Tại sao không nên dùng tháp giải nhiệt khô trong điều hòa không khí

Bùi Liễu 2023-01-03 23:19:48

Những thông tin phân tích và so sánh giữa tháp giải nhiệt thông thường và tháp giải nhiệt khô dưới đây sẽ giúp người dùng hiểu và nắm rõ được vấn đề.

Tìm hiểu chung về tháp giải nhiệt khô và thông thường

Tháp giải nhiệt thông thường: Dạng tháp có nước phun từ trên xuống, quạt gió từ dưới chân tháp hướng lên để làm mát nước giải nhiệt chảy ra từ bình ngưng, nhờ bay hơi một lượng nước đáng kể vào không khí. Nhiệt độ nước giải nhiệt ra cao hơn nước nhiệt độ ướt ngoài trời 3 - 5°C. Các loại tháp giải nhiệt thông thường hiện nay như: tháp giải nhiệt Liangchi, tháp giải nhiệt Tashin, tháp giải nhiệt gỗ TSM…

Tháp giải nhiệt khô: Loại tháp giải nhiệt này chỉ được sử dụng trong làm mát cho động cơ, máy phát điện trong nhà máy điện, lò phản ứng trong công nghiệp hóa chất…. Nhiệt độ nước ra tháp giải nhiệt khô cao hơn tháp giải nhiệt thông thường khoảng 13°C. Loại này không được sử dụng để làm mát cho máy làm lạnh nước giải nhiệt nước (chiller) vì chiller rất nhạy cảm với nhiệt độ.

Tháp giải nhiệt gỗ TSM

Chế độ vận hành

Tháp giải nhiệt thông thường: Nhiệt độ nước ra khỏi tháp: 37°C. Nhiệt độ ngưng tụ khoảng 42°C.

Tháp giải nhiệt khô: Nhiệt độ nước ra khỏi tháp: 45°C. Nhiệt độ ngưng tụ: 55°C.

Như vậy nhiệt độ chênh lệch giữa hai loại tháp là 13°C.

So sánh tiêu thụ năng lượng

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới trong Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Tháp giải nhiệt khô tiêu tốn mức năng lượng nhiều hơn tháp giải nhiệt nước thông thường 58%. Giả sử hệ thống vận hành đầy tải, mỗi ngày hoạt động 10h thì điện năng tiêu thụ sẽ tăng thêm 11.300 kW/h, thải 11,3 tấn CO2 vào không khí mỗi ngày.

Tháp giải nhiệt khô tiêu tốn nhiều điện năng hơn tháp giải nhiệt thông thường

So sánh năng suất lạnh và số chiller yêu cầu

Tháp giải nhiệt thông thường: Năng suất làm lạnh mỗi chiller là 1219kW.

Tháp giải nhiệt khô: Năng suất giảm 15%, còn khoảng 1060kW.

Số chiller yêu cầu: 8x1060/1219 = 6,96. Từ đó suy ra, tháp giải nhiệt khô cần 8 chiller thì tháp giải nhiệt thông thường chỉ cần 7 chiller. Tiết kiệm được 1 chiller là tiết kiệm được toàn bộ các loại máy và thiết bị đi kèm như: máy bơm nước nóng lạnh, tháp giải nhiệt, phụ tùng tháp giải nhiệt, đường ống, các thiết bị tự động….

So sánh các chỉ tiêu khác

Với tháp giải nhiệt khô, nhiệt độ ngưng tụ tăng 13°C, áp suất ngưng tụ tăng khoảng 40%. Điều này dẫn đến nguy cơ rò rỉ môi chất, tuổi thọ sản phẩm giảm, hiệu suất giảm, thậm chí còn có khả năng nổ thiết bị.

Tháp giải nhiệt thường có những nhược điểm như: bình ngưng bị đóng cặn, lắng bùn, ống trao đổi nhiệt bị ăn mòn, han gỉ. Tuy nhiên, những vấn đề này đều có thể được khắc phục dễ dàng.

Tháp giải nhiệt thường được ứng dụng nhiều hơn cả

Từ những so sánh trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tháp giải nhiệt khô không thể ứng dụng được vào hệ thống điều hòa không khí. Sử dụng hệ thống tháp giải nhiệt thường phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng hơn. 

Hỏi Đáp

Bật mí cách chọn tháp giải nhiệt chính xác nhất

Bật mí cách chọn tháp giải nhiệt chính xác nhất

Top 4 tháp giải nhiệt mini HOT nhất hiện nay

Top 4 tháp giải nhiệt mini HOT nhất hiện nay

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của Chiller giải nhiệt gió

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của Chiller giải nhiệt gió

Tháp giải nhiệt vuông là gì? cấu tạo, nguyên lý làm việc

Tháp giải nhiệt vuông là gì? cấu tạo, nguyên lý làm việc

Muốn tìm đồ án tháp giải nhiệt tìm ở đâu?

Muốn tìm đồ án tháp giải nhiệt tìm ở đâu?

Hệ thống Chiller giải nhiệt nước là gì? Tác dụng của nó

Hệ thống Chiller giải nhiệt nước là gì? Tác dụng của nó

Các thông số tháp giải nhiệt nào bạn cần quan tâm trước khi mua?

Các thông số tháp giải nhiệt nào bạn cần quan tâm trước khi mua?

Tháp giải nhiệt gió là gì? Tháp giải nhiệt gió có tốt không?

Tháp giải nhiệt gió là gì? Tháp giải nhiệt gió có tốt không?

Bạn đã biết gì về tháp giải nhiệt Carrier?

Bạn đã biết gì về tháp giải nhiệt Carrier?