Quy tắc an toàn vận hành bình chứa khí nén bạn cần biết

CEO Robert Chinh 2025-06-02 17:17:12 765

Quy tắc an toàn vận hành bình chứa khí nén chính là những yêu cầu cơ bản khi sử dụng thiết bị, nhằm ngăn chặn mọi rủi ro. Trong bài viết dưới đây, chủ đề này sẽ được phân tích 1 cách toàn diện ở cả 3 giai đoạn: chuẩn bị, vận hành và sau vận hành.

1. Định nghĩa bình chứa khí nén là gì?

Bình chứa khí nén là thiết bị được dùng để lưu trữ, bảo quản hơi cao áp (sản phẩm của quá trình nén khí).

Thiết bị có cấu tạo khá đơn giản, gồm phần vỏ thép chịu áp, đấu mối liên kết với van 1 chiều và van xả nước ở phần đáy. 1 số phiên bản có thể trang bị thêm cả đồng hồ đo áp.

bình chứa khí nén

Dung tích bình dao động từ vài chục lít đến vài nghìn lít. Có thể vận hành như 1 thiết bị độc lập (trong hệ thống lớn) hoặc là 1 linh kiện trong kết cấu máy nén khí.

Về tư thế lắp đặt, thiết bị được setup ở 2 dạng: nằm ngang (thường có dung tích  từ 500l trở xuống) và nằm dọc (dung tích hàng nghìn lít).

Bình tích áp đảm đương 4 vai trò chính là: bảo quản khí nén, duy trì áp suất khí, xử lý tạp chất, giảm tải cho hoạt động của máy nén không khí.

2. Các nguy cơ tiềm ẩn khi vận hành bình chứa khí nén

Vì bình lưu trữ khí nén cao áp nên luôn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ. Cụ thể, dưới đây là 4 rủi ro có thể xảy ra khi vận hành bình chứa khí nén:

  • Nổ bình do áp suất vượt mức cho phép

Nổ bình chứa khí nén

Khi áp suất trong bình quá cao, khí nén có xu hướng giải phóng ra bên ngoài để đạt đến trạng thái cân bằng.

 Vậy nên, vỏ bình chịu áp lực cực lớn, dễ bị bục nổ.

  • Rò rỉ khí gây ngạt hoặc cháy nổ

Nếu bình bị thủng hoặc hở van, hở mối nối, khí nén sẽ rò rỉ ra ngoài. Trong trường hợp khí rò rỉ chứa oxy, khi tiếp xúc nhiệt, nguy cơ cháy nổ sẽ rất cao.

Nếu bình chứa khí CO, CO2, NO2, NO,... khi rò rỉ với số lượng lớn có thể gây ngạt (thiếu oxy).

  • Bình bị ăn mòn, xuống cấp gây nguy hiểm

bình chứa khí nén bị thủng

Bình làm bằng chất liệu không đảm bảo (chứa nhiều sắt, ít niken/crom) sẽ dễ oxy hóa và ăn mòn. Khi thiết bị này bị xuống cấp, mục ruỗng sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

  • Sự cố do vận hành sai cách hoặc thiếu bảo trì

Nếu lắp ráp/sử dụng sai cách hoặc không coi trọng khâu vệ sinh/bảo trì, tình trạng rò khí, sụt áp, nhiễm bẩn cũng dễ xảy ra.

3. Quy tắc an toàn trước khi vận hành bình khí nén

Dưới đây là 5 điều cần làm trước khi sử dụng bình để ngăn chặn tốt mọi rủi ro, bảo đảm yêu cầu an toàn khi vận hành:

cần đặt bình chứa khí nén nơi thông thoáng

  • Check tổng thể bình chứa và các phụ kiện (van, đồng hồ, rơ le áp suất). Nếu có gì bất ổn hãy giải quyết ngay, không sử dụng nếu bình chưa khắc phục triệt để mọi sự cố.
  • Bố trí bình trong 1 không gian an toàn: rộng, phẳng phiu, thoáng mát, sạch sẽ, không gần nguồn nhiệt lớn.
  • Đảm bảo van xả đáy hoạt động tốt để bình có thể tự động loại bỏ nước ra khỏi khí nén. 
  • Đảm bảo áp suất được duy trì trong giới hạn cho phép (có thể dùng thêm áp kế để đối chiếu với thông số thực tế).
  • Kiểm tra kỹ nguồn điện kết nối và hệ thống cấp khí đầu vào. Tiêu chí cốt lõi là: khỏe, ổn định, phù hợp với thiết bị hiện có.
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân (PPE): kính mắt, găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ, mũ,... để giảm thiểu tác động gây hại (nếu có).

kiểm tra van xả đáy hoạt động tốt

4. Quy tắc an toàn trong quá trình vận hành bình chứa khí nén

Để thiết bị hoạt động tốt và không phát sinh các vấn đề bất cập, khi vận hành bình tích áp, cần tuân thủ những quy tắc sau:

kiểm tra bình chứa khí nén thường xuyên

  • Không để áp suất vượt quá mức tối đa (đã được ghi rõ trong tài liệu chỉ dẫn và bảng thông số). Không vận hành bình tích áp với tần suất quá dày.
  • Không đứng gần, tiếp xúc tay hoặc tác động mạnh vào bình khi thiết bị đang hoạt động.
  • Không vệ sinh, bảo trì, di chuyển khi bình đang vận hành.
  • Ngưng sử dụng ngay nếu phát hiện rò rỉ, tiếng động lạ hoặc rung giật bất thường.
  • Theo sát hoạt động của bình bằng cách cập nhật thông số áp (trên đồng hồ), thường xuyên update các tín hiệu cảnh báo.
  • Không tự ý thay đổi vị trí hoặc điều chỉnh rơ le, van an toàn nếu không có chuyên môn.

5. Quy tắc an toàn sau khi vận hành bình chứa khí nén

Sau khi sử dụng bình, hãy làm tốt 4 việc sau để ngăn chặn mọi tình huống nguy hiểm:

tắt nguồn điện trước khi kiểm tra bình chứa khí nén

  • Tắt nguồn điện trước khi tiến hành xả áp, làm sạch, kiểm tra máy.
  • Xả hết khí trong bình để tránh tích tụ áp suất, chú ý thao tác nhẹ tay, mở van từ từ, không nóng vội.
  • Vệ sinh bình kỹ càng bằng vật liệu/hóa chất thân thiện. Sau đó, ghi lại thông tin vận hành (thời gian sử dụng, lượng khí tích trữ, áp suất khí,...)
  • Đưa bình đến nơi bảo quản (khô ráo, nền nhiệt thấp, ít bụi,...)

6. Một số lưu ý quan trọng khác khi dùng bình khí nén

Ngoài 3 nhóm quy tắc nói trên, hãy áp dụng ngay những giải pháp sau để gia tăng độ an toàn khi sử dụng bình tích áp:

lưu ý khi dùng bình khí nén

  • Treo bảng cảnh báo “Nguy hiểm” tại khu vực đặt bình để những người xung quanh chủ động tránh xa thiết bị. Không thực hiện các hành vi gây hại (mở van, di dời, đập phá bình,...).
  • Chú trọng việc đào tạo nhân sự để chuẩn hóa quy trình vận hành, ngăn chặn triệt để những mối nguy cơ.
  • Tuyệt đối không thay đổi vị trí đặt bình nếu chưa được khảo sát an toàn. Không tự ý thay đổi kết cấu thiết bị theo ý tưởng riêng.
  • Lưu giữ hồ sơ vận hành bình để lên lịch chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ. Kiểm tra nguồn gốc và kiểm định chất lượng bình trước khi đưa vào sử dụng.

Điện máy Yên Phát vừa bật mí những quy tắc an toàn vận hành bình chứa khí nén cho người mới sử dụng lần đầu. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể inbox trực tiếp hoặc liên hệ qua hotline của hệ thống.

Hỏi Đáp

Cách lắp đặt máy nén khí: Nhanh, Chính xác cho người mới

Cách lắp đặt máy nén khí: Nhanh, Chính xác cho người mới

Chia sẻ phương pháp thiết kế mạch khí nén

Chia sẻ phương pháp thiết kế mạch khí nén

Máy nén khí mini 5L: Nhỏ gọn, Tiện lợi, Bán chạy nhất

Máy nén khí mini 5L: Nhỏ gọn, Tiện lợi, Bán chạy nhất