩm: Tháp góp mặt trong hệ thống làm lạnh của các kho lạnh, chế biến thủy hải sản, bảo quản đồ đông,... 
  • Nhà máy điện: Hỗ trợ làm mát cho các tổ máy phát điện, tua bin,...
  • Công nghiệp nhựa: Ứng dụng làm mát cho khâu ép nhựa, đúc khuôn, sản xuất bao bì,...
  • Hóa chất: Cấp nước để làm mát cho các lò phản ứng, làm mát quy trình sản xuất phân bón hóa học,...
  • Ứng dụng trong quy trình sản xuất nước giải khát, rượu bia, xử lý nước thải, luyện kim,...

6. So sánh sự khác nhau giữa tháp giải nhiệt hở và tháp giải nhiệt kín

Đã có dòng tháp giải nhiệt hở thì sẽ có dòng tháp giải nhiệt kín. Vậy 2 dòng này khác biệt như nào? 

so sánh tháp giải nhiệt hở và tháp giải nhiệt kín

Đặc điểm

Tháp giải nhiệt hở

Tháp giải nhiệt kín

Định nghĩa

Là dòng tháp tản nhiệt cho phép nước quá nhiệt tiếp xúc thẳng với không khí. 

Là dòng tháp hạ nhiệt không có sự trao đổi nhiệt trực tiếp giữa nước nóng và không khí. Nhằm ngăn chặn các chất gây ô nhiễm thâm nhập vào tháp. 

Cơ chế làm mát nước

Máy bơm bơm nước nóng cần làm mát theo đường ống lên đỉnh tháp.


Nước nóng phun thẳng xuống khối đệm ở dạng tia.


Nước tạo màng mỏng khắp tấm tản nhiệt, tăng hiệu suất tản nhiệt. 


Gió theo quạt sẽ thổi len lỏi vào khối đệm, làm bốc hơi hơi nóng ẩm.


Hơi nóng bị cuốn ra ngoài, nước lạnh rơi xuống bể chứa. 

Nhóm tháp tản nhiệt kín làm việc gần tương tự dòng tháp hở.


Cụ thể, tháp có 2 mạch chất lỏng, 1 mạch ngoài, tưới nước qua cuộn dây, trộn với không khí bên ngoài.


1 mạch bên trong lưu thông dòng nước nóng. 


Khi chạy, nước nóng trong cuộn dây truyền nhiệt lượng sang nước phun, nước bốc hơi ra khí quyển. 

Ưu điểm

  • Tận dụng khí tự nhiên, hạ nhiệt nước hiệu quả.
  • Giá tháp thấp, chi phí đầu tư không cao.
  • Đa dạng model, ứng dụng cho nhiều ngành nghề.
  • Thích hợp với các nguồn nước chất lượng thấp.
  • Hệ thống khép kín. Ngăn chặn các tạp chất xâm nhập nên an toàn cho tháp, chất lượng nước cao.
  • Dễ vận hành, mức độ tự động hoá cao.
  • Setup tháp giải nhiệt mạch kín đơn giản.
  • Chi phí chạy tháp, bảo dưỡng tháp giải nhiệt kín thấp.

Nhược điểm

  • Cần check, vệ sinh thường xuyên hơn dòng tháp giải nhiệt mạch kín. 
  • Không phù hợp cho những nơi yêu cầu chất lượng nước cao.
  • Chi phí đầu tư cao hơn tháp giải nhiệt hở. 
  • Tốn điện và nước so với các dòng tháp làm mát cùng công suất.

Yêu cầu bảo trì

Bảo trì định kỳ

Ít yêu cầu bảo trì

Nguy cơ cáu cặn, rong rêu

Dễ hình thành

Rất thấp

Tháp giải nhiệt hở rất đa dạng, với nhiều thương hiệu hàng đầu như: Tháp làm mát công nghiệp Liang Chi, Kumisai,  Alpha, Tashin,... Tùy nhu cầu, khách nên nghiên cứu kỹ lưỡng để chốt đơn sản phẩm thích hợp.

Nguồn: Yenphat.vn

Hỏi Đáp

Tháp Giải Nhiệt Kín: Khái niệm, Ưu điểm, Phân loại chi tiết

Tháp giải nhiệt vuông: Cấu tạo, Lợi ích, Nguyên lý làm việc

Tháp giải nhiệt vuông: Cấu tạo, Lợi ích, Nguyên lý làm việc

Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước

Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước